Việt Nam

Sài Gòn và ĐB Sông Cửu Long tiếp tục lún: Nghiên cứu chứ chưa hành động

SÀI GÒN (NV) – Bề mặt của cả Sài Gòn lẫn đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục lún. Tình trạng này kéo dài đã vài thập niên và giới hữu trách vẫn chỉ nghiên cứu chứ chưa hành động.

Theo kết quả một cuộc khảo sát do Ðại Học Bách Khoa Sài Gòn thực hiện thì bề mặt nhiều khu vực của thành phố Sài Gòn (các quận: 2, 7, 8, 12, Thủ Ðức, Bình Tân; các huyện: Nhà Bè, Bình Chánh) tiếp tục lún nặng. Ðộ lún trung bình từ 5 mm đến 10 mm/năm.

Ông Lê Văn Trung, người đứng đầu nhóm khảo sát, nói với tờ Tuổi Trẻ rằng, nguyên nhân tình trạng bề mặt Sài Gòn lún vẫn là khai thác nước ngầm quá nhiều, hoạt động xây dựng trong quá trình đô thị hóa tăng đè nén bề mặt những khu vực có nền đất yếu và rung động do hoạt động giao thông.

Ông Trung lưu ý thêm rằng, việc khai thác nước ngầm quá mức ở những khu vực gần biển còn khiến nước mặn xâm nhập vào các tầng nước ngầm, tác động tiêu cực đến các loại cây trồng, nguy hại cho nông nghiệp.

Không chỉ có bề mặt của Sài Gòn bị lún. Tình trạng này đã trở thành phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Ðặc biệt là tại Cà Mau. Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của tỉnh Cà Mau cho biết, gần đây, mỗi năm phải chi hàng trăm tỉ để “khắc phục hậu quả sụt lún, sạt lở, nước biển dâng cao.”

Cách nay vài năm, Viện Ðịa Kỹ Thuật Na Uy (NGI) từng cảnh báo đồng bằng sông Cửu Long đang lún, tương lai của 24 triệu dân chúng trong khu vực này bị đe dọa. Riêng tốc độ lún của bề mặt Cà Mau là từ 2 cm đến 5 cm/năm. Vì Cà Mau chỉ cao hơn mặt nước biển khoảng 1.5 m, NGI khuyến cáo, nếu không hành động sớm, chỉ vài thập niên nữa, gần như toàn bộ tỉnh Cà Mau sẽ chìm trong nước biển.

Ông Tô Quốc Nam, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Cà Mau, thú thật với tờ Tuổi Trẻ, lúc đầu, ông ta không bận tâm nhiều lắm đến khuyến cáo của NGI nhưng các số liệu đo đạc về thủy triều, ông Nam tin rằng, bề mặt Cà Mau đang lún nhanh chứ nước biển dâng không thể cao nhanh như thế được. Trong năm năm vừa qua, mực nước biển tại Gành Hào đã cao hơn trước 0.73 cm.

Tham gia thảo luận về tình trạng bề mặt của Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long bị lún nhanh và nhiều, ông Lê Xuân Thuyên, giảng viên Ðại Học Khoa Học Tự Nhiên Sài Gòn, lưu ý, do cấu tạo địa chất của cả Sài Gòn lẫn đồng bằng sông Cửu Long không vững chắc nên quá trình sụt lún có thể diễn ra nhanh hơn các khu vực khác. Ngoài việc ngăn chặn tác động của con người, khiến tốc độ sụt lún nhanh hơn, ông Thuyên lưu ý phải quan tâm đến khả năng xảy ra đổ vỡ trên mặt đất do sụt lún gây ra.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, nhận định, đối phó với tình trạng bề mặt sụt lúc cấp bách hơn vấn nạn nước biển dâng cao. Mỗi năm, nước biển dâng lên chỉ chừng 3 mm còn tốc độ sụt lún của bề mặt gấp hàng chục hoặc vài chục lần. (G.Ð)

Khách Trung Quốc trộm hàng trăm triệu đồng trên máy bay Sài Gòn – Hà Nội

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Hoa Kỳ

Ông gốc Lào bị ung thư trúng số Powerball $1.3 tỷ ở Oregon

Một trong những người trúng $1.3 tỷ giải độc đắc Powerball trong tháng này là…

10 mins ago
  • ĐIỂM TIN TRONG NGÀY

Báo Nhật: Vương Đình Huệ mất ghế làm ‘bọn Nghệ An’ lâm vào cảnh vất vưởng

Báo Nhật: Vương Đình Huệ mất ghế làm 'bọn Nghệ An' lâm vào cảnh vất vưởng Nhật…

47 mins ago
  • Thơ Độc Giả

Tháng Tư, những câu ngắn – Thơ TrD. Kqđ

TrD. Kqđ Tháng Tư, những câu ngắn  Ba tao đã thắng ba mày Bây giờ…

52 mins ago
  • Hoa Kỳ

Gia đình thiếu niên bị bắn khi rung chuông lầm cửa, đâm đơn kiện chủ nhà

Gia đình một thiếu niên người da đen, bị một chủ nhà người da trắng…

1 hour ago
  • Cáo Phó

Bà Đinh Thị Duy Chi

1 hour ago
  • Phân Ưu

Anh Nguyễn Chí Thông

1 hour ago

This website uses cookies.