Thursday, April 18, 2024

Cuộc đời trước mặt: khôi phục thảm họa trong công nghệ thông tin

Lệ Đá

LGT: Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St., Westminster, CA 92683, hay email: [email protected].

 

Người xưa thường nói “Nuôi quân ba năm, sử dụng một giờ,” nhưng riêng vấn đề “khôi phục thảm họa trong công nghệ thông tin -Disaster Recovery in the IT Department” thì có thể các công ty, hãng xưởng của tư nhân, chính phủ lúc nào cũng phải tốn tiền cho việc làm này và có thể nó sẽ… không bao giờ xảy ra. Nhưng nếu nó xảy ra như bão Harvey ở Houston và mấy năm trước tại New Orleans với bão Katrina, bão Andrew ở Florida,… thì sẽ thấy đồng tiền bỏ ra rất là xứng đáng, không phí phạm tí nào.

Tôi định viết về những suy nghĩ của mình, một người cao niên về cái “chết” khi thời gian còn lại của đời mình quá hạn hẹp và nhất là khi bạn bè, người thân, họ hàng cùng lứa tuổi ngoài 70 của mình cứ thi nhau lăn dùng ra mà chết. Nhưng tôi phải tạm hoãn đề tài này để viết về cái sở trường của mình khi làm việc tại Mỹ vì cái thiên tai “Hurricane Harvey” vừa qua.

Ngày xưa, tôi làm nghề “điện toán & tin học” thì hai đứa con của tôi bây giờ cũng làm nghề “điện toán & tin học.” Người xưa cũng nói “Con hơn cha là nhà có phúc.” Nhưng tới giờ phút này thì con giỏi lắm là chỉ hơn cha về “bằng cấp” và bằng cha về “chức vụ và lương bổng” thì nhà cũng đã có phúc lắm rồi.

Cái “buồn phiền” của tôi, một người cao niên là đầu óc bây giờ đã lú lẫn, không còn minh mẫn như trước, nhất là những kinh nghiệm và kiến thức về điện toán & tin học của IBM Main Frames đã lỗi thời vì đã được thay thế bằng PC & Micro & Net Works,… hoàn toàn online, nhanh và gọn nhẹ gấp nghìn lần so với trước.

Cho nên, trong những buổi họp mặt đại gia đình, khi con cái chúng tôi nói chuyện về công việc của tụi nó thì tôi không có cửa để xen vào.

Nhưng trong một bữa cơm “di tản vì bão Harvey,” khi tôi nói về nhiệm vụ và trách nhiệm của tôi về công việc “khôi phục thảm họa trong công nghệ thông tin” thì con trai đã lắng nghe vì nó cũng đang phụ trách việc lấy “Disaster Recovery License” cho IT Department nơi nó làm việc là hãng dầu khí Chevron Texaco ở Houston, Texas.

Có lẽ là do “duyên trời định” mà 30 năm làm việc của tôi trên đất Mỹ thì đã hết 26 năm làm trong ngành “điện toán & tin học” (Ngày xưa gọi là Systems and Data Processing, rồi Management Information Systems và bây giờ thì gọi là Information Technology) mà hầu hết công việc hàng ngày và trách nhiệm của tôi, một Quality Assurance Manager, rồi Director, một cách tổng quát khi còn nhớ loáng thoáng và vắn tắt là: help desk – standards and policy – Production Scheduling and Support, Systems Security, Set up: Production, New Development and Disaster Revoery Tests…

Tôi sẽ cố gắng giản dị hết sức về đề tài này để chia sẻ với mọi người là hầu hết những công ty, hãng xưởng, cơ quan chính phủ có “data center” thì đều phải tốn tiền để bảo về cái “Data Center”, linh hồn của công ty, hãng xưởng của mình vì nếu “thân thể” sống mà không có “hồn” thì sống theo kiểu gì đây?

Các con của chúng tôi có thể hơn tôi nhiều thứ nhưng “khôi phục thảm họa trong công nghệ thông tin” thì chắc là tôi có nhiều kinh nghiệm hơn tụi nó tại thời điểm này. Vì trong bảng chức vụ và báo cáo khi “đại họa” xảy ra cho hãng, cho công ty bảo hiểm này thì tôi (Quality Assurance Manager/Director) là người được “thông báo” số hai, chỉ đứng sau President/CEO của hãng, của công ty mà thôi, vì tôi là “Disaster Recovery Coordinator.”

Hãng “Commercial Insurance Company” nơi tôi làm việc, phải ký hợp đồng để trả tiền hàng tháng hoặc hàng năm với một công ty có các “data center” nằm rải rác trên đất Mỹ để họ làm công việc “back up” cho “data center” của hãng chúng tôi khi có tai họa xảy ra như thiên tai bão lụt, cháy nhà, động đất,… và tất cả những khách hàng của họ.

Để hoàn thành trách nhiệm của một “Disaster Revovery Coordinator,” hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm, tôi phải “điều hành” những công việc như mỗi buổi sáng sớm, sau khi tất cả những công việc về “data processing” đã hoàn tất mỹ mãn thì những “back up tapes” của tất cả Systems, Applications Softwares and Critical Data đều được gởi tới trung tâm cất giữ “Of Site Back Up Storage”, cách xa hãng của tôi ít nhất là 10 miles.

Kế nữa, tại trung tâm “Hot Site/Disaster Recovery Data Center” phải có đủ “dụng cụ, máy móc, Systems Softwares, Telecommunication/Net Works, etc….” có đủ khả năng để “process” tất cả những công việc liên quan tới điện toán/tin học của hãng chúng tôi. Và lẽ dĩ nhiên cái “Hot Site/Disaster Recovery Data Center” này phải nằm rất xa hãng của chúng tôi, thường là nằm ở tiểu bang khác. Thí dụ hãng Bảo Hiểm của tôi nằm tại Houston miền Nam nước Mỹ thì cái “Hot Site” này nằm tại thành phố Seattle, nằm ở miền Tây Bắc nước Mỹ.

Chưa hết, mỗi năm hoặc sáu tháng một lần, chúng tôi phải gởi “người” và “Back up Tape” đi tới “Hot Site” tại thành phố Seattle để làm “Disaster Recovery Test” một lần và phải làm thành công với bất cứ giá nào. Đương nhiên người “Quality Assurance Manager/Director” phải “tổ chức và thi hành” thành công tốt đẹp công việc này.

Khi nói tới đây với người con trai “cùng nghề điện toán” thì bị nó trêu: “Con thấy thông thường, có testing cách mấy thì khi đại họa xảy ra vẫn bị trục trặc như thường, cái data center của hãng ba làm chắc cũng chết ngắc, không thể Up and Running được đâu!”

Tôi trả lời nó, đại loại: “Ba bảo đảm với con là 99.99% cái Data Center của hãng nơi ba làm việc sẽ Up and Running properly, correctly tại ‘Hot Site in Seattle’ với điều kiện các ‘Of Site Back Up Tapes’ phải được gởi tới ‘Hot Site/Disaster Revovery Data Center Center. ‘Hot Site/Disaster Recovery Data Center’ phải được bình yên, Up and Running. Và dĩ nhiên là ‘No Human Errors.’”

Câu chuyện xin tạm dừng ở đây để con và cháu khiêng đồ đạc lên tầng lầu trên vì nước đã “mấp mé” ngoài cửa mà tụi nó lại không mua bảo hiểm lụt.

Ngồi nhìn “mưa gió” đầy trời Houston mà tôi lại nhớ đến công việc làm năm xưa, thấm thoát tôi đã nghỉ hưu được 12 năm rồi và lần đầu tiên khi nói chuyện có người chịu nghe vào lúc cuối đời.

Mời độc giả xem chương trình nấu ăn “Cá salmon và cơm chiên giòn tuyệt cú mèo”

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT