Việt Nam

Phát hiện thêm 87 loài sinh vật mới tại Việt Nam

HÀ NỘI (NV) – Thêm 87 loại sinh vật mới được khám phá tại Việt Nam trong số 163 loài gồm cả động vật và thực vật tại tiểu vùng Mekong, theo bản tường trình của Quỹ Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (WWF).

Ngày 19 Tháng Mười Hai, Quỹ Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (WWF) công bố bản tường trình “Các loài kỳ lạ” gồm 163 loài mới ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó nhiều nhất là Việt Nam với 87 loài, Lào và Cambodia mỗi quốc gia 22 loài, Myanmar 11 loài.

Theo bản tường trình nói trên, loài dơi Murina kontumensis là một trong những loài đáng chú nhất. Nó được tìm thấy ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam với đám lông dày giống cuộn len nằm trên đầu và cánh.

Giới khoa học còn mất 10 năm để xác định ếch Leptolalax isos của Việt Nam là loài mới. Loài lưỡng cư có chiều dài thân 3 cm này đang bị đe dọa bởi nạn khai thác gỗ, mở rộng đất nông nghiệp và các dự án thủy điện.

Hàng trăm nhà khoa học đã tham gia công trình nghiên cứu để đưa ra phúc trình “Các loài kỳ lạ.” Con số 163 loài vừa phát hiện đã nâng tổng số loài mới trong khu vực lên con số 2,409 loài kể từ năm 1997 đến nay.

Ếch Leptolalax isos. (Hình: VNX-WWF)

“Tiểu vùng sông Mekong mở rộng luôn có sức hút lớn với giới bảo tồn bởi độ đa dạng cao và đang chờ phát hiện thêm. Nhà khoa học cũng là những anh hùng thầm lặng đang chạy đua với thời gian để bảo vệ loài mới,” ông Jimmy Borah, quản lý chương trình bảo tồn động thực vật hoang dã WWF-Greater Mekong được thuật lời nói trên VnExpress.

Theo các chuyên gia, khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng đang chịu áp lực phát triển bởi khai thác khoáng sản, mở rộng đường xá, phát triển đập thủy điện. Đây là các yếu tố chính đe dọa tới sự tồn tại của các cảnh quan – điều tạo nên sự đặc biệt của khu vực.

Nạn săn bắt phục vụ nhu cầu của thị trường thịt thú rừng hoặc các đường dây buôn bán trái phép loài hoang dã trị giá hàng tỷ đô la đang tạo thêm áp lực cho các loài động thực vật hoang dã trong khu vực. Nhiều loài có thể biến mất vĩnh viễn trước khi chúng được phát hiện.

Tại Việt Nam, các loài động vật đang đối diện với nhu cầu tiêu thụ lớn và nạn buôn bán trái phép toàn cầu. Nhiều người giàu sẵn sàng trả hàng ngàn đô để được sở hữu loài hiếm nhất, độc đáo và bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ cao nhất. Tại nhiều nơi, các chợ buôn bán động thực vật hoang dã quý hiếm trái phép hoạt động ngang nhiên.

“Để bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, Việt Nam cần chấm dứt tình trạng săn bắn trái phép, đóng cửa các thị trường buôn bán trái phép và các trang trại nuôi nhốt động vật hoang dã quý hiếm như hổ và gấu,” Tiến Sĩ Văn Ngọc Thịnh, giám đốc WWF-Việt Nam nói trên VnExpress. (TN)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Xe Hơi

10 mẫu xe cũ có thể chạy bền lâu hơn xe mới

Nếu người mua xe cũ chọn những chiếc xe này, bảo trì thích hợp, chúng…

15 mins ago
  • Hoa Kỳ

4 cảnh sát bị bắn chết, 4 bị thương khi bố ráp nhà North Carolina

Trong lúc thi hành trát lục soát một căn nhà ở Charlotte, North Carolina, ba…

2 hours ago
  • Sài Gòn Nhỏ

Một linh mục bị triệu tập vì ‘tội’ không thích cờ đỏ

Văn Nam/SGN Ngày 25 Tháng Tư 2024, Linh Mục Nguyễn Duy Tân phải lên làm…

2 hours ago
  • Hoa Kỳ

Ông gốc Lào bị ung thư trúng số Powerball $1.3 tỷ ở Oregon

Một trong những người trúng $1.3 tỷ giải độc đắc Powerball trong tháng này là…

2 hours ago
  • Cộng Đồng

Chồng gốc Việt châm lửa đốt vợ, cả hai chết cháy ở Houston

Sáng sớm Thứ Hai, 29 Tháng Tư, một người đàn ông châm lửa đốt vợ…

3 hours ago
  • ĐIỂM TIN TRONG NGÀY

Báo Nhật: Vương Đình Huệ mất ghế làm ‘bọn Nghệ An’ lâm vào cảnh vất vưởng

Báo Nhật: Vương Đình Huệ mất ghế làm 'bọn Nghệ An' lâm vào cảnh vất vưởng Nhật…

3 hours ago

This website uses cookies.