Friday, March 29, 2024

Hành trình 93 năm trần gian của Cụ Trùm Mùi luôn tin vào Chúa Quan Phòng

Cụ Bà Trần Tấn Mùi người với nhiều đóng góp cho cho các xứ đạo- mới qua đời thọ 94 tuổi

Cụ Bà Trần Tấn Mùi, thường được gọi tên là Bác Trùm Mùi, người có nhiều đóng góp trong công cuộc phát triển bước đầu của Giáo Xứ Các Thánh Tự đạo Việt Nam TGP Seattle, cũng như giáo xứ Chân Lộc- Bảo Lộc Việt Nam, và góp công sức vào Tượng Đài Chúa GiêSu Là Vua (Điền Hô -Thanh Hóa) vừa qua đời bên cạnh các con cháu tại nhà riêng thành phố Westminster, hưởng thọ 94 tuổi.

Tới Mỹ, định cư tại thành phố Tacoma, Washington, Hai Cụ lại một lần nữa bắt đầu lại từ đầu mau chóng ổn định gia đình và tìm cách giúp đỡ bà con anh em bạn bè bên VN và Cụ Ông đảm nhiệm chức vụ cộng đoàn Công Giáo tại Tacoma, Washington. Một trong nhiều buổi họp gây quỹ xây dựng và đóng góp tài chánh cho giáo xứ Các Thánh tử đạo VN, đã tổ chức tại gia đình cụ để kêu gọi nhiều đóng góp rất tích cực…

Cụ lại hăng say đóng góp hy sinh hết lòng cho mỗi sinh hoạt của cộng đoàn mới để duy trì việc “giữ đạo cho con cái cũng như những người tị nạn mới sang.

Hai cụ và gia đình lại có một ngôi chợ Việt và nhờ lợi tức cửa hàng này Cụ đã giúp đỡ ngược về bên VN cho các cha, các xứ và bà con thân thuộc ở bên nhà. Những năm sau này Cụ còn hướng thêm về quê quán nơi mình đã được sinh ra và lớn lên giúp đỡ nhiều cho xứ Điền Hộ.

Cụ Anê Trần Thị Do sinh ngày 30 tháng 4 năm 1925, xứ Điền Hộ, làng Tòng Chính, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Cụ là con gái thứ 3 trong gia đình có 7 chị em. Lớn lên trong khung cảnh xứ đạo Điền Hộ, Cụ đã được dậy dỗ để có được một căn bản vững chắc về đức tin làm hành trang cho suốt cuộc đời của Cụ.

Năm 1944, Cụ kết hôn với Cụ Ông Trần Tấn Mùi (Cụ Ông đã qua đời cách đây hơn 10 năm). Cụ Ông rất có lòng đạo và khi 24 tuổi đã làm ông trùm xứ và bà khi ấy mới 20 tuổi đã đươc mọi người trong xứ gọi là Bà Trùm Mùi. Cái tên thân yêu này dù vào Nam hoặc sang Mỹ vẫn được mọi người trìu mến gọi mỗi khi gặp Bà trong suốt 73 năm. Xứ này Ông làm Chánh Trương xứ Chân Lộc, Bảo Lộc, Bà vẫn luôn ở sau Ông và vẫn là chỉ muốn gọi là Bà Trùm Mùi.

Biến cố di cư 1954, gia đình di cư vào Miền Nam trốn chạy cộng sản mang theo 4 người con. Trong Miền Nam thân yêu, Cụ đã gây dựng lại cuộc đời trong trại di cư Tân Bùi, Bảo Lộc Lâm Đồng. Cụ Bà đã góp phần đóng góp lớn lao cho ngôi thánh đường mới ở Tân Bùi. Cũng trong thời gian này, Cụ vừa buôn bán, vừa nuôi một đàn con mà vẫn không quên phụng dưỡng Bố chồng suốt 19 năm. Thật vô cùng khó khăn nhưng nhờ cậy trông vào sự quan phòng của Thiên Chúa Cụ đã tạm lo cho đoàn con được học hành và được hấp thụ một nền giáo dục công giáo tốt.

Năm 1964 Cụ đưa gia dinh lên thành phố Bảo Lộc để tránh bớt chiến tranh đang đến gần. Rồi như Chúa đã an bài năm 1970 giáo xứ mà Cụ ở được giáo phận tách ra một xứ mới. Cụ Bà đã đóng góp và còn mời gọi bạn bè lương giáo xa gần cho ngôi nhà thờ mới Chân Lộc và được khánh thành vào tháng 3 năm 1975. Chiến tranh tiếp tục hằng ngày trên quê hương Cụ Bà có 3 người con là sĩ quan trong QLVNCH. Khi gia đình chạy khỏi VN đến Mỹ thì người con thứ 2 là Thiếu Úy Trần Văn Khôi còn kẹt lại.

Tại Tacoma, gia đình Cụ lại hăng say đóng góp hy sinh hết lòng cho mỗi sinh hoạt của Cộng Đoàn Công Giáo còn mới mẻ để duy trì việc “giữ đạo cho con cái cũng như những người tị nạn mới sang. gia đình Cụ lại có một ngôi chợ đầu tiên trong vùng mang tên ViCaLa bước đầu thành hình được sự chuẩn bị của đạui gia đình và sự góp bàn tay trang hoàng cửa hàng của nhạc sĩ Anh Bằng trong năm sơ khai, thời bấy giờ và nhờ lợi tức cửa hàng này Cụ đã giúp đỡ ngược về bên VN cho các cha, các xứ và bà con thân thuộc ở bên nhà. Những năm sau này Cụ còn hướng thêm về quê quán nơi mình đã được sinh ra và lớn lên giúp đỡ nhiều cho xứ Điền Hộ.

Năm 1986 để gần gũi và chăm sóc người Mẹ đang đau yếu ở California, Cụ và gia đình đã dọn về xứ St. Barbara. Tuổi bắt đầu lớn, Cụ tham gia hầu hết các hội đoàn trong xứ và sống vui cùng với các cụ trong giáo xứ. Bất cứ lúc nào có thời giờ Cụ cũng đọc kinh lần chuỗi là vì hội viên của rất nhiều hội đoàn. Chính trong thời gian này thứ nam của cụ, một cựu sĩ quan quân y Nhẩy Dù là đạo diễn Trần Thăng, đã khai phá một lãnh vực văn nghệ hữu ích và ý nghĩa tại hải ngoại mang tên Trung Tâm Dạ Lan và mây Productions.

Hành trình cuộc đời của Cụ luôn nêu gương bác ái bằng cách đóng góp cho rất nhiều tổ chức cứu trợ để giúp đỡ những anh em nghèo đói, thiếu thốn, đau ốm, khuyết tật. Cụ đã nêu gương sáng này cho con cái suốt cuộc đời Cụ. Một người con gái của Cụ là bác sĩ Thùy, người con thứ 11, đã lập ra hội Y Tế Thế Giới và từ hơn từ 10 năm qua đã đi VN nhiều lần và nhiều nơi khác trên thế giới để chữa bệnh, phát thuốc và nhiều phẩm vật cứu trợ khác, chính anh chị em người bác sĩ trẻ này đã dấn thân rất nhiều trong các cuộc tranh đấu đã được các truyền hình và báo chí Việt Mỹ ghi lại tin và hình ảnh sống động tham gia, hy sinh nhọc nhằn.…

Tuổi đời ngày một cao, Cụ còn khỏe mạnh và rất minh mẫn cho tới cách đây hơn một năm thì lâm bạo bệnh. Cụ không than van mà luôn phó dâng mọi đau đớn khó khăn phần xác lên Chúa nhân từ và Mẹ Maria yêu dấu. Sau khi đã chịu đủ các phép bí tích Cụ đã ra đi thanh thản lúc 9:30 tối Thứ Năm ngày 4 tháng 1 năm 2018 trong tiếng ca của đoàn con cháu hát vang những bài ca chúc tụng Thiên Chúa để tiễn đưa Bà.

Tình chiến hữu đồng đội không Quân dành cho cố Thiếu Uý Không Quân Trần Văn Khôi

Một chi tiết đặc biệt là trong lễ an táng, gia đình Cụ Trùm Mùi cũng chôn cất hài cốt của thứ nam của gia đình là cố Thiếu Uý Không Quân Trần Văn Khôi, đã bỏ mình trong trại giam cầm Cải Tạo KàTum -Tây Ninh…

Thiếu Uý Không Quân Trần Văn Khôi, gia nhập Không Lực VNCH khóa 2-70. Sau khi hoàn tất khóa học tại Mỹ và trở thành Thiếu Úy Phi Công A-37 và về VN chiến đấu năm 1973.

Là phi công của phi đoàn 534 Kim Ngưu tại can cứ Phan Rang, Thiếu Uý Khôi đã bay rất nhiều phi vụ yểm trợ các lực lượng bộ binh QLVNCH trên chiến trường trong giai đoạn vô cùng khốc liệt và khó khăn vào cuối cuộc chiến. Với bản chất anh hùng sẵn có, Khôi đã được những người chung quanh nhận ra từ trước, ngay từ ngày niên thiếu mới đến trường. Luôn chấp nhận những phi vụ nguy hiểm nên Thiếu Uý Trần Văn Khôi được các bạn trong phi đoàn nể phục và quý mến. Một tuần lễ trước khi miền Nam thất thủ dù cha mẹ và anh em can ngan, Khôi vẫn tiếp tục chiến đấu bằng những phi vụ yểm trợ cho Sư đoàn 18 ở Xuân Lộc, hoặc những phi vụ oanh tạc ở An Khê Bình Dương đang khi hoả tiễn SR-7 của Nga bắn lên trời như mưa. Mỗi ngày bay nhiều phi vụ xuất phát từ Tân Sơn Nhất, trong giờ nghỉ bay giữa phi vụ, Khôi thường chạy vội về nhà để thăm và bàn luận với gia đình. Nhận định chung lúc bấy giờ là Miền Nam không còn chống giữ được nữa. Khôi cũng biết vậy nhưng vì một lý tưởng nào đó vẫn chưa chấp nhận được “thực tế thua trận”. Gia đình đành giã từ Khôi để ra Vũng Tàu tìm đường đến bến bờ tự do.

Một điểm khá đặc biệt về Thiếu Uý Trần Văn Khôi là tuy tuổi còn rất trẻ nhưng lại rất trưởng thành về chính trị. Trước khi gia nhập quân đội, Khôi đã là cán bộ xã ấp xuất sắc trong khoá đầu tiên tại Trung Tâm Huấn Luyện Xã Ấp Vũng Tầu. Sau nhiều cuộc hội thảo, phát biểu, học tập cuối khoá Khôi đậu Thủ Khoa lúc mới 20 tuổi và hình ảnh có ghi lại trong những đoạn phim thời sự ngày ấy. Khôi có khả năng thuyết phục được những người chung quanh, tạo sự nể trọng và có ánh mắt rất đặc biệt của một người can trường và bất khuất. Chính vì điểm này có thể đã đưa tới cái chết của Khôi trong trại tù cộng sản.

Miền Nam lọt vào tay cộng sản được 2 năm thì một thân nhân ở VN nhận được mảnh giấy báo tin Trần Văn Khôi đã chết vì sốt rét ác tính ngày 13 tháng 12 năm 1975. Nhưng không hiểu tại sao mà mãi 2 năm sau cộng sản mới gửi giấy báo cho biết về cái chết mờ ám và khuất tuất này? Gia đình bên Mỹ đau đớn xót xa nên gửi tiền về Sài Gòn cho thân nhân lên Katum, một địa danh hoang vu ở Tây Ninh cách biên giới Campuchia khoảng 1 cây số để tìm phần mộ và nếu tìm thấy thì đưa về Sài Gòn chôn cất.

Hành trình tìm kiếm mộ phần của Khôi rất gian nan. Trại tù đã di dời, và toàn khu đã trở lại thành rừng. Sau nhiều lần không tìm được mộ phần, thân nhân phải nhờ những người Thượng địa phương đốt đi một đám rừng mới lộ ra phần mộ có cây thánh gía khắc tên Trần Văn Khôi và ngày qua đời. Vì tình hình đi lại rất khó khăn lúc bấy giờ… Cố Thiếu úy Khôi được hoả táng và đem về đặt trong khu tro cốt thuộc nhà thờ Tân Phú.

Mẹ và con cận kề nơi an nghỉ.

Thời gian lặng lẽ trôi Cụ Bà Anê đã có những ước muốn sau cùng là đem được tro cốt người con trai thân yêu sang Mỹ để được chôn cất cạnh song thân tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành Cali vào ngày Lễ An Táng Bà với sự có mặt của Đức ông Tuấn một người con của Giáo Xứ An Lạc (nơi đơn vị hành chánh thuộc Xã Tân Sơn Hòa, mang tên cố Đại úy Tự Vệ An Lạc của gia đình cụ Trùm Mùi.
Niềm ao ước cuối đời của một người mẹ nay thành sự thật. Vì ba tháng trước hài cốt Thiếu Uý Trần Văn Khôi đã đến Mỹ và “trú ngụ” tại nhà Mẹ. Nay Cụ Bà vừa qua đời và Thiếu Uý Khôi sẽ được về an nghỉ bên Cha Mẹ mình.

(nguồn NVTB)

[disqus_shortcode_codeable]