Friday, April 19, 2024

Những ‘huyền thoại’ quanh chuyện nhật thực

WASHINGTON DC (NV) – Nhật thực khiến người xem bị mù, thức ăn bị ngộ độc hoặc mang lại chuyện xui xẻo, những huyền thoại ấy có đúng không?

Theo trang mạng AARP, trước khi hiện tượng nhật thực xảy ra vào ngày 21 Tháng Tám, nhiều người trở nên náo nức và có những ý niệm sai lạc. Rồi thời gian càng cận kề càng có thêm nhiều người bàn tán về biến cố lịch sử này.

Nói xem nhật thực bị mù mắt thì không đúng lắm. Cơ Quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Hoa Kỳ (NASA) giải thích rằng nhìn lên mặt trời bằng mắt trần khi đang nhật thực chỉ khiến mắt đau nhức và võng mạc bị hư hại chứ không làm cho mù hẳn.

Nhật thực toàn phần không được ghi chép vào sử sách nhưng chỉ được đề cập đến, khi trùng hợp với những biến cố lịch sử nào đó. Ví dụ khi vua Henry I của nước Anh chết vào đầu thập niên 1100, ngày có hiện tượng nhật thực. Người ta cho rằng cái chết của ông là do nhật thực nhưng theo NASA thì điều đó hoàn toàn là một sự trùng hợp.

Người ta nói phụ nữ mang thai chớ nên xem nhật thực vì có hại cho thai nhi. NASA bác bỏ vì rằng “hậu quả duy nhất là mỗi vài phút trong cơ thể chúng ta có vài nguyên tử bị chuyển hóa thành một chất đồng vị phóng xạ khác khi hấp thụ một trung hòa tử (từ mặt trời). Hiệu ứng này hoàn toàn vô hại và cũng không gây hại cho con người, kể cả thai nhi nếu quí vị đang có thai.”

Nếu nói rằng nhật thực làm nhiễm độc thức ăn thì cũng sai nốt. NASA giải thích, vì nhiều người sợ nhật thực nên hay đổ thừa cho hiện tượng này khi có điều gì xấu xảy đến. Thực ra, việc ngộ độc thức ăn xảy ra mỗi phút mỗi ngày. Đúng, điều xấu có xảy ra trong thời gian nhật thực nhưng không phải do nhật thực gây nên.

Có người tin rằng nếu nhật thực xảy ra sáu tháng sau sinh nhật của quí vị hoặc đúng vào ngày ấy, thì đó là dấu hiệu báo trước quí vị sắp ốm nặng. Nhưng NASA thì nói rằng “không có tương quan cụ thể nào giữa nhật thực toàn phần với sức khỏe của quí vị, nhưng quả có điều ấy giữa sức khỏe con người với trăng thượng tuần.” (TP)

MỚI CẬP NHẬT