Thursday, March 28, 2024

Lợi và hại của rau má

Rau má được
xem như một loại thuốc thông dụng trong dân gian. Tuy
nhiên không phải ai cũng biết nếu ăn hay uống quá nhiều
rau má cũng có thể nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là
có thể ảnh hưởng đến việc mang thai của phụ nữ.

Lợi ích của
rau má

-Rau má vị đắng,
tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn
nhọt, sốt, sởi, vàng da… Chúng còn được dùng để hạ
huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp
máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời khi bị viêm hoặc
bỏng, đắp rau má giã nhuyễn lên da cũng có thể giảm
nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương.

-Chiết xuất từ
rau má có tác dụng chống lại sự lão hoá làn da, thúc
đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy
sức sống và bề mặt da săn chắc hơn. Ngoài ra loại rau
này còn có tác dụng chống loét dạ dày, kháng virus,
kháng nấm.

-Rau má có thể
giúp giảm sưng và giúp lưu thông trong cơ thể, nhất là
với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh
mạch và suy tĩnh mạch.

-Từ hàng ngàn
năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều
trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng
hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt
mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai…

Tác dụng phụ
của rau má

-Thực tế rau má
không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là một
dược thảo, chính vì vậy khi sử dụng nó cũng cần lưu
ý như khi dùng thuốc.

-Dùng quá nhiều
rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế
bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Một ngày mỗi người
bình thường có thể dùng một ly rau má, tương đương
với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên
uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải
nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

-Các kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má
nhiều quá có thể bị nhức đầu, phụ nữ uống thuốc
rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai… Bên
cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy
bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng.

-Trong một số
trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng
đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao
và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau
má quá nhiều.

-Thảo mộc này
cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời
kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang
cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

-Rau má có thể
tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống
co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các
thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu
quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng
như các thuốc hạ cholesterol.

-Rau má cũng có
thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi
dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống
rượu. (N.L.)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT