Friday, April 26, 2024

‘Vua Trà Việt Nam’ xuất hiện trên truyền thông Anh, Mỹ

Sinh năm 1953, khi được 9 tuổi, thì mẹ ông qua đời trong một tai nạn xe hơi. Nỗi mất mát này đưa ông đến một ngả rẽ không hề định trước.

Ông được đưa vào một cô nhi viện ở vùng cao nguyên phía Nam Việt Nam và sống ở đó trong 6 năm, dưới sự quản thúc nghiêm ngặt của các cô bảo mẫu.

Là người có cá tính, nên ngay ở lứa tuổi đó, ông đã gặp khá nhiều rắc rối, thậm chí có lúc bị nhốt cả đêm ngoài… chuồng heo, bởi lý do: đánh nhau với bạn.

Tuy nhiên, năm tháng này đã dạy cho ông những bài học biết tự bảo vệ mình, và ông đã áp dụng bản năng sinh tồn cũng như những trải nghiệm đó vào công việc kinh doanh về sau.

Trần Quí Thanh đã phải trải qua rất nhiều ngành nghề khác nhau trước khi làm nên cơ nghiệp Tân Hiệp Phát.

Ông Thanh dấn thân vào thương trường lần đầu tiên là vào năm 1977, trong lãnh vực sản xuất men. Tận dụng những chiếc võng dù của quân đội Mỹ để lại, ông biến chúng thành những chiếc sàng bắt bùn men.

Ông Roland Ruiz (phía trái) - Phó tổng giám đốc, (D.CEO Corporate Service & Governance) của THP đóng góp tiền trong chiến dịch vận động nhân viên Tập đoàn đóng góp ủng hộ ngư dân miền Trung.
Ông Roland Ruiz (phía trái) – Phó tổng giám đốc, (D.CEO Corporate Service & Governance) của THP đóng góp tiền trong chiến dịch vận động nhân viên Tập đoàn đóng góp ủng hộ ngư dân miền Trung.

Ông cho thu mua hết tất cả những chiếc võng dù có trên thị trường để phục vụ cho cơ sở của mình. Sáng kiến tưởng chừng thô sơ này không ngờ đã giúp cho thương hiệu men của ông Thanh đứng vững trên thị trường, trong khi các nhà sản xuất men khác phải bỏ cuộc trước lạm phát quá cao.

Tuy nhiên, khi lạm phát lên tới 300%, giá men sụp đổ vào năm 1979, ông Thanh nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh vào ngành sản xuất đường.

Sau hơn 10 năm bám trụ với việc chế biến mía đường, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn đã làm nhà máy sản xuất nhỏ trong nội thành của ông lép vế.

Nhưng, như ông kể với Financial Times, “Trong điều kiện kinh tế như vậy, tôi chọn phương án thanh toán bằng vàng.”

Quyết định này giúp ông thu được lợi nhuận rất cao.

Ông cho rằng, “Trong một ngày, tôi có thể kiếm được 3 chỉ vàng. Tại thời điểm đó, một ngôi nhà giá khoảng 1 chỉ, vậy có nghĩa là tôi có thể mua 3 căn nhà trong một ngày.”

Kiểm tra hóa sinh chặt chẽ trong phòng thí nghiệm.
Kiểm tra hóa sinh chặt chẽ trong phòng thí nghiệm.

Cũng bắt đầu từ đây, ông có những ý tưởng táo bạo cho việc tạo dựng một thương hiệu đồ uống ở Việt Nam.

Năm 1992, Chính phủ Việt Nam cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động vào năm 1992.

Năm 1994 ông cho ra đời nhà máy sản xuất bia Bến Thành. Ðây cũng là cội nguồn của dòng nước uống giải khát thuộc Tập Ðoàn Tân Hiệp Phát về sau.

Khi sản phẩm bia bị đánh thuế và lợi nhuận bị mất đi, ông Thanh lại một lần nữa chứng tỏ sự nhạy bén của mình khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất carbon dioxide và xi-rô fructose.

Năm 2001, sản phẩm nước tăng lực mang nhãn hiệu Number 1 chính thức ra đời.

Năm 2006, Trà Xanh Không Ðộ được người tiêu dùng biết đến.

Năm 2009, Trà thảo mộc Dr.Thanh có mặt trên thị trường.

Và cũng từ đây, năm 2009, Tân Hiệp Phát bắt đầu là cái tên nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam. 

Muốn thành công phải tạo sự khác biệt

Một trong những triết lý kinh doanh mà ông Thanh tâm niệm trong quá trình dấn thân vào thương trường là, “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai.”

Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic hoàn toàn khép kín và tự động.
Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic hoàn toàn khép kín và tự động.

Xuất hiện trên đài CNBC, ông Thanh nói, “Tôi bắt đầu sự nghiệp không hề có người hướng dẫn và chỉ với một chút tiền trong tay.”

“Cuộc sống rất khó khăn đòi hỏi tôi phải lăn lộn mỗi ngày. Lớn lên, tôi nhận ra rằng để sống còn chúng ta phải có kỷ luật, không được bỏ cuộc hay chỉ biết nuông chiều bản thân. Tôi vận dụng các nguyên tắc đó vào trong công việc kinh doanh của mình,” ông nói thêm.

Triết lý đó, nguyên tắc đó đã giúp Tập Ðoàn Tân Hiệp Phát, do Trần Quí Thanh sáng lập, sau hơn 20 năm, trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước giải khát lớn nhất Việt Nam và đang cố gắng trở thành doanh nghiệp cung cấp thức uống hàng đầu Châu Á.

Cả Financial Times lẫn CNBC đều nhắc lại sự kiện năm 2015 Tân Hiệp Phát thắng vụ kiện chống lại một người tiêu dùng đã “tống tiền” tập đoàn này khi cho rằng có một con ruồi bên trong chai nước giải khát của Tân Hiệp Phát.

Nói với tờ Financial Times, người sáng lập Tân Hiệp Phát cho rằng, “Ðó là những việc có thể xảy ra trong thời đại cạnh tranh gay gắt của thị trường hôm nay”.

“Mặc dù kiểm tra cơ quan y tế địa phương đã xác định Tân Hiệp Phát không vi phạm các quy định an toàn thực phẩm, nhưng ông Thanh vẫn thừa rằng hình ảnh thương hiệu có bị sức mẻ. Vì thế, hiện nay ông cho mở cửa nhà máy để mọi người có thể đến tham quan trong nỗ lực lại lòng tin của khách hàng,” CNBC trích lời ông Thanh.

“Những thách thức đến từ Tân Hiệp Phát là những thách thức mà tôi đã chuẩn bị đón nhận trong suốt cả cuộc đời mình,” ông Thanh chiêm nghiệm. (N.L.)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT