Phân biệt các loại đau

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Đau do hai nguyên nhân chính gây ra là bên ngoài và bên trong. Còn các loại đau thì tùy theo bản chất gây bệnh. Chẳng hạn, có người cảm thấy nặng nề, đau nhức, khó chịu là người đó biết trời sẽ âm u và có thể đổ mưa. Tính nặng nề là của thấp, của ẩm ướt, của mưa.

Xem như vậy, con người ảnh hưởng với ngoại cảnh, một khi không thể điều chỉnh thích hợp với ngoại cảnh thì chúng ta bị thụ bệnh, lâu hay mau là do vệ khí của người đó mạnh hay yếu trong khi điều chỉnh.

Những dụng cụ y khoa ngày nay chỉ tìm được sự liên hệ của cơ thể với sự thay đổi của khí hậu, nhưng không nhìn thấy sự liên hệ của con người với ngũ hành và âm dương, nên việc chữa trị còn phiếm diện và bệnh chỉ được chữa trị tạm thời.

Y Khoa Đông Phương đã nhìn thấy căn nguyên và sự liên hệ giữa đại ngũ hành, kim-mộc-thủy-hỏa-thổ và tiểu ngũ hành (con người), tâm-gan-tì-phế-thận và âm dương đem áp dụng vào cách định bệnh và chữa bệnh.

Chẳng hạn khi khí hậu nóng và âm u, người ta bị đau là do thấp nhiệt từ bên ngoài ảnh hưởng vào bên trong gây ra đau nhức, sưng đỏ, đối với người bị thận âm suy, có hư hỏa và thấp đã phục sẵn ở bên trong.

Người thầy thuốc có thể vọng-văn-vấn-thiết để định bệnh, ngoài ra có thể nhìn qua lưỡi bệnh nhân xem đỏ, trắng, vàng, đen,…

Y Lý Đông Y là một khoa học, rõ ràng như 1+1=2, không phải muốn chữa theo hứng, mà là một Y Lý vô cùng vi diệu, thâm sâu, đã trường tồn qua nhiều ngàn năm và vẫn còn đang tiến triển theo đà tiến triển của khoa học và đời sống. Y Lý không bao giờ sai chạy vì nó đã đặt trên sự tuần hoàn của vũ trụ, và sự sanh-trưởng thu-tàng của con người.

Nhìn lại nửa thế kỷ qua, điện toán còn thô sơ, IBM thời đó coi như số một, máy điện toán còn phải dùng card reader để đọc sự kiện, nhưng ngày nay điện toán vô cùng phát triển và áp dụng vào mọi lãnh vực, như điện thoại, truyền thông, TV và nhất là lên không gian cũng chỉ dùng có 0 và 1 (hay nói khác đi là âm và dương như Y Lý Đông y áp dụng để định bệnh và chữa bệnh).

Rõ ràng sự áp dụng có hiệu quả nhiều hay ít là do sự thông minh của con người. Xem như vậy quý vị cứ yên tâm, một khi đã đi chữa trị nhưng phương pháp khác không có hiệu quả, mà phải chuyên qua Đông Y thì cũng đừng lo âu. Tuy nhiên phải tìm cho được vị thầy thuốc đã tốt nghiệp các trường đại học có căn bản và càng nhiều kinh nghiệm lâm sàng càng tốt.

Sau đây chúng ta trở lại với đề tài phân biệt các loại đau.

Nếu chúng ta để ý đến những loại đau, chúng ta có thể biết được nguyên nhân gây ra đau và khi chúng ta hiểu được nguyên nhân gây ra đau, chúng ta sẽ không lo âu quá đáng về những đau đớn và có thể biết sự nặng nhẹ của bệnh tật.

Dưới đây là những điển hình để chúng ta nhận ra bản chất của sự đau và do nguyên nhân gì gây ra.

Đau nhức tới cấp kỳ: Đau nhức tới bất thình lình và đau dữ dội thường là bệnh không nguy hiểm, dễ chữa.

Đau nhức tới từ từ: Đau nhức tới từ từ thường không đau nhiều và đau âm ỉ một thời gian mới phát bệnh nặng, thường là bệnh do âm gây ra và do hư chứng nên thường khó chữa, nhiều nguy hiểm hơn và chữa trị phải cần nhiều thời gian hơn.

Đau nhức do khí suy: Đau nhức do khí suy, như thận khí suy hay bị đau thắt lưng, đau đầu gối và yếu đầu gối, đứng lên ngồi xuống khó khăn hơn, vì khí thuộc dương, nên về mùa Đông lạnh, gây khí suy thêm mà gây ra nhức. Ngoài ra khí suy nên tránh ăn nững thức ăn lạnh dễ gây ra chân tay bị lạnh và nhức mỏi. Nếu người bị thận khí suy ảnh hưởng tới tì khí trời lạnh làm ăn khó tiêu, đau và sình chướng vùng thượng vị, khi hơ nóng cảm thấy dễ chịu, và đau ở chỗ cố định.

Đau nhức do khí tắc: Đau nhức do khí tắc nghẽn, khi chúng ta ấn tay vào thấy đau, khó chịu hơn và thấy hơi sưng.

Đau nhức do máu suy: Đau nhức cảm như kiến bò thường do máu thiếu hay thấp không đưa máu được ra bì da, dễ hồi hộp, nhất là khi làm việc hối hả hay lên thang lầu, mắt nhìn không rõ sự vật, mất ngủ có khi thức trắng đêm. Có thể do bao tử bị loét, máu bị rỉ ra mỗi ngày một chút mà chúng ta không để ý, tưởng là ăn rau hay hoa quả mà đi cầu phân hơi xanh, nhưng nếu chúng ta ngửi mùi phân sẽ thấy mùi tanh của máu, là chúng ta biết do máu rỉ ra, hoặc có thể dùng một loại giấy thử phân, xem máu có trong phân không. Nếu vì lý do bao tử thì chúng ta phải trị bao tử mới hy vọng không bị thiếu máu gây ra đau nhức, hay đôi khi như kiến bò vì máu thiếu ít.

Đau nhức như kim châm: Đau nhức cảm thấy như kim châm hay dùi đâm rất khó chịu thường do máu bị tắc không thông. Thường đau vùng với tay không tới ở sau lưng là do đường đi cửa gan, từ đốt xương sống T7 ra, do máu nghẹt mà gây ra đau. Trường hợp này châm cứu là tuyệt vời để giải tỏa sự tắc nghẽn đường đi của máu.

Đau nhức do phong: Phong là dương tà, hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây ra bệnh ở phần trên của cơ thể như đầu, mặt. Bệnh đau do phong hay di chuyển lúc cổ, lúc vai, lúc chân tay… biến hóa nặng nhẹ, mau lẹ. Có hai loại đau do phong từ bên ngoài vào và gan phong nội đông gây ra.

Dựa vào những đặc tính này, nếu chúng ta thấy bệnh đau tới cấp kỳ, lúc chỗ này, lúc chỗ khác, không nằm ở một chỗ nhất định thì thường là phong gây ra. Trường hợp này nếu chúng ta dùng những phương pháp khác để trị liệu đôi khi không mang lại kết quả mà còn gây tổn thương cho những bắp thịt bị chích thuốc giảm đau.

Đau nhức do thấp: Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành. Thấp làm dương khí của tì vị bị giảm sút, ảnh hưởng tới sự vận hành của thủy thấp gây chứng phù thũng, ảnh hưởng tới vận hóa của đồ ăn, gây chứng bệnh về tiêu hóa như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, mót rặn. Thấp thường gây ra đau ở một chỗ cố định, cảm thấy thân thể nặng nề, nhất là chân tay hay mặt cảm thấy như sưng, nếu thấp lên đầu gây nhức đầu cảm thấy như đầu bị bó lại, chóng mặt.

Đau nhức do hàn: Hàn là âm tà hay làm tổn thương dương khí, hàn hay ngưng trệ khi hàn phạm vào cơ thể gây khí huyết ứ trệ, không thông gây ra đau như đau dạ dày do trời lạnh, hay ăn thức ăn quá lạnh. Hàn còn gây ra co rút, như lạnh gây co cứng cơ và đau cổ, vai, gáy và lưng, chuột rút các cơ do hàn.

Đau do nhiệt: Hỏa và nhiệt giống nhau là một khí trong lục dâm. Nhưng các thứ khí khác như phong, hàn, thấp, táo cũng có thể hóa hỏa, ngoài ra các tạng phủ cũng biến hóa thành hỏa như can hỏa, tâm hỏa…

Có hai loại hỏa là hư hỏa và thực hỏa. Đặc tính của hỏa gây sốt và viêm nhiệt. Gây sốt là mắt đỏ và đau, nước tiểu đỏ, cổ họng sưng đỏ và đau, loét lưỡi và lợi làm sưng đau. Đại tiện và tiều tiện ra máu…

Ngoài ra còn nhiều loại đau khác như ung thư, thoái hóa khớp xương, ung nhọt, làm việc quá sức…

Mỹ truy tố 412 người gian lận bảo hiểm y tế hơn $1 tỉ