Việt Nam

Thanh Hóa: Chi hàng triệu đô la ‘nuôi báo cô’ hàng ngàn ‘giáo sư, tiến sĩ’

THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Tuy là Chánh Văn Phòng của Sở Khoa Học Công Nghệ Thanh Hóa, nhưng ông Lê Sỹ Chung thừa nhận không biết cụ thể “công trình báo cáo khoa học quốc tế” duy nhất trong năm 2019 là công trình nào, của ai?

Báo Người Lao Động cho hay, “Trong phúc trình về ‘Thực Hiện Chiến Lược Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ giai đoạn 2011-2020’ do ông Nguyễn Đức Quyền, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa, ký nêu rõ trong năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ gần 141 tỉ đồng ($6.09 triệu).”

Trong đó, tiền chi cho “sự nghiệp khoa học” hơn 115 tỷ đồng ($4.96 triệu), “đầu tư phát triển khoa học” hơn 23 tỷ đồng ($993,805), cộng thêm tiền trung ương hỗ trợ 1.9 tỉ đồng ($82,096), đạt tỷ lệ 0.47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất trong bản phúc trình là hiện tỉnh Thanh Hóa có 3,116 giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ “tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,” trong đó có 1,229 người “nghiên cứu toàn thời gian.” Thế nhưng trong năm 2019, số lượng “công trình khoa học” được công bố trong nước chỉ vỏn vẹn có 19 gồm: sách, 15 bài viết đăng tạp chí, ba bài viết tham dự hội thảo, một bài giảng và một bài viết hội thảo công bố quốc tế.

Ông Lê Sỹ Chung, chánh văn phòng Sở Khoa Học Công Nghệ Thanh Hóa. (Hình: Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Nói với báo Người Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Túy, giám đốc Sở Khoa Học Công Nghệ Thanh Hóa, biện minh số tiền 141 tỉ đồng ($6.09 triệu) không phải chi hết cho việc nghiên cứu khoa học mà được chia ra thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

“Sở Khoa Học Công Nghệ chỉ là đơn vị tham mưu cho chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về việc triển khai các nhiệm vụ, trong đó ưu tiên cho việc ứng dụng chuyển giao các tiến bộ Khoa Học, Công Nghệ vào đời sống chứ không ưu tiên khuyến khích các đề tài mang tính chất nghiên cứu cơ bản. Cụ thể, trong năm 2019, có 40 nhiệm vụ được tỉnh lựa chọn triển khai, trong đó tập trung vào các khâu ‘đột phá về ứng dụng chuyển giao,’ cũng có một số nhiệm vụ mang tính chất nghiên cứu dưới dạng đề tài,” ông Túy giải thích.

Nói về số lượng 3,116 người tham gia “nghiên cứu khoa học,” ông Túy cho biết “không phải họ trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học mà đây là nguồn nhân lực khoa học của tỉnh.”

Điều ngạc nhiên hơn là khi trả lời báo Lao Động về “công trình khoa học” được công bố quốc tế là công trình nào, ông Lê Sỹ Chung, chánh Văn Phòng Sở Khoa Học Công Nghệ Thanh Hóa, thừa nhận chính bản thân ông cũng không biết “công trình duy nhất trong năm 2019 là công trình nào, cụ thể là báo cáo khoa học nào, của tác giả nào.” (Tr.N)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • ĐIỂM TIN BUỔI SÁNG

Đỗ Mười “mang nợ máu” với miền Nam có thể được đặt tên đường cho Saigon

Đỗ Mười “mang nợ máu” với miền Nam có thể được đặt tên đường cho…

6 mins ago
  • Xe Hơi

Chính quyền yêu cầu hệ thống tránh đụng người đi bộ trên xe mới

Theo ước tính, việc trang bị hệ thống phát hiện người đi bộ sẽ làm…

22 mins ago
  • Việt Nam

Bắt băng cướp ‘hội vỡ nợ’ đột nhập biệt thự ở Sài Gòn trộm tiền tỷ

Cả ba nghi can không có công ăn việc làm, là thành viên "Hội những…

22 mins ago
  • Thế Giới

Philippines tố tàu Trung Quốc làm hư hại tàu Phi trên Biển Đông

Các tàu đánh cá Philippines còn bị các tàu duyên phòng Trung Quốc đâm sầm…

56 mins ago
  • Sài Gòn Nhỏ

Một lời xin lỗi để quên đi

Phil Nguyễn/SGN Hôm nay là 30 Tháng Tư, đúng 49 năm trôi qua, thế nhưng…

59 mins ago
  • Hoa Kỳ

Gấu lảng vảng quanh khu dân cư, cảnh sát rượt bắt nguyên buổi chiều

Các viên chức quản lý động vật hoang dã và lực lượng đáp ứng đầu…

1 hour ago

This website uses cookies.