Tuesday, April 16, 2024

Tháng Tám giỗ Cha, Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

WESTMINSTER, California (NV) – Tháng Tám Âm Lịch là tháng có nhiều điểm văn hóa và lịch sử của người Việt. Ngoài Tết Trung Thu dành cho trẻ em vào ngày Rằm Tháng Tám, ngày giỗ Cha dành cho văn hóa Việt Nam cũng nằm trong tháng này.

Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được dựng tại Mile Square Regional Park ở thành phố Fountain Valley ngay Little Saigon, miền Nam California. (Hình: ATNT Tours & Travel)

“Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ” là câu nói đã được truyền khẩu trong dân gian. Một vị tướng duy nhất trong lịch sử Đại Việt đã được dân gian tôn kính và gọi là Cha sau khi ông đã vì nước quên thù nhà, đã cùng chung sức vua tôi dưới đời nhà Trần (thế kỷ 13), đánh đuổi giặc Nguyên Mông Cổ xâm lăng ra khỏi bờ cõi Đại Việt.

Đại Việt vào thế kỷ 13, nhà Trần lên ngôi thay nhà Lý. Nhưng chưa được bao lâu thì Đại Việt bị quân Nguyên Mông Cổ tấn công xâm lăng tất cả ba lần với mục đích muốn bành trướng bá quyền của Hốt Tất Liệt xuống đến tận Indonesia. (Lịch sử này đang được tái diễn với “Nguyên Mông Cổ” Trung Cộng đang cố bành trướng xuống phía Nam). Lần xâm lược thứ nhất xảy ra vào năm 1258, lần thứ hai năm 1285, và lần thứ ba vào năm 1287.

Theo sử sách, năm 1257 Tướng Mông Cổ Ngột Lương Hợp Thai trên đường lui quân về ngang qua Đại Việt, vị tướng này đã sai sứ sang đây ép buộc nhà vua đầu tiên của nhà Trần lúc bấy giờ là Trần Thái Tông phải thần phục Mông Cổ, nhưng nhà vua khước từ. Vì thế, quân Mông Cổ từ Vân Nam tiến sang “dạy cho” Đại Việt “một bài học.” Tuy nhiên, thủy thổ khí hậu nước Nam khiến quân Nguyên Mông không hợp, và một trận Đông Độ Đầu đã đẩy lui được quân giặc.

Vua Nguyên Mông không từ bỏ tham vọng bành trướng của mình. Năm 1284, Thoát Hoan được lệnh đem theo các tướng như Ô Mã Nhi, Toa Đô, và 50 vạn quân mang tiếng mượn đường qua đánh Chiêm Thành. Nhưng thực chất là xâm lăng nước Việt (chứ không dạy cho bài học thứ hai nữa).

Vị vua thứ ba nhà Trần lúc đó là Trần Nhân Tông cùng tướng Trần Quốc Tuấn thân chinh đem quân ra chống giặc. Tuy nhiên, trước thế giặc quá mạnh, nhà vua đã không dám quyết định đánh hay đầu hàng để cho bá tánh được yên ổn bình an. Ông phải triệu tập các bô lão tại điện Diên Hồng để bàn kế sách “Hoà” hay “Chiến.” Hội nghị Diên Hồng đồng thanh “quyết chiến” và từ đấy tinh thần Diên Hồng trở thành bất tử trong dòng lịch sử Việt Nam.

Đền thờ Nhà Trần (Trần Miếu) tại Nam Định bao gồm Đền Trùng Hoa – Đền Thiên Trường – Đền Cổ Trạch (Đền Đức Thánh Trần). (Hình: ATNT Tours & Travel)

Trần Quốc Tuấn là con của Yên Sinh Vương Trần Liễu. Khi ông mới sinh ra, thầy tướng nhìn sắc tướng ông và nói với cha ông “đứa bé này ngày sau có thể giúp nước cứu đời.” Ông lớn lên dung mạo khôi ngô thông minh, thông thạo cả văn lẫn võ. Cha ông, Trần Liễu, có hiềm khích gia đình lớn với Chiêu Lăng Vương Trần Cảnh tức vua Trần Thái Tông. Trước khi mất, cha ông đã dặn dò trối trăng với Trần Quốc Tuấn phải trả thù cho cha. Nhưng ngay vào thời điểm lúc đó, đất nước đang lâm nguy trước sự xâm lấn của giặc Nguyên Mông. Mặc dù ông nắm quân quyền và có toàn quyền định đoạt trong tay nhưng ông đã đặt sự an nguy của đất nước trên tình cảm riêng tư. Ông đã xếp thù nhà sang một bên, quên lời trăn trối của cha để vẫn phò tá và lo lắng cho sự an nguy của nhà vua. Thời điểm đó vua mất xem như là nước mất!

Giặc Nguyên Mông tiến quân qua nước Nam như vũ bão, ông phải đưa vua rời bỏ Thăng Long lui quân về Vạn Kiếp, chạy đến Thiên Trường – Thanh Hóa. Trên bước đường lui quân, ông đã soạn ra Binh Thư yếu lược đễ giữ vững tinh thần, trấn an, khích lệ và luyện tập binh sĩ:

“…Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt lột da quân giặc. Dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa thì cũng đành lòng. 

Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến nguỵ sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú về ruộng vườn, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát.

Nếu có giặc đến thì cựa gà trống sao đâm cho thủng được áo giáp, mẹo cờ bạc sao cho dùng nổi việc quân mưu, chó săn ấy thì địch sao nổi quân thù, chén rượu ngon không làm cho quân giặc say chết, tiếng hát hay không làm cho quân giặc điếc tai.

Bấy giờ, chẳng những thái ấp của ta bị đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng nguy. Chẳng những ta và các ngươi chịu nhục bây giờ mà trăm năm về sau tiếng nhơ vẫn còn mãi mãi…” (Hịch Tướng Sĩ trong Việt Nam Sử Lược)

Tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn hiển thánh tại Đền Cổ Trạch. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, các trận chiến đã diễn ra với những nét hào hùng của triều đại nhà Trần. Trước thế mạnh của quân Nguyên xâm lăng, câu nói của Trần Thủ Độ với vua Trần Thái Tông vẫn còn lưu danh thiên cổ trong sử Việt “Đầu tôi chưa rơi thì xin bệ hạ đừng lo.” Tướng Trần Bình Trọng trấn giữ Thiên Trường, nhưng chẳng may ông bị giặc Nguyên bắt. Ông đã đi vào lịch sử với tiếng quát mắng quân Nguyên: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc.” Ôi tinh thần Trần Bình Trọng ngày xưa có còn ở nước Việt thế kỷ 21!

Trận Hàm Tử Quan, các tướng Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đánh cho chiến thuyền quân Nguyên Mông tan tác. Trận Chương Dương Độ, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão đoạt lại Thăng Long. Trận Tây Kết, tướng Nguyên Mông Toa Đô bỏ mạng và Ô Mã Nhi trốn chạy về phương bắc. Trận Vạn Kiếp, các danh tướng Nguyên Mông Lý Hằng, Lý Quán vùi thây. Thoát Hoan phải chui trốn vào ống đồng để quân sĩ kéo về Tàu.

Sau sáu tháng trời xâm chiếm Đại Việt, 50 vạn quân Nguyên Mông tan nát vào năm 1285. Nhưng không vì thế mà Nguyên Chủ Hốt Tất Liệt quên mối thù thảm bại này.

Hai năm sau, Thoát Hoan lại cùng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đem quân sang nước Nam phục thù, quyết tâm chiếm được Đại Việt. Thế nhưng, than ôi! Một trận Vân Đồn tướng Trần Khánh Dư phá tan đoàn quân vận chuyển lương thực, đoạt hết lương thực của quân Nguyên Mông. Không có lương thực, Thoát Hoan nao núng tìm kế lui quân. Hưng Đạo Vương đoán đoàn quân Nguyên Mông sẽ lui đại quân qua cửa ngõ sông Bạch Đằng.

Đúng như ông đoán biết, khi nhận tin tướng Ô Mã Nhi kéo quân qua ngã Bạch Đằng Giang. Ông đã chỉ tay xuống dòng sông Hóa Giang mà nói “Trận này không phá xong giặc Nguyên thì ta không về đến dòng sông này nữa!”

Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại Đền Đức Thánh Trần thành phố Lào Cai sát biên giới với Trung Cộng. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Bạch Đằng Giang là con sông từng vùi dập đi những toan tính xâm lăng của phương bắc từ thuở xa xưa. Tướng Ngô Quyền đã phá tan giặc Nam Hán năm 938. Lê Hoàn (nhà Tiền Lê) hủy đi tham vọng của quân Tống năm 981. Cả hai trận này đánh để ngăn quân giặc tiến vào xâm chiếm nước Nam. Riêng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh để giặc Nguyên Mông không có đường chạy ra khỏi sông để trốn về Tàu. Cả ba trận đều làm lừng danh lịch sử Đại Việt. Tôi yêu ba chữ Bạch Đằng Giang là vì thế.

Trận Bạch Đằng Giang đánh vào Tháng Ba, 1288, hai tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đều bị bắt sống. Trận đánh tuy không phải là trận chiến nổi tiếng nhất trong cuốc chiến chống quân Nguyên Mông, nhưng Bạch Đằng Giang là trận xóa tan đi tham vọng xâm lăng của quân Nguyên Mông về phía nước Nam.

Sau khi đánh đuổi được giặc Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về an nghỉ ở Vạn Kiếp và được tôn là Hưng Đạo Đại Vương. Ông đã vì đất nước xả thân chống đỡ ngoại xâm, dẹp bỏ thù riêng để cùng nhà vua , tướng sĩ hợp tâm hợp lực cứu dân cứu nước.

Quan Vân Trường của Trung Hoa thua xa tâm và trí, thua cả văn lẫn võ nếu đem so với của Hưng Đạo Đại Vương. Quan Vân Trường chỉ có Trung mà không có Trí, có Dũng mà không có Mưu nên mới bị Lã Mông (tướng Đông Ngô) bắt sống và chết chém.

Trần Quốc Tuấn được nhà vua ban chức Đại Vương (cao hơn chức Thân Vương) Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Ông mất ngày 20 Tháng Tám, 1300, được người dân Đại Việt tôn thờ lên Thánh, gọi là Đức Thánh Trần và dân gian thương yêu gọi ông là Cha “Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ” là vậy.

Tôi đã hiểu về Đức Thánh Trần như những điều tóm lược ở trên. Tôi vẫn ao ước có ngày đến thăm Vạn Kiếp – Thiên Trường của hơn 730 năm trước, muốn được xem tận mắt con nước thủy triều của sông Bạch Đằng lên xuống nhanh như thế nào để các tướng Đại Việt có thể đánh tan các đoàn quân thiện chiến của phương bắc. Nhưng thời gian có bao giờ quay ngược lại để người dân Việt có dịp chiêm nghiệm nét oai hùng của ông cha mà không cần đến sự trợ giúp của ngoại bang.

Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được dựng tại thành phố Westminster, trên đường Bolsa, miền Nam California. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Nhưng tôi vẫn còn may mắn có ngày đặt chân đến Đền Trần (Trần Miếu) ở Nam Định (Thiên Trường ngày xưa) thờ các vị vua và công thần nhà Trần. Ở đây du khách ghé thăm Đền Cổ Trạch nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương. Tôi vẫn còn nhớ rõ cảm xúc thật nhẹ nhàng nhưng sâu đậm len vào tâm tư mình trước đền Cổ Trạch nơi tượng “Cha” hiển thánh dựng trước đền. Không gian Đền Trần thoáng rộng và đẹp, rất đáng để du khách thưởng ngoạn và hiểu biết về công lao của cha ông để lại. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa có dịp ghé về Vạn Kiếp thăm Đền Thánh Trần Kiếp Bạc (Hải Dương ngày nay) nơi thờ phụng chính về Đức Thánh Trần.

Ngày nay, người con dân Việt có ý thức cao hơn về “giỗ Cha” trong lịch sử của mình. Đền Thánh Đức Trần Hưng Đạo Đại Vương đã được “các con” xây dựng thờ phượng nhớ công lao “Cha” ở nhiều nơi, như ở Đền Thánh Trần ở Lào Cai (sát bên biên giới với Trung Quốc), đền Thánh Trần ở Sài Gòn. Đặc biệt ngôi tượng Đức Thánh Trần ở Lào Cai trông rất có thần, rất uy nghi, có nét rất dân gian Việt Nam tạo cho người con Việt cảm nhận rất gần gũi với Cha.

Ngay như những nơi xa xôi, nửa vòng trái đất cũng có Đền Thánh Trần ở thành phố Westminster, trên đường Bolsa, miền Nam California, và tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Mile Square Regional Park ở thành phố Fountain Valley ngay Little Saigon, miền Nam California, đứng uy nghi chỉ tay xuống dòng sông Bạch Đằng và như nghe văng vẳng đâu đây lời thề “Sát Thát.”

Mong sao một ngày nào đó, sẽ có một pho tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thật to lớn được hậu duệ con dân Đại Việt đặt tượng ông trước dòng sông Bạch Đằng để người Việt luôn nhớ về “Cha,” quên đi thờ phượng những pho tượng ngoại bang đã từng đô hộ đất nước Việt. [qd]


ATNT Tours tổ chức và hướng dẫn, có hướng dẫn viên nói tiếng Việt

=> ATNT Bus Tour sáng đi chiều về: 1-Santa Barbara – Solvang. 2-La Jolla – San Diego.
=> Tour: Las Vegas (3 ngày 2 đêm)
=> Tour: Yellostone – Mt Rushmore
=> Tour: Niagara Falls – Toronto – Montreal – Quebec – Boston – New York
=> Tour: Russia – Bắc Âu: Russia – Finland – Sweden – Denmark – Norway
=> Tour Tây Âu: Anh – Pháp – Thụy Sĩ – Monaco – Ý
=> Tour Tây Nam Âu Châu: Morroco – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha
=> Tour Đông Âu: Poland – Hungary – Czech – Austria – Slovakia – Slovenia – Croatia – Germany (15 ngày)
=> Tour: Turkey – Greece
=> Tour: Israel – Jordan – Egypt
=> Tour: South Africa – Zimbabwe Safari
=> Tour South America: Brazil – Argentina – Peru
=> Tour Chile: Atacama – Santiago – Patagonia
=> Tour: Fiji Island – New Zealand: Auckland – Bay Of Islands, Australia: Melbourne – Phillip Island – Canberra – Sydney
=> Tour: Nepal – Bhutan – Tibet (optional)
=> Tours Nhật Bản Mùa Xuân – Mùa Thu
=> Tour Việt Nam: Những nẻo đường Việt Nam
=> Nhận làm visa nhập cảnh Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam, Russia, Brazil, Úc.
=> Renew passport Mỹ khẩn cấp và passport Việt Nam.

Xin liên lạc văn phòng ATNT Tours để biết thêm chi tiết:
9106 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708
Điện thoại: (714) 841-2868 / (888) 811-8988
Website: www.atnttravel.com
Email: [email protected]

*Đón xem trên YouTube: “ATNT Travel & Tours.”
*Đón nghe chương trình Radio VNR 106.3 FM mỗi tối Thứ Bảy từ 10 PM đến 10:25 PM.
*Đón xem chương trình TV “Thế Giới Trong Tầm Tay Bạn” mỗi tuần trên Đài VBS 57.6 và Người Việt TV (nguoi-viet.com).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT