Tối Cao Pháp Viện Mỹ xử quyền được ‘nổ’


Luật ‘stolen valor’ bỏ tù người khoe huy chương mà không có

 

WASHINGTON (McClatchy) –Người hùng giả mạo Xavier Alvarez nói dối với nhiều người ở California.

Ông không hề giải cứu một đại sứ Mỹ. Ông chưa bao giờ đi lính Thủy Quân Lục Chiến. Và chắc chắn là Alvarez chưa bao giờ được tặng thưởng Huân Chương Danh Dự (Medal of Honor), như ông thường khoe với mọi người.

Nếu chưa bao giờ được gắn Huy chương Danh dự (Medal of Honor) mà vẫn bịa ra, có bị truy tố hình sự được không? Một tòa kháng án nói không, Tối Cao Pháp Viện đang xử. Medal of Honor là huy chương cao quý nhất của quân đội, từ trái: Bộ binh, Hải quân/Thủy quân lục chiến, Không quân. (Hình: Wikimedia/Public Domain)

Nhưng ông vẫn cứ nói dối, cho đến khi bị phát giác và bị truy tố. Nay Tối Cao Pháp Viện Mỹ phải xét xem là liệu Ðệ Nhất Tu Chính Án có bảo vệ ông Alvarez và những người nói dối như ông, để không bị truy tố vì đây là quyền tự do ngôn luận của họ hay không. Kết quả của phán quyết này có thể tạo ảnh hưởng lớn lao, vượt ra ngoài cả điều mà giới lập pháp và cựu chiến binh gọi là “đánh cắp sự dũng cảm-stolen valor”.

“Nếu quyền có những phát biểu không đúng sự thật không được bảo vệ, thì chính quyền sẽ có thể truy tố không chỉ người dựng lên huyền thoại về việc được tặng thưởng Huân Chương Danh Dự, mà ngay cả người nha sĩ nói với bạn là “không đau đâu,” theo lời Thẩm Phán Alex Kozinski thuộc Tòa Kháng Án Số 9, cảnh cáo trong phán quyết bác bỏ việc kết tội Alvarez theo luật Stolen Valor, theo đó buộc tội hình sự những người nói láo về các chiến công của họ.

Theo luật Stolen Valor Act, những ai nói láo là họ “được tuyên dương hay nhận huy chương” có thể bị tù sáu tháng. Ðối với một số loại huy chương cao quý, hình phạt này có thể lên tới một năm.

Khác với các tội danh lừa đảo, những người như Alvarez có thể bị tù theo luật này dù không có ai bị mất mát gì.

Quốc Hội Mỹ, chính phủ Obama và các tổ chức cựu chiến binh đều coi là các lời khoe khoang dối trá liên quan đến quân đội đều có sự nguy hại giống nhau. Họ nêu lên thí dụ là Tổng Thống George Washington, trong một quân lệnh đưa ra năm 1782, đã cảnh cáo sẽ trừng phạt nặng nề những “anh hùng giả mạo” này.

Các Tòa Kháng Án đến nay đã có các phán quyết khác nhau. Trong khu vực trách nhiệm của Tòa Kháng Án số 10, bao gồm cả tiểu bang Kansas và Colorado, người phạm luật Stolen Valor có thể bị truy tố. Trong khi ở khu vực của Tòa Kháng Án số 9, như Washington, Idaho và California, thì lại không. (V.Giang)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • NHÀ ĐẤT

Ngành xây dựng nhà tại Mỹ vẫn đang ở thời hoàng kim

Khoảng bốn tháng trước, giám đốc điều hành (CEO) của Howard Hughes đã gọi năm…

2 hours ago
  • DU LỊCH

Crazy Horse Memorial, ngọn núi biểu tượng chiến binh Da Đỏ

Công trình tạc khắc núi có tên Crazy Horse Memerial đã và đang được tiếp…

3 hours ago
  • DI TRÚ

Thủ tục bảo lãnh người thân có tiền án qua Mỹ

Tôi bảo lãnh cho con tôi và con tôi có tiền án. Hồ sơ còn…

3 hours ago
  • Phụ Nữ

5 mẹo cân đối chi tiêu tiền đi chợ

Ai trong chúng ta đều có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng của lạm…

4 hours ago
  • Giải Trí

4 chuyện tình tay ba đầy tranh cãi trên màn ảnh rộng Hollywood

Bốn tác phẩm về tình yêu không chỉ gói gọn hai người mà trở thành…

6 hours ago
  • Cộng Đồng

Phụ nữ gốc Việt bệnh tâm thần đi lạc, gia đình đang tìm

Nga Thanh Trương, 62 tuổi, cao 4 foot 11 inch, nặng 115 pound, tóc bạc,…

7 hours ago

This website uses cookies.