Người Việt Trẻ

Ngày càng có nhiều học sinh ‘tự bắt nạt’ mình qua mạng

BOCA RATON, Florida (NV) – Cô Hannah Smith, một học sinh 14 tuổi, sống ở Lutterworth, Anh, khi bắt đầu nhận được những lời nhắn gửi với nội dung thù hằn trên trang mạng xã hội Ask.fm, thì vài tuần sau đó, cô tự tử chết.

Theo Education Week, do tin rằng con mình là nạn nhân của việc bắt nạt qua mạng (cyberbullying), gia đình cô yêu cầu trang chuyên về hỏi-đáp này phải bị đóng cửa. Tuy nhiên, khi các giới chức Ask.fm khởi sự cuộc điều tra, họ thấy rằng có tới 98% các lời nhắn gửi cho cô Hannah là từ địa chỉ mạng ở nhà cô này.

Hannah đã tự gửi những lời nhắn có nội dung xấu về chính cá nhân mình, một điều được gọi là “tự gây hại bằng kỹ thuật số-digital self-harm.”

Cũng giống như việc tự cắt da thịt mình thường thấy trong một số người ở giới thiếu niên, và cả người lớn, phải đối phó với các vấn đề về tinh thần, “digital self-harm” là một hình thức để họ bày tỏ sự tự ghét chính mình (self-hatred) và cũng có khi là do trầm cảm. Đây là hiện tượng chỉ mới được các giới chức nhà trường lưu ý thời gian gần đây.

Cũng giống như các thành phần trẻ tự cắt mình thường tìm cách giấu các vết thương và vết sẹo dưới lớp áo quần, những người thuộc nhóm “digital self-harm” cũng khó nhận ra.

Do xúc động vì cái chết của cô Hannah Smith, hai nhà nghiên cứu về cyberbullying, gồm Giáo Sư Justin Patchin, tại đại học University of Wisconsin-Eau Claire, và Giáo Sư Sameer Hinduja, tại đại học Florida Atlantic University, tìm hiểu về tình trạng này trong giới trẻ Mỹ và lý do tại sao lại có việc này.

Trong cuộc thăm dò gần 6,000 học sinh trung cấp và trung học, có tên “Tự Gây Hại Bằng Kỹ Thuật Số Trong Giới Thiếu Niên,” họ thấy rằng có 6% học sinh cho biết từng tự cyberbully mình.

Cuộc nghiên cứu của hai giáo sư này được đăng tải trên tạp chí Adolescent Health hồi năm ngoái, cũng thấy rằng có nhiều thành phần nam giới báo cáo là từng tự cyberbullying mình hơn là nữ giới, ở mức độ 7.1% so với 5.1%, một điều làm các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.

Nhà xã hội học Laura Martocci có lời giải thích cho hành động này có thể là một phản ứng tuyệt vọng nhằm có được sự thương hại từ những người khác, để họ chấp nhận cá nhân này.

Nhưng cũng có học sinh giải thích rằng, tự cyberbullying để những người khác thấy rằng họ cũng bị tấn công, do đó nếu họ đối xử xấu với những người khác thì cũng không ai chê trách.

Cũng có một số học sinh cho hay họ có hành động “digitally self-harm” để “cho vui” hoặc để xem phản ứng của bạn bè chung quanh như thế nào. (L.Tâm)

Mỹ tố cáo Trung Quốc đe doạ và up hiếp láng giềng
Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Việt Nam

Tô Lâm lên ghế chủ tịch nước kiêm luôn bộ trưởng Công An?

Phát ngôn của ông Bùi Văn Cường không xác nhận mà cũng không phủ nhận…

35 mins ago
  • Việt Nam

Bắt giữ kẻ trấn lột tiền của nạn nhân các công ty lừa đảo ở Cambodia

Nghi can ở tỉnh Tây Ninh vừa bị bắt do trấn lột tiền của bảy…

40 mins ago
  • Việt Nam

Bị lừa qua Cambodia bán trà sữa, cô gái ở Long An phải trả tiền chuộc mạng

Cô gái 19 tuổi, ở tỉnh Long An, vừa được gia đình trả tiền chuộc…

1 hour ago
  • Việt Nam

Chiếm nhà con nợ rồi rao bán, 4 người ở Bình Thuận lãnh án tù

Bốn bị cáo ở tỉnh Bình Thuận vừa bị tòa án địa phương kết án…

1 hour ago
  • Việt Nam

Giấu 7 con kỳ đà trong nhà, một ông ở Gia Lai bị bắt

Ông ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, vừa bị bắt với cáo buộc giấu…

1 hour ago
  • Thế Giới

Đảo chính ở DRC, thủ lĩnh thiệt mạng, khoảng 50 người bị bắt, gồm 3 công dân Mỹ

Thủ lĩnh âm mưu đảo chính này là ông Christian Malanga, chính khách Congo ở…

1 hour ago

This website uses cookies.