KHOA HỌC

Sau Mặt Trăng, Ấn Độ phóng phi thuyền quan sát Mặt Trời

SRIHARIKOTA, Ấn Độ (NV) – Lần đầu tiên, Ấn Độ khởi động sứ mệnh quan sát Mặt Trời, chỉ vài ngày sau khi quốc gia Nam Á này viết nên lịch sử khi trở thành quốc gia đầu tiên đổ bộ gần Cực Nam Mặt Trăng, đài BBC đưa tin.

Phi thuyền Aditya-L1 rời bệ phóng tại Sriharikota vào lúc 11 giờ 50 sáng Thứ Bảy, 2 Tháng Chín, giờ địa phương (6 giờ 20, giờ quốc tế GMT).

Phi thuyền Aditya-L1 rời bệ phóng tại Sriharikota, Ấn Độ, vào lúc 11 giờ 50 sáng 2 Tháng Chín (Hình: ISRO)

Con tàu sẽ bay 1.5 triệu kilometer (932,000 dặm), xuất phát từ Địa Cầu – quãng đường này bằng 1% khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời.

Cơ Quan Vũ Trụ Ấn Độ cho biết, để hoàn thành quãng đường kể trên, phi thuyền sẽ mất khoảng bốn tháng.

Sứ mệnh không gian đầu tiên của Ấn Độ, nghiên cứu vật thể lớn nhất thái dương hệ được đặt tên theo danh xưng của Surya – vị thần Mặt Trời trong đạo Hindu, hay còn được gọi là Aditya.

Mã hiệu L1 của phi thuyền viết đầy đủ là Lagrange point 1 – cũng là vị trí chính xác mà con tàu đang hướng tới, nằm giữa Thái Dương và Địa Cầu.

Theo Cơ Quan Không Gian Âu Châu, điểm Lagrange là điểm mà lực hấp dẫn giữa hai tinh cầu lớn – như Mặt Trời và Trái Đất – triệt tiêu lẫn nhau, cho phép phi thuyền đạt trạng thái “lơ lửng.”

Một khi Aditya-L1 đến được “bến đỗ” này, nó sẽ có khả năng bay vòng quanh Mặt Trời theo quỹ đạo ở vận tốc tương đương với Trái Đất. Điều này đồng nghĩa với việc vệ tinh L1 sẽ không cần lượng nhiên liệu đáng kể để vận hành.

Giám đốc dự án Nigar Shajit thuộc Cơ Quan Nghiên Cứu Vũ Trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết, khi Aditya-L1 đạt được mục tiêu, nó sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho nền khoa học Ấn Độ, mà còn cho cả cộng đồng khoa học toàn cầu.

Aditya-L1 sẽ bay quanh Trái Đất vài vòng trước khi thẳng tiến về điểm vô trọng lực L1.

Từ vị trí thuận lợi này, vệ tinh sẽ quan sát Mặt Trời liên tục – ngay cả khi phi thuyền bị hiện tượng nhật thực che khuất – và thực hiện các nghiên cứu khoa học.

ISRO vẫn chưa công bố kinh phí đã tiêu tốn cho sứ mệnh này, nhưng báo chí Ấn Độ loan tin dự án này trị giá 3.78 tỷ rupees ($46 triệu).

Ấn Độ có hơn 50 vệ tinh trong không gian, cung cấp rất nhiều dịch vụ quan trọng cho đất nước, bao gồm đường dây thông tin liên lạc, dữ kiện thời tiết, dự báo sâu rầy gây hại, hạn hán và các thảm họa tiềm ẩn. Theo Văn Phòng Liên Hiệp Quốc về Các Vấn Đề Thiên Văn (UNOOSA), hiện đang có khoảng 10,920 vệ sinh đang nằm trên quỹ đạo Trái Đất, trong số đó có gần 7,800 vệ tinh là còn đang vận hành.

Nếu Aditya-L1 thành công, Ấn Độ sẽ gia nhập nhóm các quốc gia đang nghiên cứu Mặt Trời, gồm có Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Âu Châu. (TTHN)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Hoa Kỳ

Cô gái Mexico tự cứu mình nhờ nhắn tiếng Tây Ban Nha cho 911

Thiếu nữ không được tiết lộ danh tánh, chỉ nói được tiếng Tây Ban Nha,…

13 mins ago
  • Hoa Kỳ

Sau cơn bão Houston 100 dặm/giờ, 7 người chết, nửa triệu nhà cúp điện

Tại Texas, gần 550,000 căn nhà và cơ sở kinh doanh vẫn không có điện…

20 mins ago
  • NHÀ ĐẤT

Sống gần mẹ là điều quan trọng nhất khi người Mỹ mua nhà

Gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ (khoảng 47%) đã hoặc đang lên…

60 mins ago
  • Đời Sống

Thủ tục nộp đơn thẻ xanh 10 năm: Làm đơn I-751 với ‘người bảo lãnh’

Sau khi Sở Di Trú USCIS nhận được mẫu đơn I-751, sự thường trú của…

3 hours ago
  • Phụ Nữ

3 thói quen giúp hệ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh hơn

Ba thói quen vô cùng đơn giản mà bạn có thể thực hiện hằng ngày…

4 hours ago
  • Giải Trí

6 phim khoa học viễn tưởng đáng mong chờ trong Hè 2024

Năm 2024 có thể nói là năm “bùng nổ” của thể loại phim khoa học…

6 hours ago

This website uses cookies.