Thursday, March 28, 2024

Địa ốc viên của người mua và người bán khác nhau ra sao?

(realtytimes.com) – Đôi khi chúng ta không chú ý tới sự phân biệt giữa một nhân viên địa ốc (real estate agent) của người mua và một nhân viên địa ốc của người bán. Nhưng hiểu rõ sự khác biệt sẽ quan trọng khi bạn tìm kiếm một người để hợp tác. Vấn đề từ ngữ cũng có thể gây hiểu lầm.

Nhằm mục đích so sánh hai nhân viên này, chúng ta sẽ gọi họ một người là đại diện của người mua và một người là đại diện của người bán, bởi vì điều này đề cập tới người mà họ phục vụ.

Một nhân viên địa ốc (phải) đang giải thích cho khách đến xem một căn nhà. (Hình:  Justin Sullivan/Getty Images)

Khi bán một căn nhà mà bạn có thể thực hiện với tư cách một chủ nhà, có thể bạn sẽ cân nhắc xem bạn có cần một người đại diện không. Nếu bạn không phải là một nhà quảng cáo và thương lượng giỏi, có thể bạn sẽ không làm tốt như trong trường hợp bạn có một nhà địa ốc đại diện cho người bán. Với tư cách một người mua, có một người đại diện cho bạn có thể còn quan trọng hơn. Bởi vì một vài đại diện của người bán sẽ không nhận đề nghị trực tiếp từ những người mua.

Sau đây là vài khác biệt giữa hai nhân viên này:

Tiền thù lao

Khi bạn bán một căn nhà và bạn thuê một người đại diện, thường bạn có một hợp đồng để quảng cáo cho riêng căn nhà. Đó là một thỏa thuận giữa bạn, với tư cách người bán, và nhân viên địa ốc của bạn. Thế rồi, sau khi bạn ký vào thỏa thuận này, chỉ có nhân viên liệt kê mới được hưởng tiền hoa hồng khi căn nhà được bán. Nói rõ hơn, sự môi giới mà đại diện của người bán thực hiện nhận được một khoản hoa hồng và trong đó, nhà môi giới nhận được một tỉ lệ bách phân.

Đại diện của người mua được đền bù khi họ làm việc với nhà môi giới của người bán và khách hàng của họ đã mua được một căn nhà.

Đại diện các quyền lợi khác biệt

Khác biệt chính giữa đại diện của người mua và đại diện của người bán là họ đại diện cho các quyền lợi đối nghịch. Đại diện của người mua muốn bảo đảm khách hàng của họ mua được với giá thấp nhất có thể được và là thỏa thuận có lợi nhất khi họ quyết định mua một căn nhà. Trong khi đó, đại diện của người bán muốn bảo đảm khách hàng của họ nhận được nhiều tiền nhất khi bán căn nhà của họ.

Một nhà môi giới có thể đại diện cho cả hai bên không?

Đôi khi, không có lý do gì khiến một nhà môi giới không thể làm việc cho cả người bán lẫn người mua. Thật vậy, nhiều nhà địa ốc làm như vậy. Mặt khác, vài nhà địa ốc thấy rằng họ chỉ thích làm việc với bên mua hoặc bên bán, do đó họ có thể chuyên về một nhiệm vụ.

CÁC TRÁCH NHIỆM

Những trách nhiệm của nhà môi giới đại diện cho người bán có thể gồm có:

– Đại diện cho người bán để xem xét một bất động sản và thực hiện một cuộc duyệt xét sơ khởi. Khi  thực hiện điều này, họ có thể cung cấp những lời khuyên cho người bán để có thể làm cho căn nhà hấp dẫn hơn đối với những người có triển vọng mua.

– Đại diện cho người bán có thể giới thiệu những nhà chuyên môn để thực hiện những cải tiến cần thiết cho một căn nhà, và họ cũng có thể giúp một người bán dàn cảnh bất động sản.

– Đại diện cho người bán thực hiện việc quảng cáo, có thể bao gồm việc chụp những hình ảnh chuyên nghiệp.

– Đại diện cho người bán làm việc với chủ nhà để định giá căn nhà của họ một cách thích hợp. Cần phải có một sự cân bằng giữa chuyện bán được giá cao nhất có thể được và bán  được trong một thời gian hợp lý.

– Những điều khác mà đại diện của người bán thực hiện bao gồm việc tổ chức những chuyến viếng thăm và những vụ mở cửa nhà cho người mua vào xem, thương lượng các vấn đề như kiểm tra nhà với đại diện của người mua, và trợ giúp trong thủ tục hoàn tất thủ tục mua bán.

Các trách nhiệm của một đại diện cho người mua gồm có:

– Giúp người mua trong thủ tục chấp thuận trước nếu họ vay một món thế chấp.

– Tìm kiếm bất động sản mà họ nghĩ sẽ đáp ứng những tiêu chuẩn của khách hàng.

– Đưa người mua tới coi theo hẹn các bất động sản mà họ có thể mua.

– Phối hợp dự liên lạc giữa nhà cho vay thế chấp, người bán, người mua và viên chức về chủ quyền.

Nói chung, trong khi các nhiệm vụ của họ khác nhau, một đại diện của người bán và đại diện của người mua có cùng những mục tiêu tổng quát. Họ muốn sử dụng hết khả năng để đại diện cho các khách hàng của họ và thương lượng những thỏa thuận cho tới khi kết thúc vụ mua bán. (N.N) [kn]

MỚI CẬP NHẬT