Hiện tượng giới trẻ Sài Gòn xuống đường bán hàng rong

Phùng Thức/Người Việt

Nhiều thanh niên trẻ tuổi đứng bán các loại đồ ăn, thức uống dọc theo lề đường, giữa lúc có tin nói số người tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm gia tăng.

Ở Sài Gòn, không tính những người trẻ thất nghiệp ngồi lì trong quán suốt ngày, những người trẻ có công ăn việc làm không còn thói quen pha cà phê sáng ở nhà hay thức sớm ra quán cóc làm một ly đen đá, ăn vội ổ bánh mì.

Họ cứ vô tư đến công sở bởi trên đường đến chỗ làm sẽ có vô số quầy bán cà phê mang đi, trà sữa, bánh mì chả cá, xôi mặn ngọt… bảo đảm không thiếu bất cứ thức ăn đồ uống cầm tay nào, và đặc biệt hầu hết các quầy bán thức ăn trên vỉa hè Sài Gòn ngày nay lại do chính các cô cậu tuổi đôi mươi làm chủ.

Hiện tượng thanh niên xuống đường ăn đồ ăn nhanh và xuống đường bán thức ăn nhanh và các loại hàng hóa là nét mới, hiện tượng này hứa hẹn làm nên một cuộc “cách mạng” về nếp sinh hoạt cá nhân của những người trẻ Sài Gòn.

Cà phê mang đi được coi là món hàng rong phổ biến nhất trên
lề đường Sài Gòn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Chúng tôi ghé một quầy cà phê trên lề đường Lữ Gia, quận 11, hai thanh niên đứng bán đều ở tuổi 20. Cả hai cho biết họ là sinh viên nhưng lại không trả lời câu hỏi vì sao có thời gian đứng bán hàng vào mỗi buổi sáng từ 6h đến 10h. Nhưng họ vui vẻ cho biết là mỗi buổi sáng họ bán được từ 30 ly đến 50 ly, số tiền lời kiếm được khoảng 200,000 đồng.

Một anh tên Trung nói, “Đi phụ quán hay làm thuê ngoài giờ việc thời vụ tiền công nhiều hơn nhưng không cho mình cảm giác được làm chủ. Khởi nghiệp bằng cái quầy cà phê này để học kinh nghiệm thích hơn.”

Nhìn cái quầy cà phê tự đóng bằng gỗ tạp và bếp ga, đồ nghề pha cà phê gọn nhẹ của họ có thể đoán là tiền vốn họ bỏ ra để khởi nghiệp chỉ bằng một chai rượu ngoại của các nhóm con cái cán bộ ăn chơi ở các bar.

Việc kiếm sống hay khởi nghiệp từ tiền vốn ít ỏi của thanh niên Sài Gòn chưa bao giờ dễ dàng, nhưng dù sao cũng trong sáng hơn thế hệ con cái cán bộ các cấp lớn nhỏ được gọi là hoàng tử công chúa đỏ đang tìm mọi cách tiến thân trong hệ thống cầm quyền độc tài để vinh thân phì gia bằng hối lộ tham nhũng.

Mỗi sáng đi ngang qua các quầy bán thức ăn nhanh bày trên đường, nhìn cung cách chào mời khách hàng cúi rạp mình kiểu dân Nhật, Nam Hàn… và tiếng cảm ơn luôn được thốt ra từ thái độ phục vụ tận tình của họ khiến nhiều người lớn tuổi cho rằng ít ra họ cũng học được cung cách ứng xử văn minh.

Chúng tôi ghé vào một quầy bán bánh mì chả cá. Giá một ổ bánh mì chả cá của một nữ và nam thanh niên chỉ 10,000 đồng, rẻ hơn một tô hủ tíu gõ. Nhìn đồ nghề và nguyên liệu bán hàng tươm tất thì dù người khó tính cũng tạm yên tâm.

Chỉ bảng hiệu đề là chả cá Phú Quốc, chúng tôi hỏi, “Có thật chả cá từ Phú Quốc mang vô không?” Cô gái nhỏ nhắn trả lời: “Dạ, gởi thùng mốp giữ lạnh vô đó chú, phải thật mới cạnh tranh lại với chả cá Bà Rịa, Nha Trang…”

Không phải bánh mì chả cá là hàng mới mà chính là hiện tượng thanh niên
Sai Gòn xuống đường bán rong. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Tất nhiên người Sài Gòn đều biết các nguồn nguyên liệu thực phẩm ở Sài Gòn ngày nay được đi bằng máy bay, tàu lửa, xe đò đêm… sẵn sàng đáp ứng đến một cọng hành, lá húng lủi… cho khẩu vị dân Sài Gòn. Vấn nạn về vệ sinh thực phẩm của Việt Nam không phải không tươi ngon mà chính là các hóa chất độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Chúng tôi ghé vào một quầy cà phê mới ra nghề trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình. Anh thanh niên bán hàng hỏi chúng tôi, “Chú muốn uống cà phê nguyên chất hay theo hương liệu cà phê Trung Nguyên?”

Rồi anh giải thích: “Nhiều người vẫn còn thích uống cà phê pha hương liệu, nên phải hỏi trước chú ạ.”

Trên quầy anh có cả cái máy pha cà phê loại nhập cảng giá không dưới 20 triệu. Anh bắt đầu thao tác các công đoạn pha tại chỗ ly cà phê sạch. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một quầy bán cà phê vỉa hè xay đúng hạt cà phê rồi đưa vào máy pha y hệt như ở các hiệu cà phê danh tiếng từ nước ngoài du nhập vào Sài Gòn.

Máy pha cà phê và ly cà phê sạch đúng nghĩa đang hấp dẫn
người Sài Gòn lúc này. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Trước cận cảnh Việt Nam mở cửa thị trường lao động cho toàn khối ASEAN vào cuối năm 2015, hiện tượng thanh niên ở các đô thị lớn xuống đường ôm các quầy bán lẻ các loại hàng hóa, hiện tượng này phần nào cho thấy sự bấp bênh của giới lao động trẻ.

Điều này cũng cho thấy giới trẻ Việt Nam hiện nay không còn ý thức xuống đường biểu lộ hành động vì các giá trị cộng đồng dân chủ, văn minh, mà đơn giản họ chỉ mong tìm một khoảng thu nhập đủ sống và nuôi giấc mơ khởi nghiệp làm giàu.

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • NHÀ ĐẤT

Lý do chính khiến việc sở hữu nhà ở Mỹ hiện nay đắt đỏ

Những người mong muốn sở hữu nhà ở Mỹ có thể không gặp may trong…

4 hours ago
  • Xe Hơi

Có nên sử dụng bộ lọc khí thải rẻ tiền?

Một số tiệm chuyên sửa xe Toyota có thể có biết về một số bộ…

4 hours ago
  • Sài Gòn Nhỏ

Làm nail

Song Thao/SGN Ông bạn tôi quả quyết: “Muốn hỏi thăm về người Việt tại một…

5 hours ago
  • Cộng Đồng

Nam sinh lớp 6 gốc Việt đoạt giải “Thi Sĩ Của Năm” ở Boston

Học sinh lớp 6 trường Patrick J. Kennedy School (PJK), Vincent Phan, nhận được “Giải…

7 hours ago
  • Sài Gòn Nhỏ

Chuyện chưa kể của thầy Quyên Di

Khiết Văn/SGN Năm 1979, thầy Quyên Di trở thành cư dân của California. Nơi đây…

7 hours ago
  • Hoa Kỳ

Đổ rác xuống biển, 2 thiếu niên Florida có thể ngồi tù 5 năm

Trong video được đăng lên YouTube, hai thiếu niên này mỗi người đổ một thùng…

8 hours ago

This website uses cookies.