Việt Nam

Sài Gòn: Ngôi chùa nghèo cưu mang cả trăm cụ bà không nhà

SÀI GÒN (NV) – Những cụ bà lạc lõng giữa Sài Gòn không nhà, không cửa, không gia đình, lang thang ngủ ở các vỉa hè tưởng chừng sẽ chết lặng lẽ ở một góc đường, xó chợ được đưa về đây nuôi dưỡng, chăm sóc.

“Mái nhà nhỏ” này là chùa Lâm Quang, nằm nép mình trong một xóm nghèo ở Bến Bình Ðông, quận 8. Ðã hơn 20 năm qua, nơi này vẫn luôn là mái nhà chung của các cụ bà neo đơn không nơi nương tựa. 136 cụ bà ở đây là 136 hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung là không có chồng, không có con và không có nhà cửa.

Nói với phóng viên Trí Thức Trẻ, ngày 27 tháng 10, sư cô Thích Nữ Huệ Tuyến, trụ trì chùa nhớ lại, năm 1990, khi mới về chùa, thấy có rất nhiều cụ bà ban ngày đi ăn xin, đêm lại vào sân chùa tá túc. “Tôi nghẹn lòng khi nhìn thấy những hình ảnh đó. Và rồi suy nghĩ rất nhiều, vì lúc mới về chùa mọi thứ còn rất khó khăn, thế nhưng tôi và các ni sư trong chùa thống nhất sẽ đã đưa các cụ vào chùa để chăm sóc,” sư Tuyến tâm sự.

Thời gian đầu, các sư cô trong chùa vừa làm nhang, vừa nấu đồ chay kiếm thêm thu nhập để lo cho các cụ. Song, may mắn khi số người mỗi lúc một đông, gánh nặng về tài chính lại thêm nhọc nhằn, cũng là lúc nhiều người biết đến, về sau có nhiều mạnh thường quân tìm đến chùa để xin hỗ trợ. Các cụ cũng vì thế mà có cuộc sống đầy đủ hơn.

Nhớ lại những ngày sống lay lắt ngoài đường phố, cụ Lê Thị Thanh (76 tuổi), quê Quảng Trị nghẹn ngào kể, do chiến tranh gia đình lạc nhau hết, bà một mình vào Sài Gòn để mưu sinh. Không chồng không con, đến khi “gần đất xa trời” không còn đủ sức để đi làm mướn kiếm sống, bà đi nhặt ve chai rồi tối tìm đại một hiên nhà nào đó nằm ngủ.

“May mắn mà được các sư cô ở đây cưu mang, những ngày còn lại, được có bữa ăn no, có chỗ ngủ ấm, có những người bạn cùng hoàn cảnh để rủ rỉ cũng khuây khỏa phần nào,” cụ Thanh xúc động.

Cũng có một số trường hợp đặc biệt, có cụ có gia đình, có nhà cửa hẳn hoi, nhưng gặp phải những bất hạnh, hắt hủi của con cháu mà phải tìm đến nơi này. Chẳng hạn như cụ Trần Thị Nghi (72 tuổi) kể lại câu chuyện quá đỗi buồn phiền của mình. Cụ Nghi có một con trai và hai con gái đều giàu có. Nhưng chính sự giàu sang khiến họ ghẻ lạnh với nhau, và rồi tình thân cũng dần biến mất.

Mời độc giả xem video: Vinastas sẽ bị “dẹp tiệm” sau vụ nước mắm thạch tín

Sau khi chồng cụ Nghi qua đời, ba người con tranh giành tài sản mà ông để lại. Họ bắt cụ viết di chúc, nhưng cụ không đồng ý, nên bị các con hắt hủi, không quan tâm chăm sóc mẹ, mà chỉ chăm chăm giành khối tài sản. Cụ Nghi buồn tủi bỏ nhà ra đi và rồi tìm đến chùa Lâm Quang để nương tựa.

Chùa có 4 căn phòng để các cụ nghỉ ngơi, những cụ quá yếu không thể tự sinh hoạt được thì sẽ có người chăm nom. Những ai còn khỏe thì có thể tự lo cho mình. Dù được sống trong sự quan tâm của các sư ni, các đoàn khách đến thăm, nhưng các cụ vẫn cảm thấy cô đơn, thèm cái cảm giác được gặp lại người thân, những người ruột thịt máu mủ của cuộc đời mình. Nhưng có lẽ điều đó quá xa xỉ. (Tr.N)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Xe Hơi

10 mẫu EV bán chạy nhất và chi phí thay thế bình điện

Chi phí thay thế bình điện EV vẫn còn cao, nên nhiều nhà sản xuất…

12 mins ago
  • Thế Giới

3 người Úc, Mỹ bị sát hại ở Mexico là để ăn cắp bánh xe

Nhà chức trách xác định thi thể tìm thấy là của ba người chơi lướt…

15 mins ago
  • Hoa Kỳ

Trộm dây đồng đèn đường đem bán chợ đen ngày càng nhiều, hễ dân LA ra đường là tối thui

Kẻ trộm nhắm vào dây đồng ở bất cứ chỗ nào tìm được, thường làm…

37 mins ago
  • NHÀ ĐẤT

Chi phí sở hữu nhà và thuê nhà ngày càng cách biệt

Thị trường nhà ở Mỹ vốn là một chỉ báo quan trọng về sức khỏe…

2 hours ago
  • NHÀ ĐẤT

Bán một căn nhà ở vùng San Francisco mất bao lâu?

Thị trường nhà ở Bay Area (vùng Vịnh San Francisco), đang nóng lên trở lại,…

9 hours ago
  • Hoa Kỳ

Hơn 1 triệu trẻ em có cha mẹ chết vì ma túy quá liều và súng ống trong 20 năm

Số lượng trẻ em mất cha mẹ vì bạo lực súng đạn tăng 39% -…

9 hours ago

This website uses cookies.