Việt Nam

Việt Nam chính thức loại bỏ dự án điện hạt nhân

HÀ NỘI (NV) – Quốc Hội CSVN hôm Thứ Ba đã bỏ phiếu thông qua quyết định dẹp bỏ dự án điện hạt nhân dự trù xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận với kỹ thuật của Nga và Nhật Bản, vì nhiều lý do.

Cuộc bỏ phiếu ở Quốc Hội CSVN khi quyết định từ bỏ ý định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam, được mô tả là làm cho thị trường điện hạt nhân thế giới bị đóng băng, nhất là sau khi nước Nhật gặp thảm họa điện hạt nhân ở Fukushima hồi năm năm trước.

Trong cuộc họp báo ngày 22 Tháng Mười Một, 2016 giải thích lý do dẹp dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ CSVN Mai Tiến Dũng nêu lý do “điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay.”

Bất chấp rất nhiều lời khuyến cáo từ các chuyên viên điện hạt nhân, Quốc Hội CSVN vẫn thông qua chủ trương đầu tư ngày 25 Tháng Mười Một, 2009 vì là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước. Dự án gồm hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; công suất mỗi nhà máy khoảng 2,000 MW để “cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.”

Những lý do chính được nêu ra để dẹp dự án điện hạt nhân là “tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay có nhiều thay đổi so với năm 2009,” “tiềm năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế do giá thành sản xuất điện từ các dạng năng lượng này đã giảm đáng kể trong giai đoạn năm năm qua,” và “Việt Nam đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại có mức độ ưu tiên như sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, tuyến đường ven biển và một số dự án ứng phó biến đổi khí hậu, v.v…”

Những năm gần đây, năm nào cũng thấy có tin dự án điện hạt nhân được đẩy lùi dần, từ khởi công năm 2014 để bắt đầu phát điện năm 2020, đến nay thì bỏ luôn. Ước tính nếu tiến hành bây giờ, sẽ tốn khoảng $18 tỷ, gấp đôi ước tính ban đầu.

Tuy nhiên báo tài chính Nhật Bản, Nikkei Asian Review của Nhật cho rằng, lý do đầu tiên khiến Việt Nam buộc phải từ bỏ điện hạt nhân vì tốn phí tăng lên quá cao, tổng cộng lên tới $27 tỷ (chứ không phải chỉ là $18 tỷ), chiếm đến 13% tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam, khoảng $200 tỷ.

Ngân sách CSVN càng ngày càng thiếu hụt vì tăng trưởng kinh tế không đạt được kế hoạch dự trù từ đầu năm trong khi nợ công thì mỗi ngày mỗi nậng hơn, tiến gần tới 65% GDP. Thuế thu vào cho ngân sách nhà nước thì giảm sút đến 10%, không có tiền trả các khoản vay, chế độ buộc phải vay những khoản nợ mới to hơn để trả nợ cũ.

Mời độc giả xem video: Phá đường dây mại dâm qua mạng xã hội Zalo tại Sài Gòn

Theo Reuters, tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế Greenpeace hoan nghênh việc Việt Nam dẹp dự án điện hạt nhân mà họ nói là “chỉ phí tiền” trong khi các nguồn năng lượng tái tạo như kỹ thuật điện năng lượng mặt trời, điện gió chi phí rẻ hơn nhiều, trong khi không có nguy cơ tạo ra thảm họa.

Một chuyên viên điện hạt nhân gốc Việt ở Pháp từng khuyến cáo rằng nếu một thảm họa điện hạt nhân xảy ra ở Ninh Thuận thì đất nước Việt Nam sẽ bị cắt làm hai. (TN)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Thế Giới

Tức chồng, bà Ấn Độ ném đứa con khuyết tật xuống kênh đầy cá sấu

Đôi vợ chồng ở Ấn Độ bị bắt sau khi cảnh sát tìm thấy thi…

33 mins ago
  • Thế Giới

Ukraine phá âm mưu ám sát Zelensky, có 2 đại tá thông đồng

Hai đại tá thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Ukraine, lực lượng bảo vệ…

52 mins ago
  • Little Saigon

Fountain Valley cho đại lý xe RV đặt bảng quảng cáo điện tử trên xa lộ

Fountain Valley cho phép đại lý xe hơi quảng cáo bằng bảng điện tử trên…

54 mins ago
  • Hoa Kỳ

California xem xét việc nhân viên không phải trả lời điện thoại sau giờ làm

California đang cân nhắc thông qua dự luật cho phép nhân viên không trả lời…

1 hour ago
  • Giải Trí

Elizabeth Debicki đóng phim tâm lý kinh dị ‘This Blue Is Mine’

Minh tinh Elizabeth Debicki vừa mới xác nhận sẽ tham gia dự án “This Blue…

1 hour ago
  • Thơ Độc Giả

Mùa em – Thơ Thuỳ Vy

Thuỳ Vy Mùa em  Ta lội hết mùa em trời lệch nắng cong mái chiều…

1 hour ago

This website uses cookies.