Friday, March 29, 2024

Bác Sĩ He Jiankui

Nguyễn Đạt Thịnh

Trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 28 Tháng Mười Một, 2018 tại Hồng Kông, Bác Sĩ He Jiankui nói ông rất hãnh diện về việc ông đang làm – việc tạo ra những đứa trẻ sơ sinh đầu tiên của nhân loại được chỉnh sửa di truyền – the world’s first genetically edited babies.

Ông He đến từ Quảng Đông, thính giả đến nghe ông thuyết trình gồm hàng ngàn nhà khoa học, bác sĩ, giảng sư đại học, đến từ khắp mọi quốc gia trên thế giới.

Mọi người quan tâm đến việc ông làm: loại bỏ mầm bệnh ngay trong tế bào của thai nhi, nhưng không ai đồng ý về cách ông làm – âm thầm làm một mình, xuất tiền túi ra trang trải mọi phí tổn, cho đến lúc kiệt quệ, mới xin viện đại học giúp đỡ.

Mới 34 tuổi, ông thiếu kinh nghiệm về những sinh hoạt y tế mang tính chất quốc tế, có thể ông He nghĩ là ông nên làm một mình, cáng đáng mọi khó khăn, mọi chi phí một mình cho đến khi cuộc thí nghiệm có kết quả mới công bố.

Nhưng ông He vừa dứt lời trình bầy, Bác Sĩ David Baltimore, một vị bác sĩ từng đoạt giải Nobel đứng lên chỉ trích ông He là ông đã có thái độ vô trách nhiệm. Ông bảo ông He, “Việc ông làm thiếu trong suốt; chúng tôi chỉ biết ông làm gì, cho đến khi mọi việc đã hoàn thành, những thai nhi thí nghiệm đã chào đời. Tôi không nghĩ việc bưng bít đó là cần thiết.”

Theo sinh hoạt y khoa bình thường, ông He phải bắt đầu bằng một bài báo, đăng trên một tờ báo khoa học, để mọi người góp ý kiến với ông. Sau đó ông phải loan báo cuộc thực nghiệm trên những bào thai, để cả thế giới cùng theo dõi.

Sau ông Baltimore đến giáo sư di truyền học và phôi học Robin Lovell-Badge, tại Francis Crick Institute, London; ông này nêu lên câu hỏi mà ông cho là mọi người đều muốn nêu lên, “Tại sao lại phải bí mật đến như vậy? Ông làm việc gì phạm pháp? Nếu ông trình bầy với chính phủ họ sẽ không cho ông làm hay sao?”

Dr. Francis S. Collins, giám đốc y tế quốc gia, tố cáo Bác sĩ He là hiện thân của sự sẵn sàng chống lại các chuẩn mực đạo đức quốc tế.” Ông Collins nói, “Thật không may là ứng dụng rõ ràng đầu tiên của kỹ thuật mạnh mẽ này vào tuyến mầm của con người đã được thực hiện vô trách nhiệm”, Tiến Sĩ Collins nói, kêu gọi sự đồng thuận quốc tế về việc thiết lập các giới hạn cho nghiên cứu đó. “Không có những giới hạn như vậy, thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng của một loạt các dự án không được coi trọng và phi đạo đức tương tự. Nếu những hành động sai lầm khoa học hoành tráng như vậy diễn ra, một công nghệ với lời hứa to lớn về phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ bị lu mờ bởi sự phẫn nộ, sợ hãi và ghê tởm công chúng.”

Khoa học gia Trung Quốc He Jiankui nói chuyện tại Hong Kong hôm 28 Tháng Mười Một, 2018 về việc tạo ra những đứa trẻ sơ sinh đầu tiên của nhân loại được chỉnh sửa di truyền. (Hình: Anthony Wallace/ AFP/Getty Images)

Phóng viên Sui-Lee Wee mô tả, “Ngay từ phút, Bác Sĩ He bước lên bục thuyết trình, cuộc hội họp đã căng thẳng; ông còn rất trẻ, tươi cười chào đón thính giả từ thập phương kéo về với mục đích chất vấn ông về việc ông làm.

Ông không thắt cravate, không mặc áo veste, vui cười tiếp đón thính giả.

Dr. Lovell-Badge nói Dr. He có gửi cho ông ta một xấp slides, nhưng không thấy tấm nào nói lên công việc quan trọng ông làm.

Bác Sĩ He nói, “Tôi hãnh diện về việc tôi làm, và chỉ hơi tiếc là việc tôi muốn giữ kín lâu hơn nữa để kiện toàn mọi chi tiết lại bất ngờ bị leaked (tiết lộ).”  Ông xác nhận đã dùng kỹ thuật Crispr để sửa đổi cái bào thai

He khẳng định mọi hành động của ông đều an toàn và theo đúng mọi tiêu chuẩn đạo đức.

Tuy nhiên mọi nỗ lực của Bác Sĩ He đều vô ích, giới khoa học gia thế giới không tha cái tội ông đi một mình trên con đường tạo ra những đứa trẻ không mang mầm bệnh. Từ vài thập kỷ mới nhất khoa học đã tiến bộ nhanh chóng trong khả năng thay đổi DNA của con người. Không ai muốn ông thực hiện tiến bộ quan trọng đó trong phòng thí nghiệm của trường Đại Học Y Khoa tỉnh Quảng Đông.

Trong số thính giả ngồi nghe Bác Sĩ Be trình bầy vấn đề ông sửa đổi cái bào thai để tạo ra những đứa trẻ sơ sinh không bệnh hoạn, có nhiều người cũng đang thực hiện nỗ lực khoa học đó. Họ chỉ trích cuộc thí nghiệm của ông là “phi đạo đức” và “thiếu an toàn,” chỉ vì ông thành công trong bí mật.

He trả lời là ông không chủ tâm bảo mật việc ông làm, mà đã trình bầy ý định thử nghiệm đó với nhiều bác sĩ Mỹ, và nhiều bác sĩ thuộc các quốc gia khác, nhưng không được ai quan tâm; ông cũng đã viết bài nói về cuộc thử nghiệm ông thực hiện và gửi đăng trên một tạp chí khoa học-scientific journal.

He nói hai thai nhi ông thí nghiệm hiện đang phát triển bình thường; nhiều khoa học gia khác đặt câu hỏi, “Bình thường là bình thường như thế nào?”

Bà Maria Jasin, một nhà sinh vật học phục vụ tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering lưu tâm Bác Sĩ He là 2 cô bé không bệnh tật do ông tạo ra và đặt tên là Lulla và Nana sẽ không được coi như chị em trong gia đình, vì chúng khác những đứa trẻ khác.

Khó khăn của Bác Sĩ He còn tiếp tục, tuy nhiên không ai chỉ trích việc ông làm, họ chỉ chỉ trích cách ông làm là thiếu công khai, không mở rộng cho sự quan sát của mọi người. Nếu thất bại ông đã không bị chỉ trích như vậy.

Hai cô xẩm con Lulu 露露 và Nana 娜娜 chào đời trong Tháng Mười Một, 2018 là hai đứa bé đầu tiên được chỉnh sửa germline genetically edited do một bác sĩ người Hoa thực hiện; và Bác Sĩ He tốt nghiệp Thạc Sĩ Biophysics dưới sự dìu dắt của Giáo sư Michael W. Deem, năm 2010; ông tiếp tục học chương trình postdoc (hậu thạc sĩ) với Giáo Sư Stephen Quake tại Stanford University.

Ông đủ giỏi và đủ trẻ để đứng vững trước cơn phong ba về ethic (đạo đức) mà quý vị bác sĩ, học giả thế giới đang thổi lên. (Nguyễn Đạt Thịnh)

MỚI CẬP NHẬT