SỨC KHỎE

Nguy cơ và cách phòng ngừa hen suyễn

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Hen suyễn có thể làm bệnh nhân bị khó thở, gây ra ho, khò khè khi thở ra, và hụt hơi. Bệnh này không thể được chữa hết hẳn, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát tốt nếu bệnh nhân áp dụng các điều trị thích hợp.

Trong gia đình có người bị hen suyễn thì người cùng nhà thường sẽ có nguy cơ. (Hình minh họa: neefusa.org)

Ở một số người, suyễn là “chuyện nhỏ.” Ở một số người khác, hen có thể là “chuyện lớn,” ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày, có thể dẫn đến các đợt tấn công, các cơn suyễn nặng, có thể gây ra chết người.

Các nguy cơ gây ra hen suyễn

Trong gia đình có người bị hen suyễn.

Có một hay nhiều bệnh dị ứng khác, như là viêm mũi dị ứng, chàm da (eczema).

Quá cân hoặc béo phì.

Hút thuốc.

Hít khói thuốc của người khác hút (secondhand smoke).

Sống ở nơi bị ô nhiễm không khí.

Tiếp xúc với chất hóa học ở nơi làm việc (phân bón, thuốc nhuộm tóc, thuốc làm móng tay…).

Các hậu quả của hen suyễn

Ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động, giấc ngủ, công việc.

Làm mất giờ làm việc, học tập.

Làm nghẹt đường dẫn không khí, và thoát khí đến (phổi) và đi (từ phổi).

Phải vào phòng cấp cứu hoặc bị nhập viện.

Bị các tác dụng phụ của thuốc, nếu không hiểu cách dùng và dùng không đúng.

Do đó, cần hợp tác với bác sĩ, để hiểu cách trị, dùng thuốc đúng cách, đúng lúc.

Không chữa khi còn sớm hoặc lạm dụng thuốc, dùng thuốc không đúng mục đích, đều không tốt.

Cách phòng ngừa hen suyễn trở nặng

Không có cách tuyệt đối để phòng ngừa bị bệnh hen suyễn. Chỉ có cách tránh các yếu tố nguy cơ kể trên để giảm bớt nguy cơ bệnh bộc phát.

Nhưng khi đã bị bệnh, ta có nhiều cách để giúp giảm các cơn trở nặng của bệnh:

Dùng peak flow meter, một dụng cụ rẻ tiền, để đo lường tình trạng thở của mình. (Hình: Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng cung cấp)

-Cần phải hiểu rõ kế hoạch điều trị và làm cho đúng và đều đặn. Nói chung, có hai loại thuốc chính:

+Thuốc để giúp phế quản không bị viêm, sưng dày lên, cần phải dùng thường xuyên, không phải đợi đến lúc lên cơn khò khè mới dùng.

+Thuốc để cắt cơn suyễn khi bị lên cơn khò khè. Ta cần phải hiểu rõ tác dụng của từng thuốc để dùng cho đúng. Lý tưởng nhất là làm sao để càng ít bị các cơn khò khè càng tốt.

-Chích ngừa cúm và viêm phổi. Vì nếu bị các bệnh này, nó sẽ có thể làm suyễn trở nặng hơn nhiều. Dĩ nhiên, kiểm soát tốt các bệnh nền, mạn tính khác, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, sung sức, sức đề kháng của cơ thể cao, cũng là điều rất cần thiết để phòng trở nặng hen suyễn hoặc/và khác bệnh khác.

-Để ý để biết rõ và tránh các yếu tố nào có thể làm ta lên cơn khò khè, làm suyễn trở nặng (thí dụ như khói thuốc, khói xe, lông thú, không khí ô nhiễm, mùi chất hóa học, nước hoa nặng…).

-Để ý để biết rõ các triệu chứng nào có thể là dấu hiệu báo trước suyễn có thể sắp trở nặng, để dùng thuốc thích hợp và đúng lúc. Một cách để đo lường tình trạng thở của mình là dùng peak flow meter, một dụng cụ rẻ tiền, dễ sử dụng, để vừa tập thở sâu, vừa theo dõi hơi thở của mình hằng ngày, phát hiện sớm khi nào bệnh có thể sắp trở nặng.

-Tránh đợi đến lúc cơn hen trở nặng quá rồi mới bắt đầu dùng thuốc. Bằng cách học cách dùng, và theo dõi tình trạng thở của mình với peak flow meter (nên học cách dùng với bác sĩ phổi của mình sớm, và dùng thường xuyên), để khi thấy tình trạng đo lường hơi thở của mình bắt đầu giảm là dùng thuốc thích hợp ngay.

Làm như vậy, vừa tránh bệnh trở nặng gây tổn hại đến cơ thể, nguy hiểm, và tránh phải quá nhiều thuốc. Vì chữa sớm bao giờ cũng giúp ít phải dùng nhiều thuốc, ít phải dùng thuốc mạnh, thường có nhiều tác dụng phụ hơn. (Dĩ nhiên khi đã bị trở nặng, thì bắt buộc phải dùng, không còn cách nào khác).

-Nhớ dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ. Như đã trình bày ở trên, có loại thuốc cần phải dùng thường xuyên để giúp tránh bệnh trở nặng. Không nên vì thấy không bị lên cơn suyễn mà tự mình ngưng dùng các thuốc này.

Nếu thấy bệnh ổn định hơn, ta có thể liên lạc với bác sĩ để xem có thể điều chỉnh thuốc nhẹ hơn không. Tuyệt đối không nên tự động ngưng thuốc. [qd]

Thân mến

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930, drnguyentranhoang@gmail.com


Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Với các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.

Nhiều thông tin thiết thực và bổ ích khác về sức khỏe cũng được phát trên “Radio Chuyện Sáng Chủ Nhật” ở vùng Orange County, California, vào mỗi sáng Chủ Nhật từ 6 giờ đến 9 giờ, trong chương trình “Câu Chuyện Sức Khỏe Sáng Chủ Nhật.” Nhiều thông tin sức khỏe bổ ích khác cũng có thể tìm thấy trên các website www.nguyentranhoang.comwww.radiochuyensangchunhat.com.


 

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Xe Hơi

10 mẫu EV bán chạy nhất và chi phí thay thế bình điện

Chi phí thay thế bình điện EV vẫn còn cao, nên nhiều nhà sản xuất…

1 hour ago
  • Sài Gòn Nhỏ

Hồ Chí Minh & Lời Ai Điếu

Tưởng Năng Tiến/SGN Chương mở đầu Hồi Ký Tống Văn Công có đoạn: Ông nội tôi có ba…

2 hours ago
  • Hoa Kỳ

Ngày thứ 12 tòa xử vụ chi tiền bịt miệng của Trump: Cohen nhận tiền ra sao?

Các công tố viên trong phiên tòa xét xử vụ chi tiền bịt miệng của…

3 hours ago
  • Thế Giới

Tại Paris, Macron và von der Leyen thúc giục Tập Cận Bình cải thiện giao thương

Hôm Thứ Hai, 6 Tháng Năm, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ Tịch Ủy…

3 hours ago
  • Bình Luận

Tập Cận Bình phó hội Châu Âu: Thời thế nay đã khác

Từ ngày 5 đến ngày 10 Tháng Năm, 2024, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận…

4 hours ago
  • Little Saigon

‘Ngày Thuyền Nhân Việt Nam’ giúp giới trẻ hiểu hai chữ ‘tự do’

Ngày Thuyền Nhân hàng năm vừa được Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền…

4 hours ago

This website uses cookies.