Thursday, April 18, 2024

Hãy để con làm ‘người lớn’

 

Tiến Sĩ Orchid Nguyễn 

LTS: Mục “Khi Mẹ Là Cô Giáo” do Tiến Sĩ Orchid Nguyễn (Orchid Lâm Quỳnh) của trường Long Beach City College phụ trách. Xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân cùng những trải nghiệm sau nhiều năm giảng dạy tại Mỹ, cũng như đang điều hành Trung tâm Orchid LQ Academy, Tiến Sĩ Orchid muốn được chia sẻ, giải đáp những băn khoăn, lo lắng của các em học sinh lẫn phụ huynh liên quan đến học đường, đặc biệt là sự chuẩn bị hành trang để các em học sinh có thể tự tin bước vào tương lai bằng con đường học vấn.

Mọi thắc mắc liên quan đến chuyện trường lớp, học hành, quý vị có thể gọi điện thoại: (714) 468-7706 hoặc email đến [email protected] để được trả lời.

Trong bài viết kỳ trước của mục “Khi Mẹ là Cô Giáo,” chúng tôi đã đưa ra những chi tiết đáng quan tâm về SAT. Trong bài viết tuần này, cũng là bài cuối cùng của chủ đề SAT, chúng tôi xin nêu ra những thắc mắc của quý phụ huynh có con đang học trung học.

Năm thứ mấy trung học thì các em cần đi thi SAT?

Câu trả lời là em nên học xong Algebra 2 (Đại Số 2) thì hãy đi thi. Nếu như các em chưa học hết Algebra 2 mà vẫn đi thi, thì cơ hội đạt điểm cao về Toán rất khó. Có em sẽ học Algebra 2 năm lớp 10, có em lớp 11. Có những em lớp 9 đã học Algebra 2. Đây là điểm tuyệt vời của nên giáo dục Hoa Kỳ. Các em được học theo đúng trình độ của mình, chứ không phải học theo tuổi. Nhưng cũng chính vì điều này, rất nhiều phụ huynh khó chịu vì cho rằng con mình không giỏi bằng các bạn. Các em đồng trang lứa nhưng không học một trình độ Toán như nhau có rất nhiều lý do.

(Hình minh họa: Getty Images)

Quyết định đầu tiên của một “người lớn”

Chúng tôi thường nói với các em trung học, SAT là “vấn đề người lớn” đầu đời của các em. Các em phải là người quyết định cho tương lai của chính bản thân. Nếu muốn vào thẳng đại học 4 năm, thì phải thi SAT. Nếu đi học đại học cộng đồng, thì không cần thi. Nếu biết mình sẽ quá bận rộn trong năm thì phải luyện thi vào dịp nghỉ Hè hoặc Winter break. Nếu biết mình không nhiều bài vở lắm, và mình có khả năng thu xếp được thời gian, thì luyện thi SAT lúc nào cũng được vì mỗi năm có đến 7 kì thi. Những vấn đề này, phụ huynh có thể cho ý kiến, nhưng chính các em là người phải quyết định.

Những hiểu lầm về SAT

1. Học sinh chỉ được lấy SAT 3 lần?

Câu trả lời: học sinh có thể lấy bao nhiêu lần đều được. Tuy nhiên, lấy càng ít càng tốt. Có những đại học đòi hỏi các em nộp hết tất cả điểm của những lần thi. Nếu như mỗi lần thi em đều khá hơn thì ok, nhưng lỡ lần sau thi mà tệ hơn lần đầu thì không tốt cho lắm. Thường thì khi các em không nên đi thi quá 3 lần, vì sau lần thứ 3, rất hiếm khi điểm của mình cao vượt trội.

2. Các em phải vừa học cho PSAT vừa học SAT?

PSAT là test để nộp đơn cho scholarship. Bài kiểm tra này thường dễ hơn SAT. Nếu vậy mình nên luyện thi SAT, rồi thi cả hai. Đỡ tốn tiền.

3. Các em phải bỏ nhiều tiền để luyện thi SAT?

Điều này sai hoàn toàn. Nếu như các em có thể tự học, có rất nhiều sách để học luyện thi SAT. Tuy nhiên, các em phải biết chọn đúng sách vì không phải sách nào cũng hữu ích. Các em cũng có thể lên KHAN ACADEMY để tham khảo. Điều quan trọng là các em phải biết rõ mình. Có những em, cần sự hướng dẫn của thầy cô, cần động lực từ bạn bè nên các em cần đi học qua khoá luyện thi SAT. Suy cho cùng, văn ôn võ luyện. Dù giỏi cách mấy, trước khi quyết định đi thi, các em cũng cần phải ôn bài kỹ lưỡng.

4) Đề thi SAT mới khó hơn đề thi SAT cũ?

Điều này có thể đúng một phần nào, tuy nhiên khó hơn hay dễ hơn không quan trọng lắm. SAT là một trận chiến. Các em “thi đấu” với nhau. Điểm SAT được tính theo curved. Tính theo curved là cách tính thường được xử dụng trên đại học. Chúng tôi còn nhớ năm đầu đại học, bài kiểm tra đầu tiên, chúng tôi được 50%. Đây là điểm F nhưng khi nhận bài về chúng tôi mừng vô cùng và có phần hãnh diện vì số điểm này. Lý do là số điểm cao nhất lớp là 55%, và đây là người “set the curved”, người đạt điểm A+. Con F của chúng tôi trở thành con A. SAT cũng tính theo kiểu này, nên có khó hơn thì cũng khó hơn đối với tất cả mọi người. Vì vậy SAT khi nào cũng có em đạt điểm “cao” và khi nào cũng có em đạt điểm “thấp”. Chúng tôi xin được nhắc lại 1 lần nữa, con số chúng ta nên quan tâm là số “percentile,” con số so sánh điểm của mình với các em khác.

Mời độc giả xem chương trình nấu ăn “Cách làm rau câu trái dừa”

MỚI CẬP NHẬT