Tưởng Nhớ

Tưởng nhớ Bà Phạm Thị Tiên.

Hồi còn sinh tiền, Ba Má hay nói: “Đất là để cho người sống, còn chết rồi thì nên thiêu, và con cái có thương nhớ thì nên giữ trong lòng” Chúng con đã làm theo ý nguyện của Má. Ba Má đã đưa chúng con đi một quãng đường, nay chúng con khôn lớn, Ba Má xuôi tay, chúng con đi tiếp và nuôi dạy thế hệ con cháu như Ba Má đã từng nuôi dạy chúng con.

Từ tấm bé, hai anh em chúng con đã hấp thụ được giáo dục của gia đình nói chung và Má nói riêng. Chúng con học từ Má, sự cần mẫn trong công việc, hy sinh cho người thân, thương yêu chồng con, đùm bọc anh em, thân thiện với mọi người. Má chẳng bao giờ thuyết giảng những bài đạo đức khô khan với chúng con, mà từ mỗi hành động, cử chỉ của Má là một bài học sâu sắc ghi đậm trong tâm trí chúng con.

Ngày Ba bị tù cải tạo, một thân một mình Má ngược xuôi, nuôi hai con thơ, nuôi chồng trong tù ngục, sống lại không yên thân với cán bộ công an phường, tối ngày họ làm công tác tư tưởng bắt đi kinh tế mới. Họ hứa sẽ cho Ba về sớm đoàn tụ, nếu gia đình chịu đi kinh tế mới. Trước thúc bách của phường xã, Má đành bằng lòng. Má cũng hiểu lời hứa kia chỉ là lời hứa cuội, nên Má chỉ lánh xa bằng cách về quê với nội, rồi ngoại, sống lây lất với hai con, đứa lớn chỉ mới 6 tuổi và đứa nhỏ chỉ mới 4 tuổi.

1977 Ba ra tù, gia đình gom góp chút vốn liếng còn lại để Ba và anh Hai vượt biển. Chuyến đi không thành, Ba lại rơi vào lao tù, và Má lại tiếp tục một mình lo cho hai con và chồng trong tù. Mãi 5 năm sau, tức là năm 1982 Ba mới thành công trong chuyến vượt biển. 1987, một lần nữa Má gom những đồng tiền cuối cùng cho chuyến vượt biển của con. Không biết số con xui hay số Má suốt đời nuôi tù, mà con đã bị công an bắt giữ. Một lần nữa Má lại nuôi tù.

Dù bao lần thất bại nhưng Má không sờn bước, Má vẫn quyết tâm đạt cho được mục đích cuối cùng, là đưa được cả nhà thoát khỏi cảnh thống trị của Cộng Sản. Và cuối cùng Má đã tìm ra được nơi lo lót tiền bạc để có được tấm visa đi Mỹ trong tay. Tháng 3-1990, Má con mình đã đoàn tụ với Ba ở Hoa Kỳ.

Sang nước ngoài tưởng là được thảnh thơi, nhưng không, Má vẫn đầu tắt mặt tối kiếm tiền lo cho hai anh em con. Con nhớ lần đầu tiên nhà mình có một “tài sản” từ những đồng tiền ngồi may còng lưng của Má. $300 cho cái máy đánh chữ bằng điện. Cho đến nay chúng con vẫn còn gìn giữ cái máy nầy mặc dù không còn dùng nữa, vẫn cảm giác thích thú, vui mừng với món quà, quá sang trọng đối với hoàn cảnh gia đình của mình bấy giờ.

Có sinh thì có diệt, vẫn biết thế, nhưng chúng con vẫn đau lòng xót ruột. Những ngày đau ốm cuối đời của Má, đã khiến sức sống của gia đình mình chậm lại. Má yêu nhạc, rất thích giọng ca Trần Thái Hòa, bao nhiêu băng đĩa của người ca sĩ này, Má mua không thiếu. Những tháng cuối đời, chúng con thấy Má lơ là, thờ ơ với thần tượng âm nhạc của Má, là chúng con biết, Má sẽ không còn bao lâu bên chúng con.

Lúc 17 giờ 45 phút ngày 28 tháng 8 năm 2017, Má đã ra đi vĩnh viễn. Má đã rời xa chúng con và hai cháu nội. Chúng con đau xót lắm nhưng cũng nén lòng để nghĩ, Má xa mình nhưng lại đoàn tụ với Ba, cũng là một an ủi trong lúc gia đình đau buồn.

Các con cháu

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • NHÀ ĐẤT

Lý do chính khiến việc sở hữu nhà ở Mỹ hiện nay đắt đỏ

Những người mong muốn sở hữu nhà ở Mỹ có thể không gặp may trong…

3 hours ago
  • Xe Hơi

Có nên sử dụng bộ lọc khí thải rẻ tiền?

Một số tiệm chuyên sửa xe Toyota có thể có biết về một số bộ…

3 hours ago
  • Sài Gòn Nhỏ

Làm nail

Song Thao/SGN Ông bạn tôi quả quyết: “Muốn hỏi thăm về người Việt tại một…

4 hours ago
  • Cộng Đồng

Nam sinh lớp 6 gốc Việt đoạt giải “Thi Sĩ Của Năm” ở Boston

Học sinh lớp 6 trường Patrick J. Kennedy School (PJK), Vincent Phan, nhận được “Giải…

5 hours ago
  • Sài Gòn Nhỏ

Chuyện chưa kể của thầy Quyên Di

Khiết Văn/SGN Năm 1979, thầy Quyên Di trở thành cư dân của California. Nơi đây…

6 hours ago
  • Hoa Kỳ

Đổ rác xuống biển, 2 thiếu niên Florida có thể ngồi tù 5 năm

Trong video được đăng lên YouTube, hai thiếu niên này mỗi người đổ một thùng…

7 hours ago

This website uses cookies.