Đời Sống

Những bất lợi khi thêm tên con cháu vào giấy chủ quyền nhà

(realtytimes.com) – Nhiều người lớn tuổi đã thêm một người con (hoặc cháu) trưởng thành vào giấy chủ quyền các tài sản của họ (đặc biệt là căn nhà) với tính cách một đồng sở hữu chủ để khỏi phải làm di chúc.

Tuy nhiên, loại bất động sản này có thể tạo ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như:

1-Khi thêm một đồng sở hữu chủ, người chủ nguyên thủy sẽ mất quyền kiểm soát. Để bán một bất động sản đồng sở hữu trong khi bạn còn sống, bạn phải có chữ ký của cả hai người chủ. Nếu người cùng làm chủ với bạn không hợp tác hoặc bị mất năng lực, có thể bạn sẽ gặp trở ngại trong việc bán hoặc chuyển nhượng bất động sản của bạn.

2-Một phần tài sản có thể bị mất cho các chủ nợ của người đồng sở hữu. Nếu người cùng sở hữu với bạn có các vấn nạn nợ nần, chủ nợ của người đó có thể xin tòa án cho sai áp tài sản chung để trừ nợ. Điều này cuối cùng có thể làm cho bạn mất tài sản đó!

3-Các tài sản có thể trở thành một phần trong thủ tục ly dị của một đồng sở hữu chủ. Dĩ nhiên bạn không muốn bất động sản của bạn bị lôi kéo qua các thủ tục ly dị của tòa án với những phí tổn và mất thì giờ vì phải tham dự các phiên tòa.

4-Người ta thường nhìn vào cộng đồng sở hữu như một phương tiện để khỏi phải lập di chúc. Tuy nhiên, khi cha mẹ đặt một người con vào giấy chủ quyền như một đồng sở hữu chủ đối với bất động sản của họ, họ thường không ý thức rằng họ đã thực hiện một vụ hiến tặng một nửa trị giá của bất động sản. Nếu trị giá đó vượt quá $14,000 trong một năm, tặng phẩm là một khoản hiến tặng phải đóng thuế, do đó cha mẹ sẽ phải nộp một tờ khai thuế tặng dữ.

5-Khi một người thừa hưởng một tài sản, trị giá của tài sản sẽ được xét lại theo trị giá hiện hữu đã tăng lên vào ngày chết của người để lại di sản. Chẳng hạn cha mẹ già để lại một căn nhà cho con cái họ trị giá $400,000 vào ngày họ qua đời, trong khi trị giá của bất động sản chỉ là $100,000 (giả dụ căn nhà đã được mua từ 20 năm trước). Trong khi những người thừa hưởng có thể phải trả thuế bất động sản tùy theo cỡ của bất động sản, họ sẽ không chịu trách nhiệm về thuế tăng vốn đối với số tiền $300,000 mà trị giá đã tăng lên. Họ sẽ chỉ chịu trách nhiệm về những khoản tăng vốn có thể xảy ra từ thời điểm họ thừa hưởng di sản và rồi bán đi. Mặt khác, trong trường hợp đồng sở hữu, khoản tăng vốn là $300,000 và người thừa hưởng sẽ phải trả thuế cho một nửa số tiền gia tăng về trị giá tính thuế (tức $150,000).

Tóm lại, mặc dù giải pháp đồng sở hữu có những lợi điểm, chúng ít được sử dụng vì có nhiều bất lợi. (N.N.)

Mời độc giả xem chương trình du lịch “Thành phố tình yêu Venice”(Phần 2)
Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Cộng Đồng

Nhét dương vật vô thức ăn, người nấu bếp nhà hàng Houston bị bắt

Từ việc một người đàn ông bị buộc tội đã làm ô nhiễm thức ăn…

2 hours ago
  • Hoa Kỳ

Google lập kế hoạch xây trung tâm dữ liệu $2 tỷ ở Indiana

Google có kế hoạch đầu tư $2 tỷ xây cất một trung tâm dữ liệu…

3 hours ago
  • NHÀ ĐẤT

Những cách thỏa hiệp để tiết kiệm tiền khi mua nhà

Từng được coi là “dấu ấn của giấc mơ Mỹ,” việc mua nhà và lãi…

3 hours ago
  • Xe Hơi

10 mẫu xe cũ dưới $10,000 đáng tin cậy

Những cải tiến quan trọng bắt đầu vào những năm 2010, với nhiều mẫu xe…

4 hours ago
  • Little Saigon

Tưởng niệm 30 Tháng Tư gợi nỗi đau khó xóa nhòa

Những cư dân đến tham dự buổi tưởng niệm 3- Tháng Tư cùng tỏ lòng…

6 hours ago
  • Hoa Kỳ

California có 4 thành phố trong Top 100 Nơi Sinh Sống Tốt Nhất Nước Mỹ

Livability.com phân tích dữ liệu công cộng và tư nhân của thành phố cỡ nhỏ…

6 hours ago

This website uses cookies.