Friday, April 26, 2024

Dân Hải Dương phẫn nộ vì bị ép làm đường nông thôn mới

HẢI DƯƠNG, Việt Nam (NV) – Trong khi lãnh đạo chính quyền xã An Bình, huyện Nam Sách cho hay, người dân ủng hộ việc đóng tiền để xây đường nông thôn mới thì chính người dân nơi đây lại cho rằng “thu như thế là rất nặng với bà con.”

Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 16 Tháng Tám, cho hay, người dân ở xã An Bình, huyện Nam Sách đã bày tỏ sự bất mãn về việc chính quyền xã này “huy động” số tiền quá sức dân (nộp 50%, thay vì chỉ 10% theo quy định) để xây dựng 7 con đường nông thôn mới với chiều dài hơn 5 cây số, với chi phí hơn 30 tỉ đồng. Ðáng nói hơn, chính quyền xã sẵn sàng giở chiêu phê lý lịch xấu nếu ai chưa đóng tiền.

Thế nhưng, nói với phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Ðình Khoa, chủ tịch xã An Bình, một mực khăng khăng: “Toàn bộ kinh phí chúng tôi đã thông qua người dân, được người dân ủng hộ và đồng nhất ý kiến.”

Tuy nhiên, khi nhà báo yêu cầu ông Khoa cung cấp những căn cứ chứng minh việc đồng thuận của người dân, thì ông này không đồng ý mà chỉ nói: “Tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì mình làm.”

Ðể tìm hiểu việc “người dân ủng hộ” như thế nào, chiều 15 Tháng Tám, phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM đã đến thôn An Ðông, xã An Bình. Tại đây, nhiều người bất bình khẳng định, họ không đồng tình với phương án đóng góp mà ủy ban xã đưa ra.

“Chúng tôi chỉ đồng ý đóng góp khi có quyết toán công trình. Hơn nữa, đường ngõ xóm của chúng tôi mà chúng tôi còn đổ bê tông dày 20 cm; đường liên xã quan trọng thế mà xã thông báo chỉ làm dày có 18 cm lại không làm hệ thống cống rãnh cho dân thì chúng tôi sống kiểu gì? Hơn nữa, việc bắt các gia đình đóng theo đầu người với mức 2 triệu đồng/đầu người là làm kiệt quệ cho chúng tôi,” một người dân nói và rất nhiều người có mặt đã đồng ý với ý kiến này.

Người dân càng tức giận hơn về việc chính quyền xã này giở “chiêu”: Tất cả hộ nào không đóng góp làm đường sẽ không được ký giấy tờ gì hoặc bị phê xấu vào các giấy tờ cần thiết như trường hợp chị Nguyễn Thị Quyên bị phê xấu vào sơ yếu lý lịch gây xôn xao dư luận trước đó.

Một người dân thôn An Ðông, gặp tình cảnh tương tự, tức giận nói: “Con gái tôi lấy chồng về huyện Ninh Giang, Hải Dương từ Tháng Giêng 2017. Ðến Tháng Ba cháu cắt hộ khẩu chuyển về nơi ở mới để được chích ngừa vì đang mang thai. Khi tôi đi làm thủ tục chuyển đi, một cán bộ ở xã bảo phải sang phòng kế toán đóng tiền làm đường mới ký giấy xác nhận. Tôi thấy vô lý sang hỏi, cán bộ kế toán nhất định bắt tôi đóng 1.2 triệu đồng mới cho gia đình làm thủ tục cắt hộ khẩu.”

Theo người này, sau khi cắt hộ khẩu cho con gái sang quê chồng xong, kế toán xã thông báo cho biết rằng đã có sáu hộ khác có người mới sinh xong cũng phải đóng tiền mới được làm thủ tục cấp giấy khai sinh. (Tr.N)

Trực thăng Mỹ rớt ngoài khơi Hawaii, 5 người mất tích

MỚI CẬP NHẬT