World Bank chê công nhân Việt Nam ‘tay nghề yếu’


VIỆT NAM (NV) –
Một phúc trình của World Bank-Ngân Hàng Thế Giới vừa được công bố nói rằng trình độ công nhân Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất kỹ nghệ tân tiến.









Công nhân lao động phổ thông, thiếu khéo léo trong quan hệ ứng xử sẽ khó tìm việc làm trong tương lai. (Hình: VNExpress)


Phúc trình này dựa vào kết quả khảo sát 350 công ty lớn nhỏ đang hoạt động tại Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh phụ cận do Ngân Hàng Thế Giới và Viện Nghiên Cứu Quản Lý Trung Ương thực hiện mới đây.


Theo VNExpress, phần lớn các công ty được khảo sát đều nói “không hài lòng về trình độ chuyên môn, kiến thức” cũng như năng lực giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc điều hành, trong việc giao tiếp, ứng xử… của nhân viên và công nhân trực thuộc.


Phúc trình này cho rằng giới nhân viên văn phòng Việt Nam hiện nay thiếu kinh nghiệm giao tiếp, lãnh đạo và năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến phần hành của mình.


Còn các công nhân, kỹ thuật viên thì bị chê thiếu tinh thần làm việc nhóm và kém trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.


Một số đại diện các công ty cũng nói thẳng rằng họ không hài lòng với cách làm việc của phần lớn kỹ sư và kỹ thuật viên tốt nghiệp các trường đại học ở Việt Nam. Theo họ, kỹ sư Việt Nam, đặc biệt là những người đang làm việc tại các công ty xuất nhập cảng, thiếu sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo.


Trong khi đó, ông Christian Bodewig, chuyên viên “phát triển con người” của Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam đổ trách nhiệm cho ngành giáo dục bậc tiểu học và trung học, không riêng bậc đại học. Ông này cho rằng Việt Nam “không nên chỉ lo dạy nghề và truyền bá kiến thức chuyên môn ở bậc đại học.” Bởi vì, theo ông, “tư duy phản biện và kinh nghiệm làm việc nhóm” thường phát triển ở cá nhân khi còn ngồi ở ghế tiểu học và trung học. Ông này cho rằng các trường đại học và trường dạy nghề chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn để một người biết cách thực hiện công việc của riêng mình.


Các chuyên viên Ngân Hàng Thế Giới còn khuyến cáo Việt Nam cần thay đổi nền giáo dục hiện nay.


Ông Christian Bodewig nói thêm: “Nghệ thuật giao tiếp, sự khéo léo trong hành vi ứng xử và tư duy phản biện không bao giờ lỗi thời trong mọi thời đại.”


Cũng theo ông, lâu nay Việt Nam ỷ lại “giá công lao động rẻ,” bất chấp việc nâng cao tay nghề chuyên môn. Nhưng nay, theo ông, “ưu thế” lao động giá rẻ đã mất chỗ đứng trên thị trường thế giới. Nói khác đi, nền kỹ nghệ thế giới hiện nay chỉ cần công nhân, kỹ sư có phẩm chất và giỏi tay nghề. (PL)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Việt Nam

Ghen tuông, chồng chém chết vợ ở Phú Thọ

Nghi can ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, vừa bị bắt với cáo buộc…

14 mins ago
  • Xe Hơi

Một số chương trình hỗ trợ tài chính cho xe sạch ở California

California là tiểu bang đi đầu trong việc khuyến khích xe điện, cho nên có…

19 mins ago
  • Việt Nam

Phạm Thái Hà ‘thành khẩn, nộp tiền’ sau khi biết Vương Đình Huệ mất ghế

Phạm Thái Hà là “tay hòm chìa khóa" của Vương Đình Huệ và đi theo…

19 mins ago
  • Việt Nam

Việt Nam ‘xuống nước,’ mong Cambodia ‘phối hợp đánh giá tác động của kênh Funan Techo’

Bộ Ngoại Giao Việt Nam mong muốn Cambodia "phối hợp chặt chẽ để chia sẻ…

26 mins ago
  • Hoa Kỳ

Lũ lụt tiếp tục gây thiệt hại cho Texas, mưa đá to bằng trái banh, ít nhất 224 người được giải cứu

Ít nhất 224 người được giải cứu vì mắc kẹt trong nhà và xe cộ…

32 mins ago
  • Việt Nam

Sài Gòn bắt giữ chủ nhà hàng vì trấn lột $370 của khách

Năm bị can là chủ, quản lý và nhân viên nhà hàng Nari ở quận…

33 mins ago

This website uses cookies.