Văn Học Nghệ Thuật

Suy niệm*

Con nhện: Theo dõi một con nhện có thể giúp chúng ta phát sanh trí tuệ. Nhện giăng tơ ở một nơi thuận lợi, rồi nằm một nơi chờ đợi. Một lát sau, một con ruồi bay đến sa vào lưới nhện. Khi mồi vừa đụng vào lưới thì nhện tức tốc đến ngay, dùng tơ quấn chặt lấy ruồi rồi cất con ruồi vào một nơi, xong lại trở về trung tâm nằm yên lặng như trước.

Tâm chúng ta cũng vậy. Tâm chúng ta luôn luôn bị các loài côn trùng là các đối tượng giác quan xâm nhập. Lúc căn tiếp với trần thì tâm hay biết ngay, chẳng khác nào khi côn trùng đụng vào lưới thì nhện tiến đến liền. Khi tâm nhận thức đối tượng, tâm sẽ suy đạt và xem xét một cách thận trọng rồi trở về trung tâm… Trở về trung tâm có nghĩa là sống chánh niệm với sự hiểu biết rõ ràng, luôn luôn có ý thức sáng suốt và làm mọi việc một cách chính xác, đó là trung tâm của chúng ta. Thật ra chẳng phải làm công việc gì nhiều, chúng ta chỉ y chiếu theo lối này mà sống một cách thận trọng là đủ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta để cho tư tưởng phóng túng thiếu tinh cần chánh niệm, mà chẳng cần phải hành thiền hay kinh hành gì cả. Nếu sống không thận trọng, ta sẽ quên hết việc thực hành của mình. Không được cẩu thả, thiếu thận trọng. Phải luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng như con nhện đợi chờ săn mồi. Đó là phương pháp an trú của chúng ta: luôn luôn duy trì tinh tấn, ý thức sáng suốt và chánh niệm, hành động chính xác với trí tuệ minh sát.

Nước chảy đứng yên: Bạn đã từng thấy nước lưu chuyển chưa? Bạn đã từng thấy nước lặng yên chưa? Nếu tâm bạn bình an tĩnh lặng thì chẳng khác nào sự đứng yên của dòng nước lưu chuyển. Bạn đã bao giờ thấy sự tĩnh lặng của dòng nước đang lưu chuyển chưa? Bạn chỉ thấy hoặc là nước lưu chuyển hoặc là nước đứng yên, chứ chưa thấy sự đứng yên của nước lưu chuyển phải không? Khi tâm bạn bình yên tĩnh lặng,bạn có thể khai triển trí tuệ. Lúc ấy, tâm bạn cũng giống như dòng nước lưu chuyển đứng yên, hầu như nó tĩnh lặng nhưng nó đang lưu chuyển. Bởi thế, tôi gọi nó là “tịnh chỉ lưu thủy” nghĩa là nước chảy nhưng đứng yên tĩnh lặng. Trí tuệ phát sinh tại đây.

Trái ngọt: Mặc dầu trái cây có vị ngọt, nhưng chúng ta phải nếm trước thì mới biết vị của nó như thế nào. Thực ra, trái cây dù chẳng ai nếm nó, nó vẫn ngọt như thường, nhưng chẳng ai hiểu biết điều này. Giáo pháp của Đức Phật cũng giống như vậy, mặc dầu đó là sự thật nhưng nó sẽ không thật đối với những người không thật sự hiểu biết nó. Dầu cho nó có tuyệt vời hay tốt đẹp bao nhiêu đi nữa thì đối với họ cũng vô giá trị.

(Nguồn: Buddha Sassana)

Chú thích: *Tít do tòa soạn chọn.

Mời độc giả xem chương trình giáo dục tâm lý “Cha mẹ làm gì khi thấy con không muốn ăn để mau chết?”(Phần 1)
Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Hoa Kỳ

California dời tử tù tới gần khu dân cư, công chúng phản đối

Giới chức ở hai thành phố thuộc Quận San Bernardino đang phẫn nộ trước hành…

11 mins ago
  • Thế Giới

Mỹ rút giấy phép xuất cảng, không cho Intel, Qualcomm bán chip cho Huawei

Hoa Kỳ thu hồi giấy phép của các công ty trong đó có Intel và…

29 mins ago
  • Hoa Kỳ

Cảnh Sát Trưởng Houston nghỉ hưu sau tai tiếng bỏ qua hàng chục ngàn vụ án tấn công tình dục

Thị Trưởng Houston John Whitmire chấp thuận cho Troy Finner nghỉ hưu với tư cách…

38 mins ago
  • Thế Giới

Lo ngại Israel tổng tấn công Rafah, Mỹ ngưng giao bom

Hoa Kỳ đình hoãn quân viện bom mìn tới Israel vào tuần trước, một viên…

52 mins ago
  • NHÀ ĐẤT

Số hợp đồng mua nhà tại Mỹ đạt mức cao mới năm 2024

Số lượng nhà chờ bán ở Mỹ đã tăng lên trong Tháng Ba, đạt mức…

2 hours ago
  • Văn Học Nghệ Thuật

Trở lại với chuyện nhạc vàng, nhạc đỏ

Nhạc vàng của người miền Nam, với thời hoàng kim của boléro, đã giải phóng…

4 hours ago

This website uses cookies.