Saturday, May 18, 2024

Nadal bị đá bay khỏi tứ kết Australian Open 2020

MELBOURNE, Úc (NV) – Danh thủ quần vợt số một thế giới Rafael Nadal đã bị đá bay khỏi giải quần vợt quốc tế Úc mở rộng 2020 – Australian Open 2020 – vào hôm Thứ Tư, 29 Tháng Giêng, sau khi để thua đối thủ xếp hạng năm thế giới Thiem trong bốn ván 7-6, 7-6, 4-6, 7-6.

Dominic Thiem là danh thủ quần vợt Áo thứ nhì kể cả nam và nữ có mặt ở trận bán kết giải đấu này.

Theo ESPN, sau khi ở vòng thi đấu thứ tư, thắng vất vả đối thủ Úc Nick Kyrgios 6-3, 3-6, 7-6, 7-6, Nadal gặp đối thủ Dominic Thiem, cũng dễ dàng loại tay vợt Pháp G. Monfils 6-2, 6-4, 6-4, ở tứ kết.

Cả hai đấu thủ Nadal và Thiem đều có lối đánh mạnh mẽ, tích cực từ những cú giao bóng hay đánh trả, và trong suốt trận đấu, gần như không có ai tỏ ra chiếm ưu thế trên sân.

Nadal, thắng game đầu của ván đầu tiên, nhưng sau đó Thiem quân bình tỷ số. Cả hai trao đổi với những đường banh thay nhau dẫn điểm cho đến khi hòa nhau 3-3. Nhưng sau đó Nadal bức tốc thăng hai game liên tiếp. Thiem vẫn cố gắng rượt đuổi, thắng lại hai game sau đó rồi đến điểm tiebreaker, với Thiem sau đó thực hiện những pha đánh trả mạnh mẽ hiểm hóc vượt qua Nadal 6-3 để thắng ván đầu tiên.

Ở ván thứ nhì diễn ra trường hợp tương tự. Nadal cũng dẫn trước 4-2, nhưng Thiem thắng lại ba game liên tiếp và cả hai tiếp tục so kè điểm 6-6 một lần nữa. Nadal lại thua điểm tiebreaker mặc dù vươn lên trở lại khi bị dẫn 4-0, với tỷ số 7-6.

Thua ở tiebreaker ván đầu và thua luôn ván thứ hai, Nadal bị đẩy vào chân tường. Giờ đây chỉ còn hy vọng ở ván còn lại. Không nản chí, Nadal đã thực hiện được ở ván thứ ba này. Danh thủ Tây Ban Nha đã chơi như lên đồng, khiến Thiem phải bở hơi đón đỡ cũng như đánh trả và đành chịu nhường bước trước tay vợt số một thế giới với tỷ số 4-6.

Cơ hội gỡ hòa đến rõ rệt với Nadal trong ván bốn, khi anh có ba break-point ở game giao đầu tiên của Thiem. Nhưng tay vợt 33 tuổi bỏ lỡ tất cả, trước khi mất luôn game giao kế tiếp và rơi vào thế bám đuổi. Thiem sau đó dẫn 5-3, rồi cầm giao bóng khi dẫn 5-4. Chỉ cần giữ game giao, Thiem sẽ chiến thắng nhưng tay vợt Áo không làm được, phạm lỗi kép và ba lần đánh hỏng để cho Nadal có cơ hội giao bóng rồi đưa trận đấu về điểm tiebreaker.

Dominic Thiem (phải) của Áo và Rafael Nadal của Tây Ban Nha bắt tay nhau sau trận đấu tứ kết đơn nam Australian Open 2020 với Dominic Thiem diễn ra tại Melbourne, Australia ngày 29 Tháng Giêng, 2020. (Hình: Cameron Spencer/Getty Images)

Ván bốn cần đến loạt tie-break và ở đó, hai tay vợt lại liên tiếp mắc sai lầm khi nắm lợi thế. Cả hai tiếp tục so kè với nhau 6-6. Kịch tính được đẩy lên cao để rồi may mắn mỉm cười với Thiem ở điểm match-point. Kết quả Thiem thắng 7-6 ở ván ấn định trận đấu này.

Thiem vượt qua đối thủ số một thế giới trong trận đấu kéo dài bốn ván với bốn giờ 10 phút. Đây cũng là lần đầu tiên trong sự nghiệp mà Nadal để thua ba lần tiebreaker qua một trận đấu.

Trước và ngay cả sau trận đấu Thiem vẫn hết lời ca tụng Nadal: “Anh ấy là một trong những tay vợt xuất sắc nhất thế giới từ trước đến nay, một trong những huyền thoại vĩ đại nhất của môn thể thao này.”

Lần sau cùng mà Nadal không vào bán kết tại một giải Grand Slam cũng là giải Australian Open cách đây hai năm trước khi có mặt ở trận chung kết và chiếm ngôi á quân khi để thua Novak Djokovic trong năm 2019.

Trận thua chung kết là lần thất bại thứ tư của Nadal tại Melbourne Park kể từ khi danh thủ này đoạt chức vô địch trong năm 2009. Nadal thắng hai lần Wimbledon, bốn lần US Open và 12 lần French Open.

Trước đây Thiem và Nadal gặp nhau năm lần tại các giải Grand Slam và Thiem đều thất bại, bao gồm cả trận thua tại Roland Garros, Paris cách đây hai năm. Nhưng lần này, với trận tứ kết này lại khác: Thiem đã có được chiến thắng. (TD)

Đốc Sư Châu Văn Đễ

Thượng Viện Mỹ bác bỏ đòi thêm nhân chứng, TT Trump coi như ‘trắng án’

WASHINGTON, D.C. (AP) – Thượng Viện Hoa Kỳ vào chiều Thứ Sáu, 31 Tháng Giêng, bác bỏ đòi hỏi có thêm nhân chứng ra khai trước phiên luận tội Tổng Thống Donald Trump, một điều coi như sẽ giúp ông được tuyên bố là “trắng án.”

Yêu cầu có thêm nhân chứng bị phía Cộng Hòa đánh bại với tỉ số 51 phiếu chống và 49 phiếu thuận, với hai thượng nghị sĩ phía Cộng Hòa bỏ phiếu cùng với phía Dân Chủ là bà Susan Collins (Maine) và ông Mitt Romney (Utah).

Dù rằng tất cả các thượng nghị sĩ phía Dân Chủ đều muốn có thêm nhân chứng ra khai trước Thượng Viện, phía Cộng Hòa ở thế đa số đã bác bỏ đòi hỏi này, khiến đây là lần đầu tiên có phiên luận tội trong lịch sử Hoa Kỳ mà không có nhân chứng.

Ngay cả việc có thêm các tiết lộ hôm Thứ Sáu của cựu cố vấn An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc, ông John Bolton, về can dự của Tổng Thống Donald Trump trong vụ áp lực Ukraine cũng không khiến phía Cộng Hòa thay đổi quan điểm, nói rằng họ đã “nghe đủ rồi.”

Dân Biểu Val Demings (Dân Chủ, Florida), một trong số các công tố viên của Hạ Viện, nói rằng hành động không gọi nhân chứng này khiến việc tuyên bố Tổng Thống Donald Trump “trắng án,” sẽ chỉ có giá trị “trên danh nghĩa” mà thôi.

Phía Dân Chủ rất muốn gọi ông Bolton ra làm nhân chứng, vì cuốn sách sắp xuất bản của ông cho thấy Tổng Thống Trump có liên hệ trực tiếp đến việc áp lực Ukraine phải điều tra đối thủ chính trị của ông Trump.

Tuy nhiên, ông Bolton sau cùng không được gọi ra để có lời khai trước Thượng Viện. Các quan sát viên cũng tin rằng cho dù ông Bolton có xuất hiện đi chăng nữa thì cũng sẽ không thay đổi được quyết tâm ủng hộ Tổng Thống Trump của các thượng nghị sĩ Cộng Hòa, đang ở thế đa số tại Thượng Viện.

Hiện chưa rõ chương trình làm việc của Thượng Viện sẽ như thế nào. Tuy nhiên, trước đó Trưởng Khối Đa Số Cộng Hòa, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, đưa đề nghị sẽ tái nhóm hôm Thứ Hai, 3 Tháng Hai, để có các cuộc tranh luận sau cùng. Sau đó sẽ dành hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba để các thượng nghị sĩ có lời phát biểu về lập trường của họ. Cuộc bỏ phiếu sau cùng sẽ diễn ra vào ngày Thứ Tư. (V.Giang)

Đại dịch virus Corona: Việt Nam có đóng cửa biên giới hoàn toàn với Trung Quốc?

Dịch viêm phổi Vũ Hán vừa được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) công bố là ‘khẩn cấp toàn cầu”. Vậy liệu Việt Nam có cho đóng cửa hoàn toàn biên giới 6 tỉnh phía Bắc với Trung Quốc và điều gì sẽ xảy ra?

 

 

Chuyện khẩu trang tăng giá theo sự bùng phát của nCoV-2019

Nhân dịch nCoV bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc, một hiệu thuốc ở Bắc Kinh đã tăng giá khẩu trang lên sáu lần so với giá bình thường: 850 nhân dân tệ (gần 3 triệu đồng, $129) một hộp khẩu trang 3M mẫu 8511CN, trong khi giá trên mạng chỉ là 145 nhân dân tệ (gần 500 ngàn đồng, $21).

Trong khi đó, Việt Nam cũng có chuyện tương tự. Khẩu trang y tế ba lớp dùng một lần bình thường có giá 1 hoặc 2 ngàn đồng một chiếc, được một số nơi bán với giá 100 ngàn đồng ($4.3)/10 chiếc, 150 ngàn đồng ($6.4)/10 chiếc (tương ứng với 10 ngàn đồng [43 cent]/1 chiếc và 15 ngàn đồng [64 cent]/1 chiếc).

Gây tranh cãi hơn cả là Taseco Airs được cho là bán với giá 35 ngàn đồng ($1.5)/1 chiếc. Sau khi bị mạng xã hội phản ứng gay gắt, công ty này đã phân bua rằng 35 ngàn đồng là cho hai chiếc, và mức giá này đã có từ lâu. Dù vậy, ông Lê Anh Quốc, tổng giám đốc công ty, đã “khắc phục sai lầm” (theo cách nói của một số báo) bằng cách phát miễn phí 10 ngàn khẩu trang cho người dân tại các điểm bán hàng của mình).

Cho dù không phải Taseco Airs mới tăng giá theo nCoV (nếu giải thích của công ty này là đúng), thì nhìn chung, việc tăng giá khẩu trang ở Việt Nam lên nhiều lần theo nCoV là có thật.

Chuyện tăng giá khẩu trang lên nhiều lần ở Trung Quốc và Việt Nam ở đây gợi lên một vấn đề triết học xoay quanh giá cắt cổ trong thảm họa: Liệu việc tăng giá này có đáng bị phản đối hay không và vì sao.

Michael Sandel, giáo sư tại Đại Học Harvard, triết gia chính trị – đạo đức đương đại, qua cuốn sách nổi tiếng “Justice, What’s The Right Thing To Do?” (tên bản dịch tiếng Việt là “Phải Trái Đúng Sai”) đã cung cấp cho chúng ta những lý lẽ đằng sau cả hai chiều ủng hộ và phản đối, thông qua phân tích vụ siêu bão Charley vào năm 2004 tại Mỹ, một thảm họa dẫn đến giá cả của một số hàng hóa và dịch vụ tăng vọt.

Ở chiều ủng hộ, lý lẽ chủ yếu xoay quanh các ý tưởng về phúc lợi và tự do. Các nhà kinh tế theo trường phái thị trường tự do như Thomas Sowell và Jeff Jacoby là những nhà biện hộ tốt cho chiều này.

Tương tự như trong vụ siêu bão Charley, Sowell hay Jacoby sẽ lập luận rằng việc tăng giá khẩu trang làm hạn chế người tiêu dùng sử dụng và tăng động cơ để những người bán cung cấp mặt hàng này từ những nơi xa xôi với sự kịp thời và sẵn có.

Với Sowell hay Jacoby, khẩu trang giá cao hơn nhiều lần sẽ khiến nhà sản xuất thấy bõ công để làm ra nhiều khẩu trang hơn đáp ứng nhu cầu gia tăng, và cho dù giá khẩu trang có tăng từ 1 ngàn (4 cent) lên 35 ngàn ($1.5) đi nữa thì chẳng có gì là bất công cả, vì nếu người mua muốn mua và người bán muốn bán, đó đơn giản là sự thuận mua vừa bán.

Các nhà kinh tế nhìn nhận đây là cách phân bố hàng hóa trong xã hội tự do, và sự can thiệp của nhà nước vào thị trường để ổn định giá khẩu trang sẽ là không thể biện minh được. Riêng Jacoby có thể bồi thêm một lập luận rằng: chỉ trích những người bán khẩu trang giá cao sẽ chẳng làm cho mọi người bảo vệ bản thân (bằng khẩu trang) tốt hơn trước nCoV.

Khái niệm phúc lợi trong lập luận của Sowell và Jacoby thường được hiểu là sự giàu có về mặt kinh tế (mặc dù, đây là một khái niệm rộng hơn). Trong khi đó, khái niệm tự do thường được hiểu là tự do lựa chọn mà không có sự áp đặt, cho dù là đối với đời sống cá nhân hay đối với các giao dịch trên thị trường.

Ở chiều phản đối, lý lẽ chủ yếu xoay quanh các ý tưởng về công bằng và lối sống tốt đẹp. Đại diện cho chiều này một cách nhiệt thành có lẽ là Charlie Crist, tổng chưởng lý tiểu bang Florida, tại thời điểm xảy ra siêu bão Charley, người đã “kinh ngạc vì mức độ tham lam của những kẻ sẵn sàng lợi dụng những người đau khổ trong siêu bão.”

Nếu Crist ở Việt Nam hay Trung Quốc vào thời điểm này, ông hẳn sẽ phát biểu như trong vụ siêu bão Charley, đại ý rằng chính quyền không thể để người dân phải trả giá trời ơi đất hỡi khi họ đang tìm khẩu trang để bảo vệ mình khỏi nỗi hoảng loạn và khiếp sợ do nCoV gây ra. Ông sẽ bác bỏ quan điểm rằng mức giá đó phản ánh sự thuận mua vừa bán, vì trong tình huống này, người mua không thực sự được tự do lựa chọn, mà buộc phải mua khẩu trang với giá cao để đổi lấy sự an toàn.

Không chỉ có vậy, từ phía những người phản đối giá cắt cổ, nếu nhìn lợi ích của xã hội rộng hơn phúc lợi về mặt kinh tế – khía cạnh mà qua đó phúc lợi thường được nhìn, lợi ích của xã hội phải được cân nhắc trước nỗi khổ của những người không/ hay ít có khả năng trả mức giá trên trời. Đối với người giàu, 35 ngàn đồng không là vấn đề, hoặc chỉ là vấn đề rất nhỏ, nhưng đối với người nghèo thì khác: 35 ngàn đồng có thể là sự bảo đảm cho cuộc sống của một gia đình trong một ngày, thậm chí hơn.

Những người phản đối, ngoài chỉ ra bất ổn trong lập luận về tự do (trong thỏa thuận mua bán) và phúc lợi, còn cảm thấy giá cắt cổ là điều gì đó bất công và thiếu đạo đức. Bất công là vì những người bán giá cao không xứng đáng nhận được tiền lời ngất ngưởng từ việc kiếm chác này, và thiếu đạo đức vì tham lam là một tính xấu. Và dù tham lam trong chừng mực nào đó thì chấp nhận được, nhưng tham lam đến mức trắng trợn thì không.

Sự phán xét về đạo đức như vậy luôn tồn tại trong bất cứ xã hội nào, dù tự do đến đâu, chừng nào con người còn là con người, thì chừng đó, con người vẫn có niềm tin hay quan điểm về những phẩm chất hay đức tính nào là đáng được khích lệ, đáng được tưởng thưởng, đáng được tôn vinh, còn những tính cách nào thì nên được hạn chế, và cùng với đó là niềm tin hay quan điểm về lối sống tốt đẹp.

Một hệ thống niềm tin hay quan điểm như vậy sẽ dẫn những người phản đối giá trên trời đến sự cân nhắc về việc liệu có nên đặt ra quy định chống giá trên trời hay không. Và điều này, đến lượt nó, dẫn đến tranh cãi cho một vấn đề tổng quát hơn: đâu là ranh giới giữa pháp luật và đạo đức, và liệu chính quyền có nên trung lập về đạo đức hay không?

Trở lại chuyện về hiệu thuốc tăng giá khẩu trang ở Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc đã phạt hiệu thuốc này 3 triệu nhân dân tệ, tương đương với hơn 10 tỷ đồng ($432,845), vì đã lợi dụng dịch bệnh nhằm trục lợi khi nhu cầu đối với khẩu trang gia tăng.

Hơn thế nữa, các cán bộ thuộc Văn Phòng Giám Sát Thị Trường của các quận ở Bắc kinh đã tiến hành rà soát tất cả các cơ sở bán thuốc và vật tư y tế, trung tâm thương mại, siêu thị, v.v. trên toàn thành phố để duy trì trật tự thị trường, ổn định giá cả và bảo đảm an toàn dược phẩm trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát.

Hành xử này của chính quyền Trung Quốc có tốt không? Tất nhiên, câu trả lời là tùy vào người đọc, vào quan điểm của họ đối với thị trường tự do (thị trường tự do có nên được ủng hộ hay không, và nếu có thì đến mức nào?…), cũng như đối với phúc lợi, và đạo đức.

Cuối cùng, có một gợi ý cho những ai đang cân nhắc câu trả lời: Hãy thử đặt mình vào vị trí của những người kém may mắn, những người nghèo, và thử xem cảm giác của mình khi mua một mặt hàng với giá trên trời sẽ ra sao. Khi đó, điều chúng ta thực sự muốn là lòng tham được chế ngự, hay lòng tham sẽ thắng thế? (Nguyễn Trang Nhung)

Mỹ xác nhận trường hợp nhiễm virus Corona thứ 7

Tình trạng khẩn trương sẽ có hiệu lực từ 5 giờ chiều Chủ Nhật, giờ miền Đông, tức 2 giờ chiều giờ California. Số ca nhiễm ỏ Mỹ đã lên đến 7 ca.

 

Bộ Ngoại Mỹ khuyên người dân không nên đến Trung Quốc

TIN TỔNG HỢP, THỨ SÁU, 31 THÁNG GIÊNG
-Bộ Ngoại Mỹ khuyên người dân không nên đến Trung Quốc
-Delta, American, và United tạm ngưng bay tới Trung Quốc
-Lần đầu tiên Nga có người nhiễm vi khuẩn Vũ Hán
-Tiệm tạp hóa ở Hồng Kông bị mất 25,000 khẩu trang
-195 người từ Vũ Hán về Mỹ sẽ bị giữ 14 ngày để kiểm dịch

Chuyên gia y tế Trung Quốc: Trị lành bệnh virus Corona vẫn có thể mắc lại

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Trong khi số bệnh nhân nhiễm virus Corona ở lục địa Trung Quốc nay lên tới gần 10,000 người, vượt quá con số của thời có dịch bệnh SARS năm 2002-2003 trước đây, các giới chức y tế Trung Quốc cảnh cáo rằng những bệnh nhân được trị lành vẫn có thể lây nhiễm bệnh trở lại.

Theo bản tin của tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Sáu, 31 Tháng Giêng, các chuyên gia y tế cảnh cáo rằng những bệnh nhân đã bình phục sau khi lây nhiễm virus Corona vẫn có nguy cơ bị nhiễm trở lại. Chuyên gia y tế nói rằng tất cả mọi người nên tránh những nơi tụ tập đông đảo, ngay cả ở các buổi tập thể dục qua hình thức khiêu vũ, vẫn thường thấy ở các công viên và quảng trường ở Trung Quốc.

Bác Sĩ Zhan Qingyuan, người đứng đầu khoa truyền nhiễm ở Bệnh Viện Hữu Nghị Trung-Nhật, nói trong buổi họp báo hôm Thứ Sáu rằng những người đã nhiễm virus sẽ có kháng thể, nhưng vẫn cần phải có sự đề phòng để không bị mắc bệnh lần nữa.

“Các kháng thể này có thể sẽ không tồn tại lâu, do vậy vẫn có rủi ro là các bệnh nhân đã bình phục bị nhiễm bệnh trở lại,” theo Bác Sĩ Zhan.

Hai công dân Đài Loan làm việc ở Trung Quốc cũng vừa được xác nhận là nhiễm virus Corona.

Bắc Kinh nói sẽ cho phép Đài Loan di tản hai người này về nước.

Trong khi đó, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying), hôm Thứ Sáu xác nhận rằng chính quyền quốc gia này sẽ tổ chức các chuyến bay thuê bao đưa kiều dân của họ ở ngoại quốc, nhất là những người gốc Hồ Bắc, về nước càng sớm càng tốt.

Trong bản thông cáo ngắn gọn, bà Hoa nói: “Trước hoàn cảnh khó khăn các công dân Trung Quốc đang gặp phải ở ngoại quốc, nhất là những người gốc Vũ Hán, chính phủ quyết định nhanh chóng có các chuyến bay thuê bao đưa họ về nước.”

Cơ quan hàng không dân sự Trung Quốc nói sẽ có hai chuyến bay hôm Thứ Sáu của Xiamen Air để đưa dân Vũ Hán từ Bangkok ở Thái Lan, và Kota Kinabalu ở Malaysia về nước. (V.Giang)

Một bà ở Hải Phòng tố bị báo nhà nước vu cáo ‘trốn kiểm soát virus Corona’

HẢI PHÒNG, Việt Nam (NV) – Hôm 31 Tháng Giêng, báo VietNamNet tường thuật vụ bà Cao Thị Thu Thủy, 38 tuổi, ngụ ở quận Lê Chân, Hải Phòng, “gặp vấn đề bất thường về sức khỏe, đã nhanh chóng biến mất trước khi được kiểm soát y tế ở phi trường Cát Bi.”

Bà Thủy được ghi nhận bay trên chuyến bay VJ286 của Hãng Hàng Không VietJet Air từ Sài Gòn đi Hải Phòng, hạ cánh vào sáng 30 Tháng Giêng.

Tờ báo mô tả: “Bà Thủy có biểu hiện mệt, vã mồ hôi, không đo thân nhiệt, tổ bay đã sơ cứu tại chỗ. Khi xuống phi trường, bất chấp đề nghị kiểm soát sức khỏe để loại trừ nguy cơ nhiễm virus Corona, bà Thủy đã biến mất.”

Một hình chụp công văn của Sở Y Tế Hải Phòng bị rò rỉ trên mạng xã hội sau đó ghi: “Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới, Sở Y Tế đề nghị giám đốc Công An thành phố Hải Phòng chỉ đạo điều tra, xác minh địa chỉ hiện nay của bà Cao Thị Thu Thủy để ngành y tế thực hiện các hoạt động giám sát sức khỏe, điều tra dịch tễ, quản lý điều trị theo quy định.”

Cùng thời điểm, bà Thủy giải thích trên trang cá nhân (Facebook Smile Cathy) rằng sở dĩ bà bị mệt trong chuyến bay là do VietJet Air “hoãn bay liên tục, hai lần cho hành khách ra xe chạy lòng vòng trên phi trường, không cung cấp suất ăn nhẹ cho hành khách trong suốt thời gian chờ đợi hơn 3 giờ, khiến nhiều hành khách mệt mỏi, có người lả đi vì đói.”

Bà Thủy khẳng định nguyên do trên khiến bà “tụt huyết áp, chứ hoàn toàn không có biểu hiện ho, sốt” và rằng điều kiện chăm sóc y tế thô sơ tại phi trường Cát Bi càng khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.

Công văn của Sở Y Tế Hải Phòng đề nghị Công An Hải Phòng truy tìm bà Cao Thị Thu Thủy. (Hình chụp qua màn hình)

“Khi xuống phi trường, tôi bị đưa vào phòng bệnh cùng với một bệnh nhân khác. Trong phòng không có giường, không có chăn, cũng không có người chăm sóc. Nếu mục đích giữ tôi lại để theo dõi, tại sao [họ] không cử người đến thăm khám, hoặc đưa tôi đến phòng riêng. Trong suốt khoảng thời gian từ lúc máy bay hạ cánh là 2 giờ rưỡi sáng cho tới gần 4 giờ sáng, tôi mệt, lạnh nhưng không thể ngủ, cũng không được ăn. Tới cốc trà gừng, người nhà tôi cũng phải rất khó khăn mới gọi được. Không còn cách nào khác, người nhà đưa tôi về nhà nghỉ ngơi. Và kết quả là vài tiếng sau, tôi trở thành người nổi tiếng, với tư cách là người có biểu hiện đáng ngờ ‘bỏ về,’” theo Facebook Smile Cathy.

Trong vụ này, bà Cao Thị Thu Thủy đưa cáo buộc Hãng VietJet Air “cung cấp thông tin cho báo chí như thế nào” mà khiến bà “phải nhận vô vàn phiền toái hệ lụy từ những cuộc gọi liên tục.”

Bên dưới post nhận được hơn 1,500 lượt share, rất nhiều Facebook buông lời chửi bà “già mà còn ngu, cả đất nước đang phòng chống bệnh dịch thì lại đ** muốn hợp tác rồi giờ còn lên mạng bóc phốt” và đòi “chính quyền không gông cổ nó đi cách ly cho rồi.” Tuy vậy cũng có ý kiến bày tỏ sự thông cảm rằng “nếu chỉ chóng mặt thôi mà cũng bị theo dõi bị cách ly thì tiền nằm viện có xót không.”

VietNamNet dẫn lời giới chức y tế nói bà Thủy sau đó “đã hợp tác với cơ quan chức năng vào đêm 30 Tháng Giêng” và “nhiều khả năng bà bị bệnh huyết áp, không sốt.” (N.H.K)

Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn trương y tế do virus Corona, giới hạn nhập cảnh

WASHINGTON, D.C. (AP) – Chính phủ Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 31 Tháng Giêng, tuyên bố tình trạng khẩn trương y tế, nói sẽ có biện pháp giới hạn người nhập cảnh do đe dọa của virus Corona đang hoành hành ở Trung Quốc và lan ra các quốc gia khác trên thế giới.

Bộ Trưởng Y Tế Xã Hội, ông Alex Azar, người đang có nhiệm vụ điều hợp nỗ lực phòng chống virus của chính phủ liên bang, loan báo rằng Tổng Thống Donald Trump đã ký sắc lệnh theo đó tạm thời ngăn không cho nhập cảnh các công dân ngoại quốc bị nghi ngờ có thể đem virus vào Hoa Kỳ.

Người nước ngoài nào là thân nhân ruột thịt của công dân Mỹ hoặc thường trú nhân thì được miễn trừ.

Biện pháp ngăn chặn nhập cảnh này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 5 giờ chiều, giờ miền Đông Hoa Kỳ, ngày Chủ Nhật, 2 Tháng Hai.

Bộ Trưởng Azar nói: “Rủi ro nhiễm bệnh của dân chúng Hoa Kỳ hiện vẫn còn thấp và chúng ta có hành động này cũng như các biện pháp trước đó để giữ cho nguy cơ lây nhiễm tiếp tục ở mức thấp.”

Công dân Hoa Kỳ từ Trung Quốc trở về vẫn sẽ được cho nhập cảnh, nhưng sẽ được khám xét ở một số phi trường và sẽ phải tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình trong 14 ngày để bảo đảm rằng họ không là mối đe dọa y tế cho cộng đồng.

Những người trở về từ tỉnh Hồ Bắc, nơi có thủ phủ Vũ Hán được coi là tâm điểm của virus Corona, sẽ bắt buộc phải biệt lập trong 14 ngày.

Cũng bắt đầu từ ngày Chủ Nhật, chính phủ Hoa Kỳ sẽ hướng tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc đến bảy phi trường chính để hành khách có thể được xem xét kỹ càng.

Bác Sĩ Robert Redfield, giám đốc Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), nói rằng mối đe dọa đối với dân chúng Hoa Kỳ hiện vẫn còn thấp, nhưng cũng nhấn mạnh rằng “đây là một vấn đề toàn cầu và liên tục thay đổi.”

Khách hàng đi chợ 168 Market ở Alhambra, California, cũng thấy đeo khẩu trang. (Hình: AP Photo/Damian Dovarganes)

Bác Sĩ Anthony Fauci, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), nói một lý do khiến chính phủ Hoa Kỳ gia tăng các biện pháp biệt lập vì có báo cáo từ Đức rằng một người đến từ Trung Quốc đã khiến lây lan virus dù không thấy có triệu chứng bị bệnh.

Giới chức y tế liên bang cũng xác nhận rằng các biện pháp thử nghiệm virus hiện nay không hoàn toàn chính xác. Trong số sáu bệnh nhân ở Hoa Kỳ lúc này, chỉ có một người duy nhất được phát giác ở phi trường. Những người còn lại là do có các bác sĩ tận tâm, nhạy bén, giúp tìm ra.

Hiện nay, Delta Air Lines và American Airlines đã loan báo ngưng tất cả các chuyến bay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

American Airlines nói ngưng tất cả các chuyến bay này, khởi sự từ ngày Thứ Sáu và kéo dài đến ngày 27 Tháng Ba. Delta dự trù sẽ đợi đến ngày 6 Tháng Hai mới tạm ngưng hoạt động để đưa hành khách ở Trung Quốc ra khỏi quốc gia này. Delta sẽ ngưng các chuyến bay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cho tới ngày 30 Tháng Tư.

Hãng United Airlines nói sẽ ngưng các chuyến bay tới Bắc Kinh, Thượng Hải và Thành Đô, nhưng duy trì các chuyến bay tới Hồng Kông.

Các phi trường ở Hoa Kỳ được chọn làm nơi thanh lọc hành khách là John F. Kennedy International ở New York, San Francisco International ở California, Seattle-Tacoma International ở Washington, O’Hare International ở Chicago, Hartsfield-Jackson Atlanta International ở Georgia, và Daniel K. Inouye International ở Hawaii. (V.Giang)

Đeo khẩu trang có ngăn được virus Corona không?

Chính quyền các quốc gia khắp thế giới đang đưa ra những thông tin trái ngược nhau về hiệu quả của việc đeo khẩu trang để chống virus Corona.

 

 

Cảnh sát cơ động đặc nhiệm Việt Nam bị chỉ trích ‘chỉ giỏi làm màu’

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Đến 5 giờ chiều Thứ Sáu, 31 Tháng Giêng, 2020, lực lượng gần 600 công an, cảnh sát cơ động đặc nhiệm vẫn đang “trực chiến” tại khu vực ấp Bốn Phú, xã Trung An, Củ Chi, nơi nghi can Lê Quốc Tuấn, tự Tuấn “Khỉ,” 33 tuổi, thượng úy công an quận 11, kẻ xả súng giết năm người trong sòng bạc ở Củ Chi đang lẩn trốn nhưng vẫn chưa bắt được hung thủ.

Nói với báo Zing, vợ chồng ông Sáu (54 tuổi) và bà Lan (46 tuổi) cho biết cư ngụ ở đây hơn 50 năm, chưa bao giờ gia đình ông bà phải sống trong cảnh thấp thỏm như vậy. Đêm qua (30 Tháng Giêng) ông bà phải cùng các con, cháu sang nhà người thân ngủ nhờ cho đỡ sợ. Họ không dám ngủ ở nhà.

“Tôi còn không dám đi ra sau nhà vì toàn vườn cây, ao cá. Không biết hung thủ có đang núp lùm ở đây. Mình không sợ nó bắn mà sợ nó bắt mình làm con tin,” bà Lan nói với vẻ mặt lo lắng.

Nhà bà Lan và ông Sáu cạnh ngã ba nơi lực lượng công an, cảnh sát cơ động đặc nhiệm đang tập trung vây bắt nghi can Lê Quốc Tuấn, cán bộ Nhà Tạm Giữ Công An quận 11, kẻ đã bắn chết năm người.

Bà Lan bảo buổi sáng bà coi bản tin thời sự, phát thanh viên còn cảnh báo người dân nên đề cao cảnh giác. “Nói như vậy thì ai mà không sợ cho được,” bà Lan thở dài.

Ba cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí đứng canh gác “làm màu.” (Hình: Ngọc Dương/Thanh Niên)

Tương tự, bà Võ Thị Gái (57 tuổi) cho biết hai ngày nay cả nhà bà không dám ra vườn thu hoạch rau vì sợ gặp phải Tuấn “Khỉ.” Buổi tối ngủ, bà và người nhà cũng phải giấu sẵn một cái liềm ở hiên nhà để phòng trường hợp xấu.

“Tuấn có súng thì mình cũng phải có vũ khí để phòng vệ chứ. Nó còn ở ngoài ngày nào thì tụi tui còn bất an ngày ấy,” bà Gái lo lắng nói.

Từ thực tế trên, nhiều người nghi ngờ cho rằng lực lượng cảnh sát cơ động đặc nhiệm Việt Nam đã hoạt động rất kém hiệu quả, khác rất xa những gì từng trình diễn.

Nhà báo Nguyễn Hồng Lam viết nhận định trên trang Facebook cá nhân: “Trong các kịch bản diễn tập, dù ở địa hình, điều kiện nào, với đối thủ nào, đông hay ít, lực lượng cảnh sát cơ động đặc nhiệm cũng tìm được phương án hiệu quả và giải quyết nhanh gọn. Trong khi đó, sau gần 2 ngày, cũng lực lượng đó, với trang bị và phương tiện không khác, có cả sự hỗ trợ của xe thiết giáp bánh hơi, chó nghiệp vụ, 600 cảnh sát vẫn chưa bắt hoặc tiêu diệt được hung thủ nguy hiểm, dù hắn ta chỉ một mình, một súng AK. Thậm chí, bóng sát thủ cũng gần như biệt tích. Không ai dám chắc Lê Quốc Tuấn còn ở trong hay đã thoát ra ngoài vòng vây. Bởi lẽ, chắc chắn là nếu bị phát hiện mà không buông súng, hung thủ sẽ bị tiêu diệt ngay, vì đã có lệnh cho phép.”

“Kém hiệu quả nhất có lẽ là hoạt động trinh sát thực địa, đặt phương án tác chiến. Đầu tiên, khâu này là trách nhiệm của công an Củ Chi, sau đó là trách nhiệm của cảnh sát hình sự thành phố. Trong vụ Đồng Tâm, vì trinh sát kém, ba cán bộ công an đã bị rơi xuống giếng trời có sẵn và hy sinh. Trong vụ Củ Chi, thậm chí đạn lạc khi tên tội phạm xả súng còn bắn chết một con bò của dân đang ở trong chuồng,” theo Facebooker Nguyễn Hồng Lam.

“Vậy nhưng 24 giờ sau đó, ‘vòng vây đã khép chặt’ vẫn không tìm thấy bóng sát thủ. Không ai biết Lê Quốc Tuấn ‘cố thủ’ là cố thủ ở đâu, còn chui lủi trong rừng tràm ở Củ Chi hay đã vượt sang Bến Cát, Bình Dương cách bởi một con sông Sài Gòn rộng lớn. Lỗ hổng hiệu quả là không thể phủ nhận, không thể biện hộ. Dứt khoát ngành công an sẽ phải xem xét lại từ khâu tổ chức, huấn luyện. Tuy nhiên, thực tế không như mong ước này chắc chắn sẽ không gây nên tranh cãi, so sánh hay chê bai giữa lực lượng công an trong Nam ngoài Bắc như đôi lần trước đó. Bởi sau hai vụ, Hà Nội hay Sài Gòn cũng đều bộc lộ sự kém cỏi như nhau. Có khác chỉ là khác về thời điểm, diễn ra trước và sau Tết,” vẫn theo Facebooker Nguyễn Hồng Lam.

Xe bọc thép trực chiến chạy tới, chạy lui ở xã Trung An, huyện Củ Chi. (Hình: Ngọc Dương/Thanh Niên)

Bình luận của Facebooker Nguyễn Hồng Lam đã nhận được hơn 1,500 lượt like và hàng trăm phản hồi chia sẻ với phần lớn ý kiến đồng tình.

Không chỉ có hai vụ trên, cùng thời gian cả trăm cảnh sát cơ động đặc nhiệm Sài Gòn bao vây gọi hàng ông Trần Duy Chinh (49 tuổi, quê phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), nghi cầm súng định cướp ngân hàng cố thủ trong nhà nằm trong hẻm cụt trên đường Lý Thái Tổ, phường 9, quận 10.

Sau khi vây chặt từ chiều 30 đến 10 giờ sáng 31 Tháng Giêng, khi công an ập vào thì lại không thấy tăm hơi ông Chinh đâu cả. Chẳng ai biết ông này chạy thoát khi nào, bởi vì khu vực đường Lý Thái Tổ địa hình rộng thoáng, khác rất xa ở huyện Củ Chi.

Hiện trường vụ vây bắt ông Trần Duy Chinh ở quận 10, Sài Gòn. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

Theo báo Bảo Vệ Pháp Luật, khi bị công an kiểm tra ông Chinh “không chấp hành và có biểu hiện chống đối.” Do ông Chinh có cầm trong tay một vật nghi giống súng và lựu đạn nên công an gọi lực lượng hỗ trợ. Tuy nhiên trước khi lực lượng hỗ trợ đến hiện trường thì không biết bằng cách nào “Chinh đã trốn thoát.”

Sau đó, Công An quận 10 cho kiểm tra, khám xét căn nhà trên và “thu giữ được một lá cờ VNCH, một khẩu súng bắn đạn bi giống K59, một số kíp nổ…Tiếp tục khám xét khẩn cấp hai căn nhà số 289 và 289/1 Lý Thái Tổ, thu giữ được các dụng cụ tự chế nhằm ‘chống đối lại lực lượng công an khi biểu tình, một số kíp nổ, mìn tự chế, pháo tự chế, nỏ bắn tên, máy vi tính, sổ thông hành…’”

Cơ quan điểu tra nhận định, ông Trần Duy Chinh “là đối tượng phản động, có liên quan đến an ninh quốc gia.” Vì vậy, Phòng An Ninh Điều Tra Công An ở Sài Gòn (PA09) khám nghiệm hiện trường và chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng để “tiếp tục xác minh và xử lý theo thẩm quyền.” (Tr.N)

Xe SUV phóng qua nút chặn an ninh ở Mar-a-Lago, 2 người bị bắt

PALM BEACH, Florida (AP) – Nhân viên an ninh nổ súng bắn vào một chiếc xe SUV phóng ào qua một nút chặn an ninh ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago của Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 31 Tháng Giêng, khiến có cuộc rượt đuổi bằng xe và trực thăng, trước khi cảnh sát chặn được chiếc xe và bắt giữ hai người.

Tổng Thống Donald Trump không có mặt ở nơi nghỉ mát này khi sự việc xảy ra, dù rằng ông sẽ đến nơi đây sau đó trong ngày Thứ Sáu.

Theo tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc, bà Stephanie Grisham, thì Tổng Thống Trump đã được báo cáo về sự việc này. Hiện không có thay đổi gì trong chương trình di chuyển của tổng thống.

Chiếc xe SUV màu đen phóng qua nút chặn lúc khoảng 11 giờ 30 phút sáng, giờ địa phương, đi về hướng cổng chính vào khu nghỉ mát này, theo Văn Phòng Cảnh Sát Trưởng Palm Beach County.

Các nhân viên an ninh nổ súng nhưng chiếc SUV vẫn tiếp tục phóng chạy. Các xe cảnh sát tuần lưu xa lộ tiểu bang Florida và một trực thăng của Văn Phòng Cảnh Sát Trưởng được huy động để đuổi theo chiếc xe.

Nhân viên cảnh sát Palm Beach điều hành một nút chặn dẫn vào Mar-a-Lago. (Hình: Damon Higgins/The Palm Beach Post via AP)

Các điều tra viên nói rằng chiếc xe chạy về phía cổng với vận tốc rất nhanh và không có vẻ gì là thắng lại khi đến gần.

Giới hữu trách nói họ chỉ có các báo cáo sơ khởi và cuộc điều tra hiện vẫn còn tiếp diễn. Nút chặn này là một trong các nút chặn được thiết lập khi Tổng Thống Trump về nơi đây, nằm cách khu nghỉ mát vài con phố.

Khoảng mấy giờ sau khi xảy ra vụ vượt nút chặn, xe cộ được phép di chuyển gần nơi nghỉ mát. Các nhân viên an ninh võ trang thấy hiện diện như thường lệ, nhưng không có vẻ là có mức canh phòng cao hơn bình thường. (V.Giang)

Singapore cấm du khách Trung Quốc nhập cảnh đầu Tháng Hai

Điểm trong ngày 31/1/2020
-Nam California có hai ca bị nhiễm virus Corona, các bệnh viện chuẩn bị đối phó
-Hoa Kỳ và nhiều nước siết chặt hạn chế đi lại với Trung Quốc vì Virus corona
-Ngoại Trưởng Pompeo: ‘Đảng Cộng Sản Trung Quốc là mối đe dọa chính’
-Đầu tháng 2, Singapore cấm du khách Trung Quốc nhập cảnh

Phạm Bình Minh bị chửi vì ‘không thể đơn phương đóng cửa biên giới’ với Trung Quốc

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương,” Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Phạm Bình Minh được báo Zing dẫn lời hôm 30 Tháng Giêng.

Đáng lưu ý, dù đã có ba người Việt đầu tiên được xác nhận nhiễm virus Corona nhưng ông Minh đưa ra nhận định rằng “chưa đến mức đóng cửa biên giới” và rằng “hiện chỉ có hai nước đóng cửa biên giới [với Trung Quốc, là Nga và Bắc Hàn] do trao đổi qua biên giới của họ không lớn.”

Phát ngôn nêu trên của ông Phạm Bình Minh chính thức xác nhận mọi động thái của CSVN liên quan đến Trung Quốc trong đại dịch Corona đều phải nhận được sự cho phép, chấp thuận của Bắc Kinh, chứ phía Việt Nam hoàn toàn bị động.

Trên mạng xã hội, một số blogger bình luận rằng lời thú nhận của ông Minh cho thấy thái độ “hèn kém” của lãnh đạo CSVN trước Trung Cộng, dù đại dịch Corona là vấn đề y tế nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 90 triệu người dân Việt Nam.

Trước đó, ngay cả việc ngừng nhập cảnh khách du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai từ ngày 26 Tháng Giêng cũng được báo đảng tiết lộ là “làm theo ý Trung Quốc.” Tờ Thanh Niên vài ngày trước dẫn lời Đại Úy Đinh Quang Chính, trưởng trạm biên phòng Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai, xác nhận rằng hành động này “được làm theo đề nghị của cơ quan chức năng phía Trung Quốc.”

Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu, công tác tại Viện Toán Học, bình luận trên trang cá nhân: “Các quyết định của phía Việt Nam đều bị động ra đời sau phía Trung Quốc. Chẳng hạn ngừng các chuyến bay đến Vũ Hán của Việt Nam ra đời sau khi phía Trung Quốc quyết định đóng cửa Vũ Hán. Quyết định dừng các chuyến bay đến Trung Quốc của Nha Trang cũng ra đời sau khi phía Trung Quốc đã quyết định không cho người Trung Quốc ra nước ngoài. Thế còn khách du lịch ở cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn? Việt Nam tự quyết định hay phải chờ phía Trung Quốc quyết định trước? Không có lẽ phía Việt Nam sẽ lại tiếp tục dùng kế ‘Không đánh mà thắng’ – để cho Trung Quốc ‘phải tự đóng cửa khẩu trước?’”

Ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng CSVN. (Hình: Tổ Quốc)

Trong một diễn biến khác, ông Phạm Bình Minh cũng bị công luận phê phán vì là người thông qua đề nghị của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh gia hạn thời gian thí điểm hoạt động cho xe du lịch tự lái của Trung Quốc qua Cửa Khẩu Quốc Tế Móng Cái vào thành phố Hạ Long đến hết Tháng Sáu, 2020. Đến thời điểm hiện tại, chỉ thị nêu trên vẫn còn hiệu lực, dù bị dư luận phản đối kịch liệt do quan ngại virus Corona phát tán qua ngả này.

Trong quá khứ, ông Phạm Bình Minh từng bị phê phán do né tránh đề cập đến Trung Cộng tại các diễn đàn quốc tế.

Hồi cuối Tháng Chín, 2019, Luật Sư Lê Công Định từng chỉ trích ông Phạm Bình Minh trên trang cá nhân về vụ đọc diễn văn tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhưng “tuyệt nhiên không dám nhắc đến tên Trung Cộng như kẻ xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam.”

Thời điểm đó, trong bài diễn văn bằng tiếng Anh được phát video trực tiếp trên nhiều mạng truyền thông quốc tế, ông Minh được ghi nhận nói vu vơ về “các bên có liên quan” (relevant parties) và “các nhà nước có liên quan” (relevant states) khi đề cập về tranh chấp Biển Đông.

“Đó là cách mà Phạm Bình Minh và đảng của ông ‘bảo vệ’ chủ quyền quốc gia, một phương cách rất khéo léo và uyển chuyển như tuyên giáo của đảng thường ca ngợi, nhằm giữ vững cơ đồ… không phải của dân tộc, mà của đảng… Người dân Việt Nam còn có thể trông mong gì hơn ở một nhà cầm quyền nhu nhược và hèn hạ như thế trước kẻ thù truyền kiếp của dân tộc?” theo Facebook Lê Công Định. (N.H.K)

Singapore khuyên rửa tay giúp ngăn lây lan virus Corona hơn đeo khẩu trang

SINGAPORE (NV) – Chính quyền Singapore hôm Thứ Sáu, 31 Tháng Giêng, khẳng định là rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước sẽ giúp chống lây nhiễm virus Corona (cũng được gọi là virus Vũ Hán) hơn là đeo khẩu trang, trong lúc đang có lo ngại là không đủ khẩu trang để cung cấp cho mọi người, cũng như người mắc bệnh thường không thấy có triệu chứng gì cho tới lúc bệnh phát ra.

Thông báo này được đưa ra chỉ một ngày sau khi một lực lượng đặc nhiệm liên bộ có nhiệm vụ phòng chống virus cho biết là mỗi gia đình trong số khoảng 1.3 triệu gia đình ở Singapore sẽ được cấp một bịch gồm bốn khẩu trang.

Trong cuộc họp báo hôm Thứ Sáu, Giáo Sư Kenneth Mak, giám đốc dịch vụ y tế tại Bộ Y Tế, nhấn mạnh rằng việc rửa tay thường xuyên, chứ không là khẩu trang, mới là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất chống lại virus Vũ Hán.

Cũng theo ông Mak, giới hữu trách đang nghiên cứu kỹ càng các bệnh nhân bị lây nhiễm do có tiếp xúc với những bệnh nhân khác đến từ Vũ Hán nhưng không có chỉ dấu bệnh trước đó.

Tuy các dữ kiện có được đến nay cũng chỉ giới hạn, các chuyên gia y tế có thể nói rằng việc lây bệnh do tiếp xúc như vậy không cao, theo Giáo Sư Mak.

Giáo Sư Mak có lời khuyên rằng các biện pháp đề phòng thông thường cũng không khác những gì mà người dân Singapore được khuyến khích thi hành: đó là giữ vệ sinh cá nhân.

Giới hữu trách đề nghị người dân Singapore không đeo khẩu trang nếu không cảm thấy có gì bất thường, cũng giống như lời khuyên của chính quyền ở Úc và Đài Loan.

Tuy nhiên, điều này lại khác với ở Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, nơi người dân được kêu gọi luôn đeo khẩu trang khi ra đường và mang theo thuốc rửa tay diệt trùng.

Trang web của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO không nhắc gì đến việc đeo khẩu trang để chống virus nhưng cũng không có lời khuyên là đừng đeo khẩu trang.

Chính quyền Singapore nói việc cấp khẩu trang cho các gia đình chỉ là biện pháp phòng ngừa trong trường hợp khẩn cấp và “không dùng nếu không cần.” (V.Giang)

Khẩu trang y tế ở Việt Nam bị ‘làm giá’ khắp nơi

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tại các cửa hàng hay shop bán hàng online trên Internet, giá khẩu trang y tế tại nhiều hiệu thuốc, cửa hàng ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng… đang “nhảy múa,” từng giờ do hút hàng.

Theo báo Người Lao Động ngày 31 Tháng Giêng, 2020, rất đông người dân chen lấn tại các cửa hàng thuốc trong chợ thuốc Hapulico (tòa nhà Hapulico, quận Thanh Xuân, Hà Nội), lớn nhất khu vực miền Bắc để mua khẩu trang y tế trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Corona (nCoV), khiến nhân viên trở tay không kịp.

Do người dân đến mua hàng đông nên một số cửa hiệu tại chợ thuốc Hapulico đã trưng biển thông báo hết khẩu trang, nước rửa tay. Đây là hai mặt hàng được người dân Hà Nội tìm mua nhiều nhất trong những ngày qua.

Báo Tiền Phong cho hay, tại nhiều điểm như bến xe, siêu thị, bệnh viện…ở Hà Nội, hầu hết mặt hàng khẩu trang y tế đang bị nâng giá bán vô tội vạ.

Ở khu vực đối diện cổng bệnh viện Bạch Mai, khi hỏi ba hiệu thuốc lớn thì có đến hai hiệu thuốc đã hết hàng. Trong khi đó, tại một hiệu thuốc trước cổng bệnh viện Bưu Điện (phường Định Công, quận Hoàng Mai), khẩu trang 3M được bán với giá 50,000 đồng ($2.15)/cái tăng giá gấp ba lần trước đó.

Trước cổng bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm), lượng người mua khẩu trang tăng mạnh. Đặc biệt, tại đây du khách Trung Quốc tấp nập tìm đến mua khẩu trang, bởi vì nhân viên hiệu thuốc in tờ rơi có chữ Trung Quốc, dán lên các thùng khẩu trang y tế để khách quảng cáo. Một hộp khẩu trang y tế loại 50 chiếc có giá bán 200,000 đồng ($8.62), song mỗi du khách Trung Quốc đều mua từ 5-10 hộp, thậm chí có du khách muốn mua hết, nhưng nhân viên ở đây lắc đầu vì hết hàng.

Một shop online rao bán loại khẩu trang bốn lớp trên mạng xã hội. (Hình: VOV)

Theo chị Nguyễn Thị Thu Lan, chủ một shop chuyên bán hàng Nhật, cho biết bình thường khẩu trang kháng khuẩn 3D của Nhật có giá từ 260,000 đến 300,000 đồng ($11.21-$12.94)/hộp (100 cái), thì nay nhiều nơi bán tới 340,000 đến 390,000 đồng ($14.66-$16.82)/hộp. Dù vậy, nhiều người sẵn sàng trả giá cao hơn và chuyển tiền luôn nhưng cũng không có hàng để bán.

“Nhiều shop hiện còn hàng có thể ‘hét’ giá lên tới 400,000 đến 500,000 đồng ($9.22-$21.56) một hộp khẩu trang kháng khuẩn 3D,” chị Lan nói với báo VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam.

Cùng với đó, các loại khẩu trang y tế thông thường trước đây có giá bán 2,000 đồng (8 cent) chiếc thì nay tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi tùy nơi bán.

Nói với báo VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam, anh Bùi Anh Linh, chủ một shop bán hàng online ở Thanh Xuân (Hà Nội), cho biết mấy ngày nay khẩu trang liên tục rơi vào tình trạng hết hàng, giá cả tăng theo từng giờ nhưng không thể nhập được hàng để bán.

“Loại khẩu trang bốn lớp ngày hôm trước bán 20,000 đồng (86 cent)/chiếc, thì ngày hôm sau đã tăng lên 25,000 đồng ($1.07)/chiếc. Thậm chí, vừa bán xong đã tăng giá do không có hàng để bán. Vì ‘cháy’ hàng, nhiều chỗ còn bán loại này lên tới 50,000 đến 70,000 đồng ($2.14-$3.01)/chiếc,” anh Linh cho biết.

Thông báo “cháy hàng” của nhà thuốc FPT Long Châu, Sài Gòn. (Hình: Hồng Phúc/Đầu Tư)

Báo Đầu Tư cho biết tối 30 Tháng Giêng, lượng người dân đến mua khẩu trang, dung dịch rửa tay tại các cửa hàng thuốc tây trên đường Hai Bà Trưng, quận 1 (Sài Gòn) liên tục gia tăng.

Tuy nhiên, hầu hết các cửa hàng đều nói “hết hàng,” thậm chí treo sẵn biển thông báo “Hết tất cả các loại khẩu trang.”

Nhân viên bán hàng tại nhà thuốc Nhị Trưng 5, quận 1, cho biết chỉ hai loại khẩu trang 3M và N95 mới có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt phòng nhiễm dịch virus Corona. “Loại sản xuất ở Nam Hàn có thể kháng khuẩn, không phòng nhiễm virus được. Mẫu này mới nhập về nên cũng không biết giá bán trước khi có dịch (dịch virus Corona – PV). Còn loại 3M giờ cũng lên 50,000 đồng ($2.14)/chiếc, còn trước đây chỉ mười mấy ngàn,” người này nói.

Trong khi đó để ngăn chặn việc “làm” giá, ngày 30 Tháng Giêng, Sở Y Tế Đà Nẵng cho hay đã có văn bản gửi các cửa hàng, công ty…trên tỉnh về việc “Bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế phòng ngừa dịch bệnh do virus Corona.”

Theo đó, Sở Y Tế đề nghị các cơ sở kinh doanh thuốc tuyệt đối không được lợi dụng thời điểm dịch bệnh đang diễn ra để đầu cơ, tăng giá thuốc; không được hạn chế bán cho khách hàng (kể cả khách ngoại quốc) có nhu cầu mua thuốc, vật tư y tế để phòng dịch bệnh.

Hai chiếc khẩu trang SG 9010V cùng loại nhưng giá cách nhau 1.8 lần. (Hình: Hồng Phúc/Đầu Tư)

Mặc dù có “chỉ đạo,” nhưng do lượng người tìm mua và đặt hàng khẩu trang rất lớn, có thể lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn chiếc nên nhiều người bán hàng vẫn đang lợi dụng “tranh tối tranh sáng” để trục lợi kiếm tiền.

Theo ABC News, đeo khẩu trang không phải là biện pháp được Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh tật với những người khỏe mạnh. Nhiều chuyên gia y tế cho biết khẩu trang có thể phát huy tác dụng trong một vài trường hợp, song hoàn toàn vô ích nếu sử dụng sai cách.

“Lỗi thường gặp là đặt tay lên khẩu trang, kéo khẩu trang xuống cằm. Các loại khẩu trang thường chỉ sử dụng một lần và có tác dụng trong vòng tám tiếng,” ông William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giáo sư tại Đại Học Y Khoa VanderbiltSchaffner, nói. (Tr.N)

Ngày đầu năm nhớ tiếng hát Hà Thanh

1/Kỷ niệm ngày thành lập của một số quốc gia trong dịp đầu năm
2/ Trung Hoa Dân Quốc thành lập
3/Ngày sinh của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
4/Kỷ niệm ngày mất ca sĩ Hà Thanh

Tin mới cập nhật