Wednesday, May 1, 2024

Bài thuốc Đông y trị bệnh lang ben

Bác Sĩ Đặng Trần Hào tốt nghiệp bác sĩ y khoa Đông Phương tại Samra University, Los Angeles, năm 1987, và được mời tham dự hội đồng State Board về Châm Cứu và Đông Dược. Mục này giúp cho ai muốn tìm hiểu về Đông Dược và muốn góp ý cho kho tàng Đông Dược phong phú hơn để phục vụ bệnh nhân. Quý vị có thể liên lạc bác sĩ qua email: [email protected] hoặc điện thoại (714) 714-0564 office và (714) 553-6183 cell.

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Một người bị bệnh lang ben. (Hình: vov.gov.vn)

Bệnh bạch biến còn gọi là lang ben, là một bệnh mất đi một số sắc tố mà sinh ra các mảng màu trắng nhạt trên da, thường xuất hiện ở mặt, tứ chi, không có cảm giác gì khó chịu, có thể làm chúng ta lo lắng và mất bình tĩnh. Tuy nhiên bệnh này thường chỉ mang tính chất tạm thời.

Thông thường, khi chúng ta bị côn trùng cắn hay nhiễm trùng, nhất là thường xảy ra đối với trẻ em. Trong thời gian các vết thương này lành, việc da nhạt màu đi là hoàn toàn bình thường.

Nếu trên cổ và lưng xuất hiện những khoảng da màu vàng trắng, hồng, màu đậm, có đóng vẩy, vấn đề mất màu thường là do nhiễm nấm, được gọi là nấm da đa sắc rất nhỏ và ở bề mặt da có thể lầm với lang ben.

Vào mùa Hè, trên mặt một số ít các trẻ em thường có những đốm nhỏ hình tròn trắng nhạt, kích cỡ, hình dáng và số lượng ở mỗi người là khác nhau. Trường hợp này gọi là lang ben. Nó chỉ là vấn đề liên quan đến thẩm mỹ và có thể mất đi trong một vài tháng.

Theo Y Khoa Đông Phương nguyên nhân gây bệnh lang ben thường do khí huyết bất hòa, huyết ứ, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.

Do huyết ứ

Lang ben có những đốm trắng, ranh giới rõ ràng. Lông cũng có màu trắng do huyết không thông, đôi khi chóng mặt, dễ hồi hộp, đau nhức tứ chi, ngủ không ngon giấc. Lưỡi có đốm tím đen. Mạch vi.

Bài thuốc:

1-Đương quy 12 gram
2-Xuyên khung 9 gram
3-Thục địa 9 gram
4-Xích thược 9 gram
5-Hồng hoa 9 gram
6-Đào nhân 9 gram
7-Đan sâm 9 gram
8-Độc hoạt 9 gram
9-Tần giao 9 gram
10-Điền thất 9 gram
11-Hà thủ ô 9 gram
12-Đại táo 3 trái

Nhiệm vụ các vị thuốc:

-Đương quy, xuyên khung, thục địa, xích thược, hà thủ ô: Bổ máu.
-Hồng hoa, đào nhân, điền thất, đan sâm: Thông huyết ứ.
-Độc hoạt, tần giao: Tiêu thấp và thông huyết ứ.
-Đại táo: Bổ huyết và phối hợp các vị thuốc.

Khí huyết bất hòa

Lang ben có những đốm trắng màu nhạt, không rõ ràng, phát triển chậm, tinh thần mệt mỏi, ăn lúc ngon lúc không, nhức mỏi. Lưỡi như bản đồ, rêu lưỡi dày và nứt. Mạch vi và sác.

Bài thuốc:

1-Mẫu đơn bì 9 gram
2-Hoài sơn 9 gram
3-Thục địa 9 gram
4-Xích thược 9 gram
5-Huyền sâm 9 gram
6-Đan sâm 9 gram
7-Bạch truật 9 gram
8-Đảng sâm 9 gram
9-Phục linh 9 gram
10-Đương quy 9 gram
11-Cam thảo 3 gram
12-Đào nhân 9 gram

Nhiệm vụ các vị thuốc:

-Đảng sâm, phục linh, bạch truật, cam thảo: Bổ khí.
-Xích thược, đương quy, thục địa: Bổ huyết, thông huyết.
-Đan sâm, đào nhân, huyền sâm: Thông huyết, an tâm.
-Hoài sơn, mẫu đơn bì: Bổ tỳ, thận và thanh nhiệt.
-Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc để bổ và điều hòa khí huyết.

Cây huyền sâm là loài cây thuốc quý. (Hình: baodantoc.vn)

Ngoài ra chúng ta có thể trị lang ben theo kinh nghiệm nhân gian:

-Phù bình, mè đen mỗi loại 120 gram, đem xay nát, làm thành viên bằng hạt đậu xanh.

Mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần 9 gram trước khi ăn sáng, trưa và tối với nước trà nóng để trị lang ben.

-Dầu mè đen, rượu trắng: Hòa 15 mil dầu mè đen với 15mil rượu trắng. Mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần uống 10 mil.

Uống liền trong khoảng hai tới ba tháng.

-Quy củ, hồng hoa mỗi thứ 12 gram, đổ ba chén ăn cơm nước, đun còn lại một chén rưỡi.

Chia hai, sáng uống một nửa, chiều một nửa trước khi ăn sáng và ăn tối. Uống liên tục một tuần lễ.

Lưu ý, chứng lang ben cần được phân biệt với các loại nhiễm nấm nặng hơn, có thể xuất hiện ở trên mặt. Trong trường hợp không định bệnh rõ ràng được, cần phải gửi qua phòng xét nghiệm mẫu da tổn thương sẽ giúp xác định loại nấm nào để tìm thuốc thích hợp điều trị. [qd]

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT