Friday, April 26, 2024

Có nên chạy trên bánh xe ‘sơ cua’ một thời gian dài?

LOS ANGELES, California (NV) – Hầu hết các bánh xe “sơ cua” đều đi kèm với chiếc xe phòng khi hữu sự. Ở Mỹ những bánh xe “sơ cua” này được gọi là “spare tire,” còn tiếng lóng gọi là “donut,” theo trang Thedrive.com.

Khi bánh xe bị xẹp hay nổ, thay bánh xe “sơ cua” vào là tiếp tục chạy như thường phải không?

Khi phải gắn bánh xe “sơ cua” đừng chạy quá 50 dặm/giờ. Bánh xe “sơ cua” chỉ được thiết kế chạy tạm đến chỗ sửa xe. (Hình minh họa: Julie Denesha/Getty Images)

Câu trả lời là “không chạy như thường” mà chỉ chạy một đoạn ngắn để đến chỗ thay vỏ xe mới.

Vài chi tiết cần biết khi về bánh xe “donut”

Bánh xe được thiết kế theo các chi tiết kỹ thuật của toàn bộ chiếc xe như trọng tải, vận tốc tối đa, gia tốc khởi động chẳng hạn.

Chiếc bánh xe “sơ cua” không được thiết kế thay thế chiếc vỏ xe chính.

Sử dụng lâu sẽ gặp những hư hại như hộp số, hệ thống nhún, và bộ thắng.

Gắn “donut” thay bánh trước được không?

Hầu hết trọng lượng của xe nằm ở phía trước, nơi đặt động cơ xe.

Nên nhớ bánh xe trước chịu nhiều áp lực từ trọng lượng tĩnh của chiếc xe hay áp lực khi xe chạy đạt vận tốc cao, khi bẻ lái.

Bánh xe “sơ cua” không chịu nổi những áp lực này trong thời gian dài.

Với những chi tiết vừa kể trên, không phải là một ý tưởng hay khi chạy tốc độ cao trên freeway với bánh xe “sơ cua.”

Do đó, khi cần phải thay bánh xe “sơ cua” phải nhớ rằng tốt nhất là chạy thẳng đến tiệm sửa để thay bánh xe.

Nếu vì hoàn cảnh nào đó chưa thể thay ngay bánh xe mới được, nên áp dụng nguyên tắc sau: Khi phải gắn bánh xe “sơ cua” đừng chạy quá 50 dặm/giờ. Nếu chạy về đến nhà được, nên đổi xe khác để di chuyển.

Hãy luôn nhớ rằng: Bánh xe “sơ cua” chỉ được thiết kế chạy tạm đến chỗ sửa xe ngay sau khi được thay, chứ không phải là một bộ phận sử dụng thay thế bánh xe chính. (MPL) [qd]

MỚI CẬP NHẬT