Hà Tĩnh: Một đoạn tỉnh lộ 15 bị vùi vì núi lở

HÀ TĨNH (NV)Một đoạn tỉnh lộ 15 chạy qua xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, vừa bị hàng chục ngàn khối đất, đá vùi kín sau khi núi lở. Giao thông giữa thành phố Hà Tĩnh và Hương Khê tắc nghẽn.


Vụ sạt lở xảy ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 4 tháng 11. Nguyên nhân dẫn tới sạt lở được xác định là vì mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến đất, đá nhão ra rồi đổ xuống.









Hiện trường vụ sạt núi, vùi một đoạn tỉnh lộ 15 ở Hà Tĩnh. (Hình: Tiền Phong)


Giới hữu trách cho biết chỉ có thể xác định thiệt hại nhân mạng và tài sản sau khi dọn dẹp hết đống đất đá vừa đổ xuống.


Tờ Tiền Phong cho biết, vách núi bị sạt lở cao vài chục thước, nằm sát mặt đường nhưng giới hữu trách không hề thực hiện bất kỳ biện pháp nào nhằm ngăn chặn nứt gãy, đề phòng sạt lở như tường bê tông, lưới sắt,… Tỉnh lộ 15 hiện có rất nhiều đoạn chạy bên dưới những vách núi như thế.


Tại Việt Nam, sạt lở càng ngày càng phổ biến. Hồi tháng 9, cũng do mưa lớn, kéo dài nhiều ngày, một ngọn đồi ở xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, bị sạt. Sáu công nhân khuân vác tử nạn vì bị vùi sâu dưới 5 mét đất, ba người khác trọng thương.


Nếu tính thêm nguy cơ lũ quét (nước cuốn theo đất, đá từ trên cao tràn xuống) thì từ năm 2000 đến nay, có 250 đợt lũ quét và sạt lở, khiến 646 người chết và mất tích, 351 người bị thương.


Ngoài thiệt hại nhân mạng, lũ quét và sạt lở còn phá hủy 10,000 căn nhà, làm hư hại khoảng 100.000 căn nhà khác, vùi lấp hàng trăm héc ta đất canh tác, chưa kể những thiệt hại đối với các công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình dân sinh,…


Tổng thiệt hại do lũ quét và sạt lở gây ra trong 14 năm vừa qua được ước đoán khoảng 3.300 tỷ đồng.


Theo chính quyền Việt Nam thì Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung là những khu vực thường xảy ra lũ quét, sạt lở.


Do lũ quét và sạt lở gia tăng, từ năm 2006 đến năm 2013, chính quyền Việt Nam đã phải di tản khoảng 172,000 gia đình ra khỏi các khu vực có thể xảy ra lũ quét và sạt lở.


Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc khảo sát thực hiện gần đây, vẫn còn khoảng 10,000 điểm dân cư có nguy cơ bị lũ quét, hay bị sạt lở, trong đó có 2,100 điểm dân cư được xem là có nguy cơ cao và rất cao.


Sự gia tăng của hiện tượng lũ quét và sạt lở ở Việt Nam được nhận định một phần là do rừng bị tàn phá nghiêm trọng, phần khác do biến đổi khí hậu, biến đổi địa chất và việc thực hiện nhiều công trình hạ tầng chưa chú trọng đến những tác động đối với dòng chảy, môi trường. (G.Ð)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Việt Nam

Việt Nam lại vào top 7 nước ‘tồi tệ nhất về tự do báo chí’

Việt Nam được xếp hạng 174 trong số 180 quốc gia, nằm trong số bảy…

18 mins ago
  • Việt Nam

Tên cướp ở Sài Gòn bị bắt sau khi đòi nạn nhân chuyển khoản gần $400

Do không có đủ số tiền nêu trên trong người nên bà N. đề nghị…

24 mins ago
  • Việt Nam

Con trai cựu bí thư Quảng Nam tranh chấp nhiều tài sản khi ly hôn

Bà vợ yêu cầu chia đôi tài sản chung của hai vợ chồng, trong lúc…

32 mins ago
  • Hoa Kỳ

Giới trẻ Dân Chủ báo động TT Biden phải mau thay đổi đường lối

Các cử tri trẻ tuổi của Đảng Dân Chủ đang báo động cho Tổng Thống…

35 mins ago
  • SỨC KHỎE

Long Beach có người nhiễm lao, 1 chết, 9 đi bệnh viện

Long Beach ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng hôm Thứ…

40 mins ago
  • Việt Nam

Lừa vay tiền ‘đáo hạn ngân hàng,’ bà Vĩnh Long lãnh 14 năm tù

Bà 45 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long, vừa bị kết án 14 năm tù với…

40 mins ago

This website uses cookies.