Hoa Kỳ

Nữ thư ký nghỉ hưu tặng quỹ từ thiện $6.2 triệu

NEW YORK (NYT) –  Henry Street Settlement, tổ chức bất vụ lợi làm công tác xã hội và săn sóc người bệnh ở New York cho biết nhận được $6.2 triệu, số tiền hiến tặng lớn nhất qua 120 năm hoạt động.

Nhà từ thiện này không phải tỷ phú mà là một nữ thư ký đã làm việc 67 năm tại một văn phòng pháp lý cho tới khi nghỉ hưu ở tuổi 96 và qua đời vào năm 2016.

Họ hàng và những người bạn thân nhất của bà Sylvia Bloom cũng không hiểu bằng cách nào bà đã có thể có số tiền lớn như vậy.

Theo lời Jane Locksin, người cháu của bà Bloom, thì bà kiếm được nhiều tiền nhờ khai thác những cơ hội trong khi làm việc và đã dành dụm chi tiêu tiết kiệm suốt cuộc đời.

Locksin kể lại: “Bà làm thư ký trong lãnh vực kiếm sống của các ông chủ kể cả đầu tư. Do đó khi ông chủ mua một số chứng khoán nào, bà cũng mua cho mình, dĩ nhiên chỉ có thể là một con số rất nhỏ hợp với tiền lương thư ký.” Bà không bao giờ nói cho ai biết việc ấy, dù là người thân nhất.

Locksin là người quản lý tài sản của bà Bloom, nói rằng bà đã thu được hơn $9 triệu qua môi giới ba căn nhà và 11 ngân hàng bằng công việc làm ăn cá nhân không liên quan đến ai khác.

Bà Bloom quyết định dành một phần số tiền cho thân nhân nhưng phần lớn còn lại chuyển tới quỹ học bổng sinh viên của Henry Street Settlement. Bà thuộc vào nhóm tỷ phú khi chết đi đã hiến tặng gần trọn tiền bạc của họ cho các cơ quan xã hội và từ thiện. Nhưng khác những người kia ở chỗ, bà Bloom đã tích lũy được số tiền lớn không ai ngờ chỉ hoàn toàn vào sự dành dụm cá nhân suốt cuộc đời.

Ông chồng của bà Bloom, Raymond Margolies, qua đời năm 2002, là một lính cứu hỏa New York City, hồi hưu về dạy học bên cạnh nghề dược sĩ. Dù kết hôn bà Sylvia Bloom không đổi tên, chứng tỏ ý chí độc lập của mình và muốn giữ riêng tiền bạc. Hai người sống trong căn nhà thuê ở một khu phố bình dân và hàng ngày bà đi làm bằng metro (xe điện ngầm).

Sáng 11 Tháng Chín, năm 2001, khi khủng bố tấn công trung tâm mậu dịch thế giới ở New York, không xa văn phòng bà làm việc, bà Bloom lúc đó 84 tuổi, đã chạy vào một cao ốc rồi đi bộ qua cầu Brooklyn lên xe bus về nhà chứ không đón xe taxi.

Bà Flora Bornstein, 72 tuổi, một cựu cán sự xã hội cho biết, khi về hưu hoàn toàn năm 2014 ở tuổi 96 bà Bloom vào sống trong một nhà dưỡng lão “phần lớn lý do là vì muốn có chỗ chơi bài bridge.”

Bà Bloom lớn lên vào thời kỳ Đại Khủng Hoảng kinh tế thập niên 1930 và hiểu rõ thế nào là sống không có tiền. Từ đó lúc sinh thời bà đã luôn luôn tìm cách trợ giúp những người túng thiếu và muốn cho nghĩa cử ấy được tiếp nối sau khi chết. (HC)

TT Trump ký sắc lệnh tạo cơ hội kiếm việc cho người phối ngẫu quân nhân Mỹ
Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Hoa Kỳ

Giáo sư nhiếp ảnh Pipo Nguyễn-duy được mời phát biểu tại lễ tốt nghiệp đại học Carleton

Pipo Nguyễn-duy, giáo sư nghệ thuật studio và nhiếp ảnh tại trường đại học Oberlin…

13 mins ago
  • Hoa Kỳ

15 xe cảnh sát Portland cháy rụi trong đêm do phóng hỏa

Một kẻ phá hoại đốt ít nhất 15 xe cảnh sát tại một trại huấn…

23 mins ago
  • NHÀ ĐẤT

Thị trường nhà ở Mỹ đón nhận tin xấu

Doanh số bán nhà của tháng trước sụt giảm mạnh, đây là tin xấu đối…

55 mins ago
  • Đời Sống

Bí tiểu do viêm nhiễm nhiếp hộ tuyến

Nhiếp hộ tuyến là một tuyến sinh dục của nam giới, bọc quanh niệu đạo…

3 hours ago
  • Đời Sống

Cách thiết lập ‘Xác thực hai yếu tố’ vào Apple ID để bảo mật

Two-Factor Authentication (tạm dịch Xác thực hai yếu tố, viết tắt 2FA) là lớp bảo…

4 hours ago
  • Đời Sống

Các dạng nhận thức méo mó – Tư duy cực đoan

Mối quan hệ tình cảm có thể chịu ảnh hưởng của tư duy cực đoan…

5 hours ago

This website uses cookies.