Đời Sống

Thế hệ trẻ khó làm chủ một căn nhà vì phải trả nợ tiền học

(realtor.com) – Thế hệ trẻ (millennials), thường để chỉ những người sinh trong khoảng thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990 hoặc đầu thập niên 2000 (tuổi khoảng từ 18 đến 35), cho rằng những khoản thanh toán tiền nợ hằng tháng làm cho họ cạn túi và phải trì hoãn việc mua căn nhà đầu tiên của họ.

Theo một cuộc nghiên cứu mới đây của Hiệp Hội Địa Ốc Toàn Quốc (NAR) và Tổ Chức Bất Vụ Lợi Trợ Giúp Sinh Viên Mỹ (American Student Assistance), thời gian trì hoãn có thể lên tới bảy năm.

Cuộc nghiên cứu được căn cứ trên một cuộc khảo sát gồm 41 câu hỏi và được hơn 2,200 người trả lời với độ tuổi từ 22 đến 35, là những người hiện đang trả nợ tiền vay để học đại học.

Các hóa đơn tiền vay thời sinh viên có thể lên tới hàng trăm đô la mỗi tháng và có thể làm cho họ khó để dành một khoản trả trước để mua một căn nhà hoặc đủ điều kiện để vay một món thế chấp. Số tiền còn nợ gia tăng tỉ số nợ nần trên lợi tức của người vay, là tỉ số mà các viên chức cho vay xem xét trước khi cho họ vay tiền để mua nhà.

Thế hệ trẻ nói chung nợ khoảng $41,200 tiền học, nhưng chỉ kiếm được trung bình $38,800 một năm, theo cuộc khảo sát. Điều đó giải thích tại sao chỉ có khoảng 20% trong số họ hiện làm chủ một căn nhà. Khoảng 83% những người thuộc thế hệ trẻ, những người không làm chủ một căn nhà, đổ lỗi cho khoản tiền nợ thời sinh viên.

Món nợ đó không phải chỉ gây khó khăn hơn để thế hệ trẻ trở thành một chủ nhà. Nó cũng gây khó khăn hơn cho những người đã làm chủ một căn nhà khi họ muốn bán căn nhà đó để mua một căn nhà khác tốt hơn, bởi vì họ không có đủ tiền mặt phụ trội. Nó thường trì hoãn việc đổi lấy căn nhà đắt tiền hơn khoảng ba năm, theo cuộc nghiên cứu.

Ngoài ra, khoảng hai phần ba những người trẻ (sinh trong khoảng 1990 và 1998) cũng nói rằng gánh nặng nợ nần thời sinh viên làm cho họ khó khăn hơn để dọn nhà hoặc thuê một căn chung cư nếu không có người ở chung phòng để chịu bớt chi phí.

Khoản tiền hàng chục ngàn đô la mà nhiều người thuộc thế hệ trẻ cần vay mượn để kiếm được một bằng đại học đã được cung cấp với một cái giá về tài chánh và tâm lý, theo ông Lawrence Yun, kinh tế gia trưởng của NAR.

Khoảng 63% những người được khảo sát nói họ sẽ để dành thêm tiền hướng tới việc mua một căn nhà nếu như họ không phải trả nợ. Khoảng 15% nói họ sẽ sử dụng tiền để dọn ra khỏi căn nhà của gia đình họ.

Theo ông Yun, tình trạng trong đó chỉ những người mắc nợ tiền học tối thiểu mới đủ sức mua một căn nhà và tiết kiệm cho quỹ nghỉ hưu không phải là một tình trạng lý tưởng, và là một tình trạng làm suy yếu nền kinh tế và góp phần mở rộng sự bất bình đẳng. (N.N.)

Mời độc giả xem phỏng vấn “Cô gái gốc Việt chế cải lương dạy Việt ngữ trên Youtube hơn 2 triệu người xem”(Phần 1)
Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Thơ Độc Giả

Rủ nhau ta lên đồi Thiên An – Thơ Nguyễn Thị Liên Tâm

Nguyễn Thị Liên Tâm  Rủ nhau ta lên đồi Thiên An  (Tặng BD) Chị chị…

24 mins ago
  • Việt Nam

Việt Nam giấu tin về vụ bắt Nguyễn Văn Bình, giới chức Bộ Lao Động

Ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ Pháp Chế, Bộ Lao Động, Thương Binh và…

26 mins ago
  • Hoa Kỳ

Florida mời Trump đi lãnh $54,000 chưa nhận

Số tiền này có thể nằm trong trương mục ngân hàng không còn sử dụng,…

2 hours ago
  • TV: BREAKING NEWS

‘Lò Tổng Trọng’ xuôi Nam, sắp ‘đốt’ Hai Nhựt, Sáu Phong, và Hai Quân

'Lò Tổng Trọng' xuôi Nam, sắp 'đốt' Hai Nhựt, Sáu Phong, và Hai Quân Ủy…

2 hours ago
  • Thế Giới

AstraZeneca thu hồi vaccine COVID-19 khắp thế giới vì nhu cầu giảm

Nhu cầu vaccine Vaxzervria trị COVID-19 của AstraZeneca bắt đầu giảm giữa lúc xuất hiện…

3 hours ago
  • Việt Nam

Ghen tuông, ông Bình Dương tẩm xăng đốt vợ, cả 2 thiệt mạng

Sau khi đánh vợ bất tỉnh, một ông ở thành phố Bến Cát, tỉnh Bình…

3 hours ago

This website uses cookies.