Có Thể Bạn Quan Tâm

Giải đáp về một giấc ngủ ngon

NEW YORK CITY, New York (NV) – Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người vì nó giúp cơ thể hồi phục, nghỉ ngơi và tạo năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, ngủ lúc nào, ngủ trong bao lâu là tốt nhất, ngủ như thế nào để ngon giấc không phải ai cũng biết, theo trang mạng The Thirty.

Theo cuộc nghiên cứu Springer’s Cognitive Therapy and Research Journal, những ai là “cú đêm”, thức khuya làm việc hay hoạt động nhiều hơn thường sẽ có suy nghĩ tiêu cực hơn so với người đi ngủ sớm và thức dậy sớm.

Một cuộc nghiên cứu khác ở Nhật cho kết quả rằng, những ai đi ngủ trễ thường có triệu chứng trầm cảm hơn những người đi ngủ sớm, và ngoài ra, đi ngủ sớm còn giúp phòng chống bị bệnh tâm thần.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là làm sao để giữ sự ổn định và nhất quán thời gian ngủ chứ không phải là thời điểm ngủ lúc nào. Các nhà nghiên cứu ở trường đại học Harvard cho biết, sự ổn định giờ giấc ngủ mới liên quan đến năng suất làm việc, chứ không phù thuộc vào việc ngủ sớm hay ngủ trễ. Bạn có thể đi ngủ và thức dậy bất cứ lúc nào bạn muốn, duy nhất bạn phải giữ lịch trình này ổn định và không thay đổi. Bác Sĩ Charles Czeisler, trưởng khoa Sleep and Circadian Disorders Division ở bệnh viện Brigham and Women’s Hospital cho biết, “Nếu bạn đi ngủ lúc hai giờ sáng và dậy lúc 9 giờ sáng cũng chẳng sao, miễn là bạn làm sao giữ được thời khóa biểu đó.”

Chuyên gia về giấc ngủ, Bác Sĩ Shawn Stevenson, cho trang mạng Yahoo! Biết, thời gian ngủ tốt nhất cho con người là từ 10 giờ tối cho đến sáu giờ sáng ngày hôm sau. Trong khoảng thời gian này, nhịp điệu sinh học cơ thể sẽ hoạt động tốt nhất, giúp cơ thể điều hòa và thư giãn. Tiến Sĩ Matt Walker, trưởng khoa phòng nghiên cứu Sleep and Neuroimaging ở trường đại học University of California, Berkeley cho biết, từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm là khoảng thời gian tốt nhất để bộ não và cơ thể có cơ hội thư giãn, chìm vào giấc ngủ chất lượng và tạo ra nhiều năng lượng khi thức dậy.

Tuy nhiên, thời gian ngủ cũng tùy thuộc vào yếu tố di truyền. Một số “cú đêm” cảm thấy đầu óc hoàn toàn thư giãn, tỉnh táo, trong khi một số người lại cảm thấy có năng lượng nhiều hơn vào buổi sáng. Nếu bạn thường hay thức đến 11 hay 12 giờ đêm, thì bạn không nên bắt buộc mình phải đi ngủ sớm lúc 9 giờ tối. Một cách khác giúp bạn có giấc ngủ đều đặn là bạn tính toán giờ ngủ. Bạn lấy thời gian thức dậy trừ đi từ bảy đến tám tiếng, và cộng thêm 15 phút xê xích để cơ thể có thời gian quen dần và thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày. Từ từ, cơ thể của bạn sẽ quen với giờ giấc ngủ và đồng hồ sinh học sẽ điều chỉnh theo thời khóa biểu ngủ. (K.D)

Mời độc giả xem chương trình nấu ăn “Canh cà, trứng, và tàu hủ non”
Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Thế Giới

Xe buýt lật trên cao tốc Mexico, ít nhất 18 chết, 32 bị thương

Tai nạn xe buýt ở ngoại ô Mexico City làm ít nhất 18 người thiệt…

17 mins ago
  • Sài Gòn Nhỏ

‘Tự Do ơi tự do, tôi trả bằng nước mắt…’

Bút ký của Nam Lộc Sài Gòn “trong cơn hấp hối”, 30 Tháng Tư, 1975…

27 mins ago
  • Thế Giới

Bị tố hiếp dâm, tài tử Pháp Gérard Depardieu bị cảnh sát bắt

Nam tài tử 75 tuổi ra trình diện tại một đồn cảnh sát ở thủ…

33 mins ago
  • Hoa Kỳ

Mỹ đạt thỏa thuận không tăng tuổi hưu của phi công

Các nhà đàm phán của Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ cho biết vào…

40 mins ago
  • Cộng Đồng

Cháy nhà Los Angeles, 1 người thiệt mạng

Một căn nhà cháy lớn khiến cho một người đàn ông thiệt mạng hôm Chủ…

2 hours ago
  • Xe Hơi

10 mẫu xe cũ có thể chạy bền lâu hơn xe mới

Nếu người mua xe cũ chọn những chiếc xe này, bảo trì thích hợp, chúng…

2 hours ago

This website uses cookies.