Wednesday, April 24, 2024

Ăn uống theo cảm xúc: Tốt hay xấu?

NEW YORK CITY, New York (NV) – Bạn vừa trải qua một ngày dài đầy căng thẳng với công việc, hay trải qua một trận cãi vã với vợ hoặc chồng mình. Bạn cảm thấy mọi thứ như đang chống lại mình và cảm thấy thật mệt mỏi, chán chường và lúc này bạn hay thường làm gì? Đối với rất nhiều người, câu trả lời là “ăn”.

Một cuộc khảo sát năm 2013 do Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ thực hiện cho biết, 27% người trưởng thành nói rằng họ chọn ăn để kiểm soát căng thẳng và 34% nói rằng họ ăn nhiều hoặc ăn thức ăn không tốt cho sức khỏe khi bị căng thẳng và áp lực.

Thay vì nhận thức việc không vui hay vui, chúng ta thường hay có những hành động vô thức như với tay tới một bịch khoai tây chiên hoặc một ly kem. Đây được gọi là thói quen ăn uống theo cảm xúc, hay tiếng Anh còn gọi là “emotional eating,” và nó không tốt cho sức khỏe chút nào. Khi bạn đối diện những vấn đề về cảm xúc bằng đồ ăn, nó sẽ càng tạo ra nhiều vấn đề và căng thẳng hơn trong lâu dài.

Khi bạn ăn không phải vì đói bụng
Đài CNN trích dẫn cuộc nghiên cứu cho biết, có hai loại thói quen mà mọi người hay làm là ăn khi đói và ăn ngay cả khi không đói. Loại thứ hai xảy ra thường xuyên hơn vì rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn khi đang dự tiệc và bạn không muốn tỏ ra khiếm nhã hoặc có khi bạn không thể kiềm chế bản thân trước một món ăn yêu thích của mình. Nhưng khi bạn ăn chỉ vì bạn căng thẳng và không muốn đối diện với nó, thì đây là điều đáng báo động.

Theo Tiến sĩ Melissa McCreery, tác giả của cuốn kế hoạch giải cứu việc ăn theo cảm xúc cho người phụ nữ hiện đại, cho biết, “Thói quen ăn theo cảm xúc để phản ứng theo nhu cầu hay cảm xúc có rất nhiều nguyên nhân. Thủ phạm chính gây ra việc này là do mệt mỏi, căng thẳng, những cảm xúc khó khăn và thiếu quan tâm đến bản thân. Theo Tiến sĩ Deborah Beck, giám đốc chương trình giảm cân tại Viện Beck, chia sẻ có rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực. Ngoài ra, tình trạng này xảy ra cho phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Điều quan trọng là bạn cần phải học cách kiểm soát để tránh các nguy cơ về bệnh tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp và bệnh tim.

Từ những căng thẳng và các cảm xúc khó chịu và tiêu cực, nó dẫn đến việc hình thành nên thói quen và hành động theo thời gian. Trong cuốn sách “Sức mạnh của thói quen” của tác giả Charles Duhigg có đề cập đến việc hình thành thói quen, bao gồm ba giai đoạn: tín hiệu, thói quen thông thường và phần thưởng.

Theo tác giả Charles Duhigg, thông thường các tín hiệu sẽ rơi vào một trong năm loại sau, bao gồm địa điểm, thời gian, tình trạng cảm xúc, và hành động trước đó. Chẳng hạn, một người thích hút thuốc trước bữa ăn, thì hành động trước ở đây là bữa ăn. Với những người mắc thói quen ăn uống theo cảm xúc thì việc nhận biết các tín hiệu này chính là chìa khóa.

Nhiều người thích ăn ngọt vì giúp họ đỡ cảm thấy buồn. (Hình: Robert Sullivan/AFP/Getty Images)

Làm sao để không ăn theo cảm xúc?
Chúng ta thường nhận định các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng hoặc tức giận chính là nguyên nhân cho tình trạng ăn theo cảm xúc, nhưng còn có những nguyên nhân khác như sự nhàm chán hay tình trạng trì trệ giữa ngày cũng góp phần gây nên cảm xúc này. Nhìn chung, việc tránh các cảm xúc tiêu cực là không thể nhưng cần nhận biết các cảm xúc để tránh rơi vào hai phần sau trong quá trình thói quen (với tay lấy bánh trong hộp) và phần thưởng (ăn bánh).

Để nhận biết và tránh các tín hiệu thèm ăn phát ra, Duhigg gợi ý chúng ta có thể thay thế việc ăn bằng việc đi gặp bạn hoặc đi tắm.

Tất nhiên, khi bạn ăn vì lý do cảm xúc, bạn cần xác định rõ cảm xúc của bạn thay vì dẹp chúng sang một bên. Những cảm xúc tiêu cực (hay tích cực) không tự động dẫn đến việc ăn vì bản thân hành động ăn không tự động xảy ra. Việc con người nghĩ đến những lý do tiêu cực thường dẫn đến hành động ăn.

Khi nói về cảm xúc tiêu cực, con người thường có hai hướng suy nghĩ: thứ nhất là thiếu giải pháp thay thế, ví dụ họ nghĩ hành động ăn là việc duy nhất họ có thể nghĩ đến và thứ hai là họ nghĩ tự thưởng cho bản thân mình bằng đồ ăn. Khi nhận ra dấu hiệu này, bạn phải xác định suy nghĩ nào dẫn đến việc ăn theo cảm xúc và nghĩ đến phương án giải quyết. Vì việc ăn không bao giờ giải quyết được vấn đề, mà đó chỉ là giải pháp tạm thời, và mang đến cho bạn nhiều rắc rối hơn.

Ngoài ra, những người nghĩ đến việc ăn như một hành động tự thưởng cho bản thân rằng họ còn những mục tiêu quan trọng hơn nữa.

Ngoài ra, não của chúng ta phản ứng với những thói quen xảy ra trong thời gian dài. Nếu bạn đã có thói quen ăn uống theo cảm xúc trong một thời gian thì não bộ sẽ đơn giản nghĩ đến đến đồ ăn thay vì việc ăn thực sự.

Có môt số cách để ngưng thói quen này, nhưng theo phần lớn các chuyên gia, việc nhận ra các nhu cầu và ngưng trước khi đi đến hành động là rất cần thiết.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Stephaine Dodier, khi bị cảm xúc dẫn dắt, bạn nên tập trung đến hơi thở của mình. Bạn cần cần kéo giãn khoảng cách giữa việc bị thôi thúc và hành động bằng năm phút thở sâu để làm nhịp tim đập chậm lại và để cơ thể vào trạng thái thư giãn hơn. Điều này sẽ giúp bạn điều khiển được cảm xúc mà không cần dùng đến đồ ăn để giải quyết.

Việc hít thở sâu giúp xua tan cơn thèm ăn và kích hoạt việc suy nghĩ. Bạn cũng thế làm việc khác như đi tắm hay nên nên suy nghĩ và đánh giá cơn thèm ăn từ 1 đến 10 và lặp lại điều này sau khoảng 10 phút.

Nếu bạn phản ứng với cảm xúc bằng đồ ăn như một cách tự thưởng cho bản thân thì cần ngưng phản ứng này. Sử dụng hơi thở để điều chỉnh mong muốn được ăn và làm những việc khác tự thưởng cho bản thân như tập thể dục hay đi massagem, để dần dần những điều này trở thành những thói quen tích cực.

Tóm lại, để bỏ thói quen ăn uống theo cảm xúc bạn cần nhận ra các tín hiệu, xác định các cơ chế giải quyết và chấp nhận sự thật rằng việc này sẽ không chấm dứt trong một đêm. Bạn cần phải giải tỏa căng thẳng bằng những thứ khác như đi bộ, gọi điện cho ai đó, ngồi thiền hay viết nhật ký. Và đặc biệt cần phải cảm thấy tích cực về bản thân khi thành công đối diện với cảm xúc mà không cần phải ăn. Đây chính là phần thưởng khi phải trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực. (K.D)

Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật

Copyright © 2018, Người Việt Daily News

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút muted icon imagephía góc phải bên dưới của khung video.

MỚI CẬP NHẬT