Friday, April 26, 2024

Thành lũy Punakha Dzong ở Bhutan

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

“Dzong” là một từ ngữ biểu tượng trong lịch sử đất nước Bhutan để ám chỉ đến một địa danh giống như một thành lũy bao gồm có lâu đài, cung điện vua, và tu viện. Tất cả các sinh hoạt chính trị, hành chính và tôn giáo của Bhutan đều được điều khiển từ các “Dzong.”

Tùy theo kích thước từng địa phương mà các “Dzong” lớn nhỏ khác nhau. Các “Dzong” nổi tiếng ở Bhutan phải kể đến là Paro Dzong, Trongsa Dzong, và còn nhiều “Dzong” nữa. Nhưng đặc biệt nhất, nổi tiếng nhất, cổ kính nhất, biểu tượng nhất và có lẽ đẹp nhất phải là Punakha Dzong.

Thành phố nhỏ Punakha nằm cách thủ đô Thimpu của Bhutan về hướng Ðông khoảng 50km. Gọi Punakha là một thành phố thì cũng hơi quá, nhưng nếu gọi là ngôi làng thì cũng không ổn vì nó cũng không quá nhỏ.

Dân số Punakha chỉ khoảng 15,000 dân nhưng để thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên, ngắm xem phong thái kiến trúc và tìm hiểu văn hóa-tôn giáo Bhutan thì Punakha Dzong là nơi không thể thiếu khi du khách đã đến Bhutan.

Punakha Dzong nguyên thủy được xây dựng từ thế kỷ 17 dưới thời vua Zhabdrung Namgyal, người đã có công thống nhất Bhutan.
“Dzong” này không chỉ là nơi đóng đô của nhà vua mà còn là thành lũy để ngăn chặn sự xâm lăng của các lân bang. Chính vì thế mà vị trí Punakha Dzong được chọn lựa nằm giữa hai con sông Phochu (sông Cha) và Mochu (sông Mẹ). Ðây cũng là một cách tiết kiệm công sức quân sĩ, thay vì người ta phải đào hào chung quanh thành lũy ngăn ngừa quân giặc thì nhà vua Bhutan dùng hai dòng sông thiên nhiên để làm hào.

Cầu gỗ một nhịp nối liền Punakha Dzong và sông Mochu. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Cầu gỗ một nhịp nối liền Punakha Dzong và sông Mochu. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Năm 1907, Punakha Dzong được trùng tu và xây dựng lại, cây cầu xưa cũ đã được thay thế bằng cây cầu một nhịp dài 55m nối liền “Dzong” và bên kia sông Mochu, tạo thành một không gian nhẹ nhàng thanh thoát cho người thưởng ngoạn. Bhutan có nhiều sông, nhưng con sông nào cũng chảy xiết vì độ dốc của dãy Hymalayas xuôi về Ðông Nam lục địa Á-Ấn. Không có thuyền bè đưa bạn sang sông, bạn muốn bơi cũng không được vì độ lạnh của nước sông.

Những ai ỷ tài bơi giỏi mà nhảy xuống bơi ở đây thì thật là đùa giỡn với tử thần! Bạn nên nhớ, Bhutan ở trên độ cao 2,000 m và nước sông khá lạnh. Nếu muốn vào thăm hay du ngoạn bên trong “Dzong,” bạn chỉ có một cách duy nhất là bạn phải đi qua cầu.

Cổng vào “Dzong” không phải là một cổng “Tori” theo kiến trúc Nhật Bản, cũng không phải là một cổng “Tam Quan hay Ngọ Môn” theo kiến trúc Trung Hoa. Cổng vào của “Dzong” là một tòa nhà với hơn hai chục bậc thang đá. Qua khỏi các bậc thang đá, du khách bước lên thêm hơn một chục bậc thang gỗ nữa mới đến được trước cổng “Dzong.”

Kiến trúc cổng vào bằng gỗ, hoàn toàn theo phong cách Bhutan. Các hình vẽ màu vàng trên các cây gỗ màu sắc nâu đỏ thẫm (màu sắc áo của các vị sư Bhutan) làm nổi bật cổng thành “Dzong” cao lớn. Ðứng trên thềm cổng, du khách bắt gặp hình ảnh của ngài Guru Liên Hoa Sinh vẽ trên tường. Ðây là một hình ảnh mà người dân Bhutan luôn xem ngài như một vị Phật, một vị bồ tát trong đời sống tâm linh của họ.

Cổng vào Punakha Dzong. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Cổng vào Punakha Dzong. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Bước sâu vào trong chút nữa, những ai biết sơ qua về triết lý Phật Giáo thì đều có thể nhận thấy ngay hình ảnh của “tứ đại thiên vương”(theo quan niệm Phật Giáo Trung Hoa) đã được vẽ biến tướng theo quan niệm Phật Giáo Bhutan, những hình ảnh này được vẽ dọc theo con đường dẫn đến tòa tháp chính của “Dzong.”

Ðây là điện thờ của hai “tượng hợp nhất” Chakrasamvara và Dakini Dorje Phagmo theo Phật Giáo Bhutan biểu hiện hình ảnh “ta tuy hai mà một.” Hình ảnh này hoàn toàn khác lạ triết lý với các nhánh Phật Giáo tiểu thừa và đại thừa (của Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Ðại Hàn) mà chúng ta không bao giờ gặp.

Ngày nay, tuy Punakha Dzong không còn là kinh đô của Bhutan, nhưng không vì thế mà nó mất đi hẳn vị thế quan trọng của nó. Punakha Dzong vẫn còn là nơi giảng pháp cho các tăng sinh Bhutan, là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng trong các ngày lễ hội của người dân Bhutan.

Trong số các “Dzong” tôi có dịp đi qua, có lẽ phần văn hóa và triết lý Phật Giáo miêu tả bằng các nét vẽ nghệ thuật của Punakha Dzong là những điểm thu hút tâm tư tôi nhiều nhất. Cần nói thêm, tu viện trong Punakha Dzong là một nhánh Phật Giáo Bhutan có ảnh hưởng từ bên Tây Tạng nên các bức tranh do tu viện Punakha trình bày khác hẳn với nhiều tu viện khác.

Mỗi một “Dzong” của Bhutan đều có cách trình bày về văn hóa và triết lý sống và Phật Giáo của từng địa phương theo cách riêng tư của họ. Nhưng tất cả các cách trình bày miêu tả này đều là những điểm học hỏi vô cùng quý giá cho những ai có cái nhìn nghiêng về góc cạnh tâm linh. Ý nghĩa của các bức tranh tôn giáo cho phép người ta tìm hiểu thâm sâu hơn về các ý nghĩa đích thực của đời sống tâm linh và đời sống hiện hữu giữa trần thế này.

Bức họa tranh miêu tả về triết lý Phật Giáo Bhutan (nhánh Ninh Mã). (Hình: ATNT Tours & Travel)
Bức họa tranh miêu tả về triết lý Phật Giáo Bhutan (nhánh Ninh Mã). (Hình: ATNT Tours & Travel)

Thưởng ngoạn các bức tranh bên trong Punakha Dzong, cứ tưởng các bức tranh “vẽ để mà vẽ,” tranh không mang một ý nghĩa gì. Nhưng không hẳn như thế! Những bức tranh tưởng như vô bổ đó, khi càng tìm hiểu thêm ý nghĩa của tranh thì người thưởng ngoạn càng cảm nhận được một luồng tâm tư rất lạ, nhè nhẹ len lỏi trong trí óc, giúp cho mình bật ra ngay những điểm lấn cấn hay những điều suy nghĩ không rõ ràng trong dòng suy tư của mình.

Phần điện thờ chính trong Punakha Dzong còn gọi là “The grand Kuenrey.” Ðây là một điện thờ có phần kiến trúc giống như bên Tây Tạng, có hơi khác là phần bên ngoài điện thờ được trình bày bằng các hình vẽ diễn tả về phần tâm linh, phần nhân sinh quan và vũ trụ quan của con người theo Phật Giáo Bhutan. Thưởng ngoạn những bức tranh này du khách cần một người hướng dẫn thông thạo và hiểu biết về triết lý Phật Giáo để giúp mọi người thích thú với một nếp suy nghĩ khác của người dân Bhutan.

Trong điện thờ ba ngôi tượng Phật lớn, chính giữa là Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài Guru Liên Hoa Sinh và ngài Zhabdrung Namgyal người có công khai sáng ra đất nước Bhutan. Ngày nay người dân Bhutan tôn thờ ông như một vị Phật. Punakha Dzong cũng chính là nơi an nghỉ của ông.

Punakha Dzong không chỉ là một thành lũy lớn, mang kiến trúc Bhutan rất đẹp nằm xen giữa sông Cha, sông Mẹ bên thung lũng Punakha dành cho người du khách thưởng ngoạn. Ðây còn là một không gian tuyệt vời cho những ai thích trầm ngâm suy tư về ý nghĩa đời sống. Biết đâu không gian đó lại có thể giúp cho con người tìm lại được chính mình.


Các tour Á Châu & Trung Ðông 2017
1. Escorted tour: Nepal – Bhutan – Dubai
Paro – Thimphu – Punakha – Kathmandu- Pokhara – Dubai
Tour 1: Feb. 01 – Feb. 18, 2017
Tour 2: Sep. 13 – Sep. 30, 2017
2. Escorted tour: Miến Ðiện – Indonesia – Việt Nam*
Yangon – Kyaiktiyo (Golden Rock) – Heho – Inle – Bagan – Mandalay – Jakarta – Yogyakarta – Borobudur – Bali
Tour 1: Jan. 09 – Jan. 25, 2017
Tour 1: Nov. 01 – Nov. 17, 2017
3. Escorted tour: Singapore – Malaysia – Thái Lan
Singapore – Malacca – Penang – Kuala Lumpur – Batu Caves – Penang – Bangkok – Pattaya – Ayutthay – Phuket – Phang Nga Bay
Tour 1: Feb. 01 – 15, 2017
Tour 2: Apr. 16 – 30, 2017
Tour 3: June 10 – 24, 2017
Tour 4: Sep. 01 – 15, 2017
4. Escorted tour: Miến Ðiện – Thái Lan – Lào – Cambodia
Yangon – Kyaiktiyo – Heho – Inle – Bagan – Mandalay – Luang Prabang – Chiangmai – Chiang Rai – Tam Giác Vàng – Siem Reap – Việt Nam (optional)
Tour 1: Jan. 09 – Jan. 25, 2017
Tour 2: Feb. 12 – Feb. 28, 2016
Tour 3: Oct. 01 – Oct. 15, 2017
Tour 4: Nov. 07 – Nov. 23, 2017
5. Escorted tour: Nhật Bản Mùa Hoa Anh Ðào – Ðài Loan – Nam Hàn
Tour code JTKA: Mar. 29 – Apr. 14, 2017
Tour code JTKB: Apr. 02 – Apr. 18, 2017
Tour code JTKC: Apr. 06 – Apr. 22, 2017
6. Escorted tour: Nhật Bản Mùa Hoa Anh Ðào
Tokyo – Mt. Fuji – Nagoya – Nara – Kyoto – Kobe – Osaka
Tour 01: Mar. 27 – Apr. 06, 2017
Tour 02: Mar. 28 – Apr. 07, 2017
Tour 03: Apr. 05 – Apr. 15, 2017
Tour 04: Apr. 06 – Apr. 16, 2017
7. Escorted tour: Dubai – Jordan – Israel
Dubai – Abu Dhabi – Amman- Jarash – Madaba – Mt. Nebo – Petra – Dead Sea (Jordan) – Sea of Galilee – Nazareth – Haifa – Jerusalem – Bethlehem – Dead Sea (Israel) – Jericho – Tel Aviv
Tour 1: Feb. 01 – Feb. 14, 2017
Tour 2: Nov. 16 – Nov. 30, 2017
8. Escorted tour: Enchanting Asia Singapore – Malaysia – Indonesia
Singapore – Malacca – Kuala Lumpur – Batu Cave – Penang – Yogjakarta – Borobudur – Jakarta – Bali
Tour 1: Jan. 09 – Jan. 22, 2017
Tour 2: Mar. 01 – Mar. 14, 2017
Tour 3: Sep. 11 – Sep. 24, 2017
Tour 4: Dec. 01 – Dec. 14, 20167
9. Escorted tour: Tết Ðinh Dậu 2017 “Những Nẻo Ðường Việt Nam”
Thăm các thành phố: Hà Nội – Vịnh Hạ Long – Huế – Ðà Nẵng – Hội An – Ðà Lạt – Phan Thiết – Mỹ Tho – Cần Thơ và Sài Gòn “Hòn Ngọc Viễn Ðông”
Tour khởi hành: Jan. 08 – 22, 2017 ***Tết Ðinh Dậu
Land tour: $1,795/người
Air ticket: from $650/người + Visa
Escorted tour 2016: Xin vào trang nhà ATNTtravel.com để biết thêm chi tiết
– Các tour Châu Âu.
– Các tour Úc – Tân Tây Lan, Greece – Turkey, South America, South Africa, Cuba.
– Các tour nội địa USA – Canada.
– Các tour Việt Nam.
Xin liên lạc ATNT Tours:
9106 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708
Ðiện thoại: (714) 841-2868 / (888) 811-8988
Website: www.atnttravel.com

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT