Thursday, April 18, 2024

CSVN tăng thuế nước ngọt 5,000 tỷ đồng vì ‘lo sức khỏe cho dân’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhằm vơ vét thêm 5,000 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách “lủng đáy,” Bộ Tài Chính CSVN đã “bổ sung” ghi thêm món nước ngọt vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nêu lý do “chứa đường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.”

Truyền thông Việt Nam ngày 31 Tháng Năm loan tin, tại dự thảo nội dung sửa đổi bổ sung “Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt, Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT)…,” Bộ Tài Chính đã đề xuất áp dụng tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và nâng thuế VAT thêm 2%, áp dụng từ năm 2019 đối với mặt hàng nước ngọt có đường.

Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam (VBA) cho biết, nếu dự luật được thông qua, các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát sẽ phải chịu nhiều loại thuế với mức tăng và bổ sung, dẫn tới giá bán các sản phẩm nước giải khát trên thị trường sẽ tăng khoảng 12%.

“Tất cả các yếu tố này sẽ gây ra những hệ lụy như: tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng tiêu thụ, kéo theo giảm quy mô sản xuất, giảm lao động… Đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng và tác động nhiều nhất là các doanh nghiệp và nông dân, những người cung cấp các nguyên liệu như: mía, trái cây, rau quả, trà… Giá bán cao còn có khả năng dẫn đến hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng phát triển,” báo Tuổi Trẻ dẫn ý kiến đại diện VBA cho biết.

Theo tính toán của Bộ Tài Chính, việc áp dụng mức thuế suất 10% từ năm 2019 với mặt hàng nước ngọt có đường (trừ sữa) sẽ tăng thu cho ngân sách khoảng 5,000 tỷ đồng (khoảng $217 triệu).

Trong khi đó, theo các doanh nghiệp sản xuất trong ngành nước giải khát, nếu tính sơ sơ, họ hiện đang chịu ít nhất khoảng 10 loại thuế, phí.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, chủ tịch VBA, “Nhà nước cần tiền nên cân đối ngân sách là cần thiết, tuy nhiên nếu tăng thuế dồn dập quá thì cần đánh giá tác động và cần có lộ trình.”

Còn với lý do Bộ Tài Chính đưa ra khi bổ sung nước ngọt vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là do “chứa đường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân,” ông Việt thắc mắc “nhiều sản phẩm chứa đường khác cũng cần phải quản lý hay sao?”

Ông Nguyễn Hải, tổng thư ký Hiệp Hội Mía Đường Việt Nam (VSSA), cho biết việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt giúp giảm tỉ lệ béo phì hay tiểu đường chưa được khẳng định ở bất kỳ quốc gia nào. Nhiều nước áp dụng vẫn có tỉ lệ béo phì tăng liên tục, như Thái Lan, Brunei… Nên việc có áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt, theo ông Việt, “cần phải xem xét thật thấu đáo, khách quan.”

Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% kể trên khiến không chỉ các doanh nghiệp mía đường, nông dân trồng mía chịu ảnh hưởng mà có thể ảnh hưởng cả những doanh nghiệp, nông dân ngành cà phê, chè, trái cây…

Ông Đậu Anh Tuấn, trưởng Ban Pháp Chế VCCI, còn cho rằng ông không cảm thấy “tâm phục khẩu phục” khi đề xuất tăng thuế mà Bộ Tài Chính đưa ra với nước ngọt. Rất nhiều sản phẩm khác sử dụng đường mà tại sao lại chỉ “đánh” với nước ngọt?

Ông Hoàng Văn Cường, ủy viên Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách của Quốc Hội, đồng tình “tăng thuế đối với những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.” Song, riêng thuế với nước ngọt có gas cần phải có ngưỡng, sản phẩm chứa bao nhiêu đường sẽ gây hại và chỉ đánh thuế đối với những sản phẩm có độ đường vượt ngưỡng đó chứ không thể cứ sản phẩm nào cũng áp thuế…

Việc Bộ Tài Chính đề xuất sửa đổi 5 luật thuế, gồm Luật Thuế VAT, Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt, Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân và Luật Thuế Tài Nguyên. “Nếu được thông qua, chắc doanh nghiệp không còn sức chịu đựng để mà tồn tại,” phó tổng giám đốc phụ trách khối kinh doanh một doanh nghiệp sản xuất nước giải khát 100% vốn nước ngoài ở khu vực Bình Dương âu lo nói.

Dù Bộ Tài Chính cho thấy, đang lắng nghe ý kiến nhưng các doanh nghiệp lo rằng cuối cùng… “không có thay đổi nhiều.” (Tr.N)

Nam Hàn nhờ Việt Nam ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

MỚI CẬP NHẬT