Monday, April 29, 2024

Đông y trị mỏi hai bên đùi

Bác Sĩ Đặng Trần Hào tốt nghiệp bác sĩ y khoa Đông Phương tại Samra University, Los Angeles, năm 1987, và được mời tham dự hội đồng State Board về Châm Cứu và Đông Dược. Mục này giúp cho ai muốn tìm hiểu về Đông Dược và muốn góp ý cho kho tàng Đông Dược phong phú hơn để phục vụ bệnh nhân. Quý vị có thể liên lạc bác sĩ qua email: [email protected] hoặc điện thoại (714) 714-0564 office và (714) 553-6183 cell.

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Sinh khương là tên dược của củ gừng tươi, có vị cay nồng, tính ấm và được sử dụng trong nhiều bài thuốc. (Hình: thuocdantoc.org)

Trước khi chúng ta tìm hiểu về mỏi hai bên đùi và bắp vế, thiết tưởng chúng nên biết qua khí là gì trong quan niệm của y khoa Đông phương.

Khí trong triết học Đông phương, khí không thể là thể hơi, không khí, mùi hương, mà còn là môi trường và bao hàm các năng lực (lý, hóa…) giúp sự vật sinh hoạt đổi dời.

Hóa là một trong hai từ biến hóa, hay thuộc tính đổi dời của âm dương: Dương biến thành âm, âm hóa thành dương.

Do hóa là quá trình biến từ âm đến dương, từ xấu đến tốt, cho nên thường được ghép với nhiều từ khác nhau như tiến hóa, văn hóa. Nhưng khi gặp từ hóa người đọc vẫn hiểu nó nằm trong hai từ tiến hóa.

Khí hóa là nhận thức của con người về nguyên nhân dời đổi của sự vật trong vũ trụ nhân sinh, đều bằng năng lực gọi là khí, chứa trong môi trường và trong bản thân sự vật.

Y khoa Đông phương phân biệt trong con người có nguyên khí, tôn khí, vinh khí, vệ khí…

Mỏi hai bên đùi và bắp vế do tỳ khí suy

Thận dương suy thường đi với tỳ khí suy. Tùy theo trường hợp suy nhiều hay ít có thể phân ra ba trường hợp. Thứ nhất là phù thũng và tim hồi hộp. Thứ hai phù thũng và tiêu hóa không kiện toàn, đầy bụng, ăn không tiêu. Thứ ba là ho mãn tính, thở hụt hơi và suyễn, cuối cùng là thận bất nạp khí.

Nhiều loại bệnh liên quan tới thận dương suy được Tây y định bệnh: Viêm thận mãn tính, đau lưng, sinh lý yếu, bất lực, tiêu nhiều và bệnh tiền liệt tuyến, nang thượng thân yếu, giảm năng tuyến giáp trạng (hypothyroidism), suyễn mãn tính hay khí thũng, bệnh tim, viêm đường ruột mãn tính, lỵ mãn tính.

Trong bài này chúng ta bàn đến thận dương suy ảnh hưởng làm tỳ khí suy có những triệu chứng sau: Nhẹ dễ bị mỏi hai bên đùi và bắp chân, thường đi bộ cả tiếng đồng hồ mới mỏi, nhưng nay đi chừng 5 hay 10 phút đã thấy mỏi rồi, cần phải ngồi nghỉ và xoa bóp mới đi tiếp được.

Triệu chứng này do tỳ khí suy ăn khó tiêu hóa hay đầy hơi, tức bụng, đói nhưng ăn vào chừng chén cơm là thấy hết muốn ăn. Đôi khi ngủ không được ngon giấc vì tỳ khí suy, kém ăn uống lâu ngày đưa tới máu suy, đêm làm tim đập nhanh hơn gây khó ngủ. Mạch trì. Rêu lưỡi dày trắng.

Phương pháp trị liệu: Bổ tỳ khí và an tâm.

Bài thuốc
Ðảng sâm 12 grs
Phục linh 9 grs
Bạch truật 9 grs
Cam thảo 6 grs
Toan táo nhân 9 grs
Viễn trí 9 grs
Can khương 9 grs
Ðương quy 9 grs
Long nhãn 9 grs
Hoàng kỳ 9 grs
Mộc hương 9 grs
Bạch thược 9 grs
Hà thủ ô 9 grs
Ðại táo 3 trái

Chủ trị:

-Đảng sâm, phục linh, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo: Bổ tỳ khí và phế khí, giúp cơ bắp hết mỏi.

-Toan táo nhân, viễn trí, long nhãn: An tâm, ngủ ngon giấc.

-Đương quy, hà thủ ô: Bổ máu.

-Bạch thược: Giảm cơ bắp co thắt.

-Mộc hương, can khương: Giúp kiện toàn tiêu hóa và đầy hơi.

-Đại táo: Bổ huyết và phối hợp các vị thuốc.

Gừng là một loại cây thân thảo, sống lâu năm. Can khương chính là tên gọi khác của gừng khô, có tác dụng chữa các chứng đau bụng do lạnh, nôn mửa, ăn không tiêu, cảm lạnh, mạch yếu, hen suyễn… (Hình: thuocdantoc.org)

Mỏi hai bên đùi và bắp vế đi đôi với đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị và hạ vị liên miên, ê ẩm vùng thượng vị, đau có khi lan rộng ra cả hai bên bụng dưới, mùa Đông đau nhiều hơn mùa Hè, thường đau vào lúc đói, chườm ấm dễ chịu.

Thích ăn đồ nóng, ăn đồ lạnh vào thì dạ dày khó chịu, thường đầy bụng, đại tiện phân nhão hoặc lỏng bất thường, ợ hơi, chậm tiêu, biếng ăn, bụng trướng, miệng nhạt, người mệt mỏi, bắp đùi và bắp vế mỏi và ê ẩm, chân tay đôi khi bất lực, sợ lạnh.

Bệnh nhân nói tiếng thường nhỏ yếu, hụt hơi, sắc mặt vàng nhợt. Mạch trầm trì, vô lực. Rêu lưỡi mỏng, trắng lợt.

Phương pháp trị liệu: Kiện tỳ, hòa vị, nếu tỳ hư hàn thì ôn trung, kiện tỳ.

Hương Sa Lục Quân Tử Thang
Sâm hoa kỳ 12grs
Bạch truật 9 grs
Phục linh 9 grs
Cam thảo 6 grs
Bán hạ chế 9 grs
Mộc hương 6 grs
Sinh khương 3 lát
Sa nhân 6 grs
Trần bì 6 grs
Ðại táo 3 trái

Chủ trị:

-Nhân sâm: Bổ tỳ và bao tử.

-Bạch truật: Tiêu thấp trong bao tử.

-Phục linh: Thông thủy tích trong bao tử.

-Cam thảo: Phối hợp và điều động các vị thuốc.

-Sa nhân, mộc hương, trần bì, sinh khương: Bổ tỳ vị khí, kiện toàn tiêu hóa, giúp ăn ngon, hết mỏi bắp vế và đùi.

-Bán hạ: Chữa nôn mửa do tỳ vị hư hàn gây ra.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT