Friday, April 19, 2024

Tâm bệnh

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Thiết tưởng chúng ta nên tìm hiểu về tâm bệnh và nó liên quan gì tới chữa trị. Đó là sự tin tưởng, cách suy tư, tâm lý, những thói quen thường nhật và những cảm xúc.

Tin tưởng vào người thầy thuốc, vào sự huyền diệu của tạo hóa, vào thuốc là căn bản của sự mau khỏi bệnh. Tin tưởng là động lực mạnh nhất do sự cảm nhận, và xác nhận được cái gì chúng ta thấy và cái gì chúng ta không thấy trong thế giới vô thường này. 

Tin tưởng

Sau đây là những bệnh nhân mà họ tuyệt đối tin tưởng vào thuốc và thầy  thuốc. Đối với kinh nghiệm của tôi, theo y khoa Đông Phương, thông thường 49 tuổi thì quý bà bắt đầu hết kinh.

Một nữ bệnh nhân 45 tuổi, chỉ còn vài năm nữa là hết kinh và bà bị bướu trong tử cung. Bác sĩ đề nghị mổ, nhưng bà rất sợ mổ và tới phòng mạch tôi để hỏi ý kiến.

Tôi nói bướu được estrogen nuôi dưỡng, bà có thể chờ một vài năm nữa khi hết kinh, lượng estrogen sẽ giảm đi và bướu sẽ từ từ nhỏ lại và có thể trở lại bình thường, nếu bà tin tôi sẽ cho bà uống thuốc thang giúp cho bướu nhỏ.

Tôi nhấn mạnh bà phải tin tưởng tuyệt đối bướu sẽ nhỏ lại, phải tập thể thao, phải ăn uống những thức ăn ít estrogen, và sau thời hết kinh bà khám lại bướu đã không còn nữa.

Nhờ vào những kinh nghiệm này, tôi đề nghị bà giúp cho những bệnh nhân khác cùng trường hợp. Khi tôi cho họ điện thoại của bà để hỏi về những kinh nghiệm và kết quả bà đã gặt hái được, bà đã đồng ý.

Sau đó tôi có cho hai bệnh nhân của tôi liên lạc với bà, nhờ họ tin tưởng tuyệt đối, đồng thời vừa uống thuốc, ăn uống ít chất estrogen và tập thể thao đều có kết quả mỹ mãn không cần phải giải phẫu về bệnh bướu này.

Theo tôi muốn cho bệnh nhân thay đổi ý định và tin tưởng trong sự trị liệu hay nhất là cho ho tiếp xúc với những bệnh nhân đã gặt được kết quả và kể lại những kinh nghiệm trong sự chữa trị, thì đây là cách hay nhất khai thông những sự cản trở trong việc chữa trị khỏi bệnh.

Phương pháp này tôi đã áp dụng cho nhiều bệnh khác, kể cả bệnh ung thư, càng ngày tôi càng có thêm bệnh nhân nhờ cách chữa trị này mà không phải tốn kém nhiếu tiền bạc. 

Sự mong muốn

Phật có nói thói quen của sự mong muốn, tham vọng, giận hờn là nguyên nhân của bệnh tật, đau khổ và cản trở sự khai ngộ. Chúng ta càng mong muốn nhiều thì chúng xa rời với thực tại và chúng ta đắm chìm vào quá khứ, vào tương lai, vào ảo ảnh của dòng đời điên đảo…

Sự mong muốn là nguyên nhấn chính của lo âu, tội lỗi, sợ hãi, và buồn khổ… Những điều này làm cản trở sự chữa trị mau lành bệnh và là nguyên nhân gây ra căng thẳng, đau khổ và đau đớn tinh thần lẫn thể xác.

Rất khó khăn để kiếm soát sự mong muốn, bởi vì sự mong muốn là đi xuôi trên dòng sinh tử luân hồi, đi từ nhất nguyên xuống âm dương, tứ tượng, đi từ tịnh tới động, đi từ tinh thần tới vật chất, tinh thần và vật chất bao giời cũng tương phản nhau.

Nếu chúng ta đắm chìm trong sự mong muốn vật chất thế gian, là đi từ trong ra ngoài, là đi xa lìa chân tâm, xa lìa Thượng Đế, để tiến về phía ngoại cảnh vật chất.

Đó là đi theo chiều âm, thì càng ngày tinh thần càng trở nên u tối đối với những vấn đề siêu nhiên, thần bí, vì con người càng ngày càng trở nên thực tiễn, thực tế. Đó là những con người hướng ngoại, và tinh thần họ càng ngày càng tản mạn, phát tán. Họ chịu ảnh hưởng của sức ly tâm.

Đi từ trong ra ngoài, cũng y như đi từ tầng trên xuống tầng dưới, đi từ trời xuống đất. Đó là trạng thái âm càng ngày càng thắng dương và con người càng ngày càng sa đọa về tinh thần, tiến bộ về vật chất. Càng tiến bộ về vật chất càng đắm chìm trong đau khổ và bệnh tật.

Để giã từ bệnh tật, để trở về chân tâm, bản thể của vũ trụ mà cũng là bản thể của chúng ta.

Chúng ta phải đi từ ngoài vào trong, đi từ âm về dương, đi từ vật chất đến tinh thần, tìm về bản thể hằng hữu. Đó là chiều dương, vì càng ngày tâm thần càng trở nên sàng suốt, dễ dàng lãnh hội được những vấn đề siêu nhiên, và con người càng ngày càng trở nên khinh thoát, lý tưởng. Đó là những con người hướng nội, nghĩa là tinh thần họ càng ngày càng tâp trung, càng được tĩnh lặng, trở nên không còn người.

Còn ta, tình thương khai mở vô điều kiện, trở về khí nhất nguyên của trời đất. Lúc nào khí huyết cũng thông theo đường kinh từ trên xuống dưới và những đường lạc từ ngoài vào trong. Do đó bệnh tật tiêu trừ và khi rời thân xác rất nhanh chóng và nhẹ nhàng.

Nói chung, con người từ bé đến lớn, cho đến khi đứng tuổi 40-50, con người thường hướng ngoại. Khi ấy con người càng ngày càng xa lìa giá trị tinh thần, để lăn mình vào đời sống thực tiễn để học hỏi trên con dường tiến hóa, phân biệt tốt xấu, phải trái, tinh thần và vật chất.

Đến khi mái tóc hoa râm, khi đã đứng tuổi, khi mà tâm sự đã ngả sang Thu, thì con người lại bắt đầu chuyển hướng. Lúc ấy con người lại muốn đi tìm lại những giá trị tinh thần. Lại muốn quay về với lòng mình để tu tâm luyện tính. Tinh thần sẽ có cơ phục sinh và phát triển cho tới khi chết. Lúc chết là lúc tinh thần phải lên tới cực điểm tinh hoa.

Để cho tâm thần được an tịnh nhẹ nhàng thánh thoát chung ta cần phải thiền định. Thiền định là đi tìm lại chính mình, đi tìm lại bản thể của mình mà cũng là bản thể của vũ trụ.

Ngoài những mục đích thiền để cho sức khỏe dồi dào, tâm luôn an lạc là hai điều chính và cần thiết cho con người. Tuy nhiên thiền còn có một điều vô cùng quan trong khác nữa là trực giác, là khai ngộ.

Khai ngộ và trực giác cái gì? Câu trả lời là ngộ và trực giác biết mình là ai. Mình là vô sanh vô tử, là ánh sáng quang minh, là hào quang sáng suốt, là tình thương bao la.

Trực giác và khai ngộ tùy theo tu tập tích lũy trong a-lại-da-thức của mỗi cá nhân từ nhiều kiếp trước và sự quyết tâm tu tập trong kiếp này mà đạt được nhanh hay chậm. 

Vậy đi tìm ta là ai?

Thời đại ngày nay, máy điện toán làm thay đổi nhiều quan niệm trong đời sống. Nhưng thực ra cũng chỉ nhờ có âm và dương mà phát ra dòng điện, là 0 và 1, rồi tùy trình độ thông minh của mỗi con người đem ra áp dụng. Tất cả những sự kiện được ghi vào bộ nhớ trong máy điện toán và khi cần chúng ta lấy ra xài bằng những thảo trình khác nhau.

Trong con người chúng ta cũng vậy. Nhờ vào âm dương trong con người tạo ra khí hóa hay còn gọi là năng lượng. Khi chúng ta cảm nhận bằng ngũ quan như: nhìn-nghe-cảm xúc-mùi-vị. Chúng ta ghi nhận vào óc và chúng ta thường tạo những hình ảnh, những ý nghĩ riêng tư của chúng ta ghi lại trong bộ trí nhớ, rồi mỗi khi cần đến mang ra dùng, mà chúng ta nghĩ đó là ta. Nếu ai hỏi ta là ai?

– Tôi là A., là sanh ở Việt Nam, là thầy, là thợ… Nhưng nếu hiện nay tôi là ai?

– Tôi là kỹ sư, là dược sĩ, là giáo sư… Vậy tôi bây giờ và tôi ngày xưa đã khác nhau rất nhiều. Tôi đã thay đổi theo thời gian. Tôi không phải là tôi trong quá khứ nữa. Như vậy tôi là cái gì? Chẳng qua tôi chỉ là những kinh nghiệm được ghi lại trong óc, tôi không phải là đích thực của tôi. Mà đích thực, tôi chỉ là người quan sát những sự kiện và ghi nhớ vào bộ óc. Cũng như máy điện toán ghi nhớ vào bộ nhớ và đem ra xài. Máy điện toán đem ra xài được là nhờ có âm dương phát ra dòng điện và có thảo trình. Còn tôi nhờ âm dương trong người tạo ra khí lực mà lấy sự kiện ra xài, tôi không phải là tôi, mà là nguyên bản của trời đất, đứng đằng sau mọi sự kiện để ghi nhận và quan sát mà thôi. Mà Phật Giáo gọi là Buddha cell.

Khi chúng ta thiền định, hay khi hít thở, chúng ta nhận biết đang hít vào và thở ra là chúng ta đang thực là chúng ta, là hiện tại, là vũ trụ bao la, là năng lượng bất khả tư nghì của trời đất. Nếu chúng ta gắng tập trung vào hơi thở tâm được an lạc. Nhưng sự an lạc bị đứt đoạn, không kéo dài được nếu chúng ta không thanh tịnh hóa thân khẩu ý.

Tịnh hóa:

-Thân: Giữ cho thân xác luôn sạch sẽ từ trong ra ngoài. Phải tập thể thao, yoga, khí công… bên trong phải tập hít thở lấy dưỡng khí đầy đủ, phải ăn uống cho đầy đủ dưỡng chất và điều quan trọng là phải thể hiện tình thương qua miếng ăn, phải ăn những thức ăn không có bò, bay, máy, cựa. Để thể hiện tình thương của vũ trụ, là Phật tánh, là Chúa.

Nếu chúng ta không làm như vậy, thì chúng ta có ngồi thiền bao lâu cũng chẳng đạt khai ngộ được, vì chúng ta có ngồi hít thở để tâm được an lạc và thân được thư giãn. Nhưng chúng ta quên rằng tâm chúng ta còn nhiều sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục và thân chúng ta còn nhiều nhơ bẩn làm sao có thể an lạc và thư giãn lâu được.

Vậy muốn được an lạc và thư giãn kéo dài phải có tình thương, phải có thân xác sạch sẽ. Hai điều kiện cần thiết, cộng với quyết tâm thiền định chúng ta mới có thể đại ngộ, nhập vào bản lai diện mục của mình và lúc đó chúng ta biết chúng ta là ai? Mọi chuyện được giải quyết, người thầy chân chính là người thầy hướng dẫn và chỉ cho chúng ta đi đúng cách, ngoài ra không cầu mong một nhỏ nhoi đáp lại.

-Khẩu: Luôn luôn nói điều khẳng định, thể hiện tình thương qua lời nói. Không nói những lời làm người ta đau khổ. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Tập nói những lời của Phật, Chúa nói, thì chúng ta sẽ hợp nhất với các ngài…

-Ý: Dù chưa nói ra nhưng đã có ảnh hưởng tới người sống chung quanh chúng ta. Cho nên có nhiều người họ cảm nhận được từ trường xấu hay tốt. Ý nghĩ sẽ lưu lại trong vũ trụ và sẽ tạo thành những từ trường xấu hay tốt. Cho nên chúng ta phải lưu tâm tới ý nghĩ phát ra.

Chúng ta cố gắng giữ gìn tâm-khẩu-ý trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta thực sự đã tu, đã đóng góp vào sự tiến hóa của vũ trụ và chúng ta cũng nương vào đó để thiền định được kết quả, không gặp trở ngại trong quá trình thăng hoa và thăng hoa mãi mãi tới vô cùng tận.

Nếu làm được như vậy thì thân tâm an lạc, máu huyết lưu thông, tình thương vô bờ bến, làm gì cũng mau lẹ, dễ dàng, bệnh tật dĩ nhiên phải rút lui. Chúng ta chẳng cần tới thầy thuốc, vì chính ta là vị thầy thuốc hay nhất điều chỉnh lại những sự mất quân bình trong cơ thể.

Mời độc giả xem chương trình du lịch “Dân tộc Karen – Người cổ dài ở Thái Lan”(Phần 2)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT