LUẬT - THUẾ

Những miễn trừ theo Luật Khánh Tận California cần biết

Luật Sư tại California và Washington. Luật Sư LyLy Nguyễn chuyên về Luật Khánh Tận Chương 7,3 cho cá nhân và cơ sở thương mại, xóa hết các loại nợ, tranh tụng trước Tòa Khánh Tận và khai phá sản hủy bỏ nợ thuế. Về Hoạch Định Tài Sản, Luật Sư LyLy chuyên thảo Di Chúc và Tín Mục (trust), ủy quyền điều hành tất cả tài sản, dặn dò săn sóc y tế khi bất lực và hoạch định kế nghiệp. Về Luật Thuế, Luật Sư LyLy đại diện cho thân chủ trường hợp bị kiểm thuế, xin ngưng tịch thâu tài sản vì thiếu thuế, đại diện biện hộ trước Tòa Án Thuế và điều đình xin giảm nợ thuế. Về Luật Thương Mại, Luật Sư LyLy giúp thành lập công ty và tổ hợp hùn hạp. Ngoài ra, Luật Sư LyLy còn rất giàu kinh nghiệm về thuế lợi tức cá nhân, thuế trả nhân công, thuế mua bán và thuế tài sản ở hai cấp liên bang và tiểu bang. Nếu cần, tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 17151 Newhope Street, Suite 113, Fountain Valley, California 92708. Ðiện thoại: (714)-531-7080. Email: lylylawyer@yahoo.com; website:www.lylylaw.com

LyLy NgLuyễn, ESQ, JD, LLMuật 

Luật Khánh Tận California đặc biệt khoan dung cấp cho những người khai phá sản tại tiểu bang này được nhiều khoản tài sản miễn trừ rất hậu hĩnh. (Hình minh họa: Mario Tama/Getty Images)

Luật khánh tận California đặc biệt khoan dung cấp cho những người khai phá sản tại tiểu bang này được nhiều khoản tài sản miễn trừ rất hậu hĩnh, kể cả những người có bất động sản hay không có gì hết.

Tài sản miễn trừ (exempt properties) là những vật sở hữu của người khai được tòa khánh tận bảo vệ cho họ.

Như đã trình bày trước đây, ngay khi một người nộp đơn xin phá sản, thì tòa án sẽ chỉ định một tín viên (bankruptcy trustee) đứng ra tiếp thu các tài sản của người ấy, rồi bán đi để thanh toán đồng đều cho các chủ nợ trước khi tòa cho xóa nợ hoàn toàn.

Do đó, tín viên không có quyền thâu tóm hay đem bán những tài sản được tòa cho miễn trừ, và người khai vẫn tiếp tục có quyền chiếm hữu và được giữ lại sau khi vụ phá sản kết thúc.

Tùy từng vụ án, việc áp dụng miễn trừ khác nhau rất xa nhưng vẫn theo một nguyên tắc chung. Những người muốn khai khánh tận có tài sản nhiều hơn mức miễn trừ liệt kê dưới đây cũng đừng vội nản lòng, vì một điều đơn giản là khai theo Chương 7 không có lợi thì sẽ khai theo Chương 13.

Luật Khánh Tận California ấn định cho người có bất động sản khai phá sản theo Chương 7, nếu độc thân và không có con cái ở chung sẽ được hưởng mức miễn trừ gia cư (homestead exemption) là $50,000.

Những người kết hôn hay những người có trẻ con vị thành niên ở chung, được miễn trừ $75,000. Những người bị tàn phế không có khả năng đi làm được hưởng miễn trừ $150,000.

Tuy nhiên, chủ nhà muốn khai miễn trừ phải có điều kiện hiện tại đang cư ngụ tại ngôi nhà đó như gia cư chính, những người có nhà mà không ở thì không được hưởng miễn trừ này. Thêm vào đó những người đã xin hưởng miễn trừ gia cư nêu trên sẽ không được quyền xin đặc miễn (wild card exemption) đề cập tiếp đây.

Những người khai phá sản tại California nhưng không là chủ nhà, có quyền xin hưởng theo hệ thống đặc miễn thay thế (alternative exemptions system) là $31,950. Đặc miễn này được áp dụng trên bất cứ vật sở hữu nào của người khai, kể cả tiền mặt hay tiền gửi trong các trương mục ngân hàng hay bất cứ tài sản có giá trị nào khác.

Ngoài hai mục chính yếu là miễn trừ gia cư và đặc miễn kể trên, còn có vài khoản miễn trừ riêng rẽ được áp dụng song hành với hai loại trên dành cho một vài loại tài sản khác được tòa án liệt kê gồm có xe cộ, đồ trang bị nội thất (furniture), y phục, các khoản phúc lợi do chính phủ ban cấp, nữ trang, dụng cụ tiêu khiển (hobby equipment), dụng cụ hành nghề, lãi do tiền gửi ngân hàng, một vài loại quỹ hưu trí hay y tế và nhiều khoản khác có thể hỏi luật sư cung cấp thêm chi tiết.

Một người khi cảm thấy mắc nợ quá nhiều mà không có sức nào trả nổi, thì nên hỏi luật sư chuyên môn về luật khánh tận để tìm biện pháp giải thoát.

Luật sư có khả năng giúp thân chủ duyệt lại tình trạng tài chánh hiện hữu, bao gồm tài sản và nợ nần cùng lợi tức và chi tiêu. Căn cứ vào nhận định tình trạng hiện tại của các khoản đó, luật sư sẽ đề nghị có nên khai phá sản hay không, nếu có thì khai theo chương nào cho thích hợp với nguyện vọng của thân chủ.

Trước hết, kiểm điểm về ngân sách thu chi của người khai, công thức để ước tính thu chi trong việc khai phá sản được tính một cách giản dị là lấy tổng số tiền thu được từ các nguồn lợi tức (như lương bổng cùng các khoản tiền khác có được), trừ đi tổng số tiền bắt buộc phải xài mỗi tháng cho mọi nhu cầu cần thiết để sinh sống.

Rất nhiều người lâm vào cảnh tháng nào vừa tháng nấy, có nghĩa là mỗi cuối tháng đều sạch nhẵn tiền hoặc còn rất ít không đủ để dành, nhiều khi còn phải xài lấn sang tháng tới, dần dần thiếu hụt trầm trọng không trả được nợ đúng hạn, đưa đến tình trạng bị lãi và tiền phạt chồng chất, chưa kể đến phiền nhiễu bị chủ nợ kêu réo.

Trường hợp này, khai phá sản theo chương 7 là thích hợp nhất để giải quyết những món nợ không thế chấp. Những người có tình trạng khá hơn, ngân sách tuy không bị thiếu hụt nhưng chỉ vừa đủ hoặc cuối tháng chỉ còn lại chút ít tiền vặt, nếu muốn giải nợ để làm lại tất cả thì nên khai phá sản theo Chương 13.

Dù rằng quá trình diễn tiến theo Chương 13 có phần lâu hơn, nhưng thường chỉ phải trả một số tiền tượng trưng nhỏ cho chủ nợ, rồi cuối cùng cũng sẽ xóa hết phần còn lại nên mục tiêu giải nợ của hai chương đều giống nhau.

Về chi phí hàng tháng của người khai, tòa án liệt kê những khoản cần thiết để sinh sống với giới hạn “hợp lý,” cho nên những khoản khai quá mức có thể bị tín viên từ chối hoặc đòi hỏi thêm tài liệu chứng minh.

Sau khi duyệt xét tiền thu trừ đi tiền chi cần thiết, thì còn lại khoản “lợi tức thanh toán được” (disposable income). Đây là số tiền còn lại sau khi chi cho những nhu cầu không thể nào thiếu được như tiền nhà, tiền điện nước, tiền mua thực phẩm và những khoản khác bắt buộc phải có.

Phần đông những người khai phá sản đều không còn “lợi tức thanh toán được,” nhưng những ai có khả năng trả tối thiểu các món nợ theo Chương 13 có thể đạt lợi điểm tối đa của luật khánh tận. Thí dụ, xin tái lượng định giảm các nợ thế chấp (re-valuation of secured assets) có kết quả xóa nhiều nợ hơn là theo Chương 7.

Như đã đề cập ở trên, nếu khai theo Chương 7 chỉ xóa được “nợ không thế chấp,” nhưng không giải tỏa được “nợ thế chấp” (secured debts). Đây là loại nợ dùng một món đồ bảo đảm cho số tiền nợ, vì nếu không trả nợ thì chủ nợ có quyền xiết đi hoặc phát mãi lấy tiền trả vào số nợ. Phần lớn các “nợ thế chấp” đều do người vay tình nguyện ký giấy làm tin lúc mua. Thí dụ như vay tiền mua nhà hay mua xe cộ.

Ngoài ra, còn có nợ thế chấp khác do chủ nợ hoặc tòa án chế tài bằng hình thức “nợ buộc,” điển hình là nợ thuế hoặc nợ do kết quả thua kiện phải bồi thường thiệt hại cho người khác.

Giải quyết nợ thế chấp khi khai phá sản thường có tính cách áp dụng “kỹ thuật” trong luật, trên nguyên tắc khi hoàn lại vật thế chấp cho chủ nợ, thì món nợ trở thành “không thế chấp.”Do đó, món nợ sẽ được xóa giống như những nợ không thế chấp khác. Khi xin phá sản, người khai có nhiều biện pháp chọn lựa đối với “nợ thế chấp” như:
– Hoàn lại vật thế chấp cho chủ nợ rồi xóa hẳn món nợ đó.
– Dụng ý giải nợ buộc sau khi cho lấy đi vật thế chấp, thì không còn nợ buộc nữa.
– Xin phát mãi vật thế chấp theo thời giá nếu vật thế chấp có giá trị nhiều hơn món nợ.
– Tái xác nhận nợ trên vật thế chấp đó và gạt nợ này ra khỏi đơn khai phá sản.
– Giữ lại vật thế chấp và tiếp tục trả nợ như không hề khai phá sản.
– Khai vật thế chấp theo Chương 13 để được dàn xếp trả tượng trưng trong thời gian hiệu lực.

Mỗi chọn lựa trên đều có ảnh hưởng lợi hay hại tùy theo hoàn cảnh từng vụ. Không có chọn lựa nào có tác dụng thật tốt hay thật xấu, do đó trước khi quyết định giải pháp giải quyết nợ thế chấp, bao giờ cũng nên bàn thảo với luật sư chuyên môn để phân tích rõ mọi khía cạnh rồi tìm lối giải quyết thích hợp.

Tuần tới, chúng tôi sẽ tiếp tục giải thích thêm các nguyên tắc của luật khánh tận California về các loại tài sản khác, cùng những điều cần biết về những món nợ có ưu tiên (priority debt) và những nợ không giải tỏa được (non-dischareable debt).

Cũng như thường lệ, người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quý độc giả một vài kiến thức tổng quát về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó, nếu có vấn đề liên quan đến luật, quý độc giả vẫn cần thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quý vị.

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Little Saigon

Chùa Phổ Đà kính mừng Đức Phật Đản Sanh

Đông đảo chư tôn đức tăng ni và đồng hương Phật tử đến dự Đại…

29 mins ago
  • Cựu Chiến Binh

Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH ngày 12 Tháng Năm

Danh sách mạnh thường quân và thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã được…

29 mins ago
  • Hoa Kỳ

Quán truyền hình thể thao nữ giới thành công, chủ gốc Việt tính mở thêm

Chỉ hai năm sau khi khai trương, Sports Bra vừa công bố kế hoạch mở…

38 mins ago
  • Little Saigon

Học Khu Garden Grove nhận được gần $12 triệu tài trợ các trường học cộng đồng

Học Khu Garden Grove vừa được tiểu bang California cấp ngân quỹ gần $12 triệu…

39 mins ago
  • 0_New_Article

Cướp tiệm trang sức Harry Winston ở Paris

Cảnh sát Pháp đang truy lùng những kẻ cướp có võ trang hôm Thứ Bảy,…

1 hour ago
  • Hoa Kỳ

Boeing giữ lại CEO Dave Calhoun trong bối cảnh khó khăn trăm bề

Dave Calhoun, được bầu để ở lại hội đồng quản trị của nhà sản xuất…

1 hour ago

This website uses cookies.