Friday, April 19, 2024

Tuyên bố của sinh viên gốc Việt tại UCLA về bạo lực cảnh sát và kỳ thị

LTS. Nhật báo Người Việt nhận được tuyên bố sau đây của cộng đồng sinh viên gốc Việt tại đại học UCLA nhờ đăng tải.

Kính gửi những thành viên của khuôn viên trường UCLA nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung,

Đại diện sinh viên của cộng đồng người Việt tại UCLA, chúng em cam kết đoàn kết với cộng đồng người gốc Châu Phi và kiên quyết tố cáo chống lại sự kỳ thị người gốc Châu Phi dưới mọi hình thức, cả trong cộng đồng của chúng em và hơn thế nữa. Chúng em xin chia buồn sự qua đời của các nạn nhân George Floyd, Breonna Taylor, Ahmaud Arbery, Tony McDade, Nina Pop, James Scurlock, và vô số người gốc Châu Phi khác bị thiệt mạng vì bạo hành của lực lượng cảnh sát, quyền lực tối cao cho người da trắng, và bạo lực đối với người đồng tính và chuyển giới. Chúng em kêu gọi các thành viên trong cộng đồng chúng ta tích cực trở thành bạn đồng hành với cộng đồng người gốc Châu Phi, lên án hệ thống bất công đã và đang kỳ thị người gốc Châu Phi.

Mới gần đây, một thành viên có uy tín trong cộng đồng người Việt chia sẻ một bài viết trên diễn đàn Facebook với nội dung rõ ràng làm suy yếu phong trào “Sinh Mạng Người Gốc Châu Phi Đáng Được Tôn Trọng” (Black Lives Matter) và không quan tâm tới những áp bức trong hệ thống và bạo lực cảnh sát mà người gốc Châu Phi phải đối mặt qua nhiều thế kỷ. Mặc dù bài viết này là của một cá nhân, nó cho thấy một cái nhìn lệch lạc được hình thành và tồn tại từ rất lâu nay trong cộng đồng chúng ta. Cái nhìn này được liên kết với “Model Minority Myth” (sự quy chung để mô tả người Mỹ gốc Châu Á là một nhóm người lịch sự, hay tuân thủ pháp luật, là người có ý chí để đạt được mức độ thành công và địa vị cao trong xã hội) và ý tưởng về một nước Mỹ đa sắc dân và chủng tộc, cả hai điều vừa nêu phớt lờ sự phân biệt chủng tộc vẫn còn ăn sâu trong hệ thống xã hội của chúng ta, gây bất lợi cho người gốc Châu Phi. Sự thảo luận sai dựa trên đặc quyền cho người da trắng để giảm thiểu nỗ lực của cộng đồng người gốc Châu Phi là phân biệt chủng tộc và cổ vũ bạo lực. Chúng ta phải cùng nhau xóa tan lối suy nghĩ tiêu cực này ngay từ trong khuôn viên gia đình, tổ chức, và cộng đồng.

Trách nhiệm của chúng ta bây giờ là tranh đấu với những chấn thương tâm lý từ sự đàn áp của chính quyền Cộng Sản Việt Nam và sự bấp bênh của những người tị nạn và người nhập cư để có thể lắng nghe và hỗ trợ tốt hơn cộng đồng người gốc Châu Phi. Chúng ta không thể để nỗi sợ hãi, sự tự mãn, hay cảm giác mang ơn đối với chính phủ Hoa Kỳ ngăn chặn chúng ta liên kết với cộng đồng gốc Châu Phi. Tinh thần đoàn kết của chúng ta với cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi phải là vô điều kiện. Dựa trên quan điểm này, chúng ta phải ghi nhớ công lao của những nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Châu Phi đã nỗ lực giành quyền lợi cho người da màu – và cả cho sự hiện diện của chúng ta ở đất nước này – ngày hôm nay.

Chúng ta cũng phải hiểu rằng, đây không phải là lúc chúng ta phán xét cách người Mỹ gốc Châu Phi đối diện với sự đau thương từ những tổn thất về tinh thần lẫn thể xác vì họ đã bị trở thành mục tiêu của sự áp bức chủng tộc được Hoa Kỳ xây dựng hàng ngàn năm qua và vẫn được tiếp diễn. Mặc dù chúng ta ghi nhận mối lo lắng từ các doanh nghiệp nhỏ và sinh kế của họ là một nỗi lo chính đáng, chúng ta phải nhận ra và ưu tiên để đấu tranh cho những sinh mạng của người Mỹ gốc Châu Phi bị mất một cách bất công. Một ví dụ nổi bật là “Cuộc khởi nghĩa LA năm 1992” mà các chủ doanh nghiệp người Mỹ gốc Nam Hàn đã phải chịu nhiều tổn thất về tài sản nhưng phần lớn thiệt hại về sinh mạng trong cuộc bạo loạn là người gốc Châu Phi và gốc Hispanic.”

Tài sản có thể có lại được, nhưng sinh mạng con người thì không bao giờ.

Cuối cùng, chúng ta sẽ đồng lõa với việc kỳ thị người Mỹ gốc Châu Phi nếu chúng ta không đóng vai trò tích cực chống lại sự kỳ thị đó. Chúng em kêu gọi cộng đồng chúng ta làm nhiều hơn nữa, để ghi nhận những đặc quyền của mình, chú ý đến các phương tiện truyền thông mà chúng ta sử dụng, và lắng nghe tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi đang kêu gọi tinh thần đoàn kết của mọi người chúng ta.

Để có thể có một sự hiểu biết lớn hơn cho bản thân và gia đình, chúng em đã đính kèm một số thông tin và hành động mà mọi người có thể làm (đường link: tinyurl.com/VietAntiRacism). Tất cả chúng ta hãy dành thời gian này để suy ngẫm về những thành kiến của chúng ta và nâng cao tinh thần đoàn kết. Là một cộng đồng, chúng ta phải làm tốt hơn.

Với tinh thần đoàn kết,

Anh Chị Em tại UCLA

Hội Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam

Hội Sinh Viên Việt Nam

VSU Modern

Bùi Thụy-Anh, điều phối viên quan hệ cộng đồng, Hội Sinh Viên Việt Nam 2019-2020

Đỗ Tường Vi Vivian, chủ tịch phụ tá nội vụ, Hội Sinh Viên Việt Nam 2020-2021

Dương Thanh Trúc Jacqueline, giám đốc điều hành, Hội Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam 2020-2021

Hahn Kiều Bùi Zoe, giám đốc tình nguyện viên, Hội Cộng Đồng Sức Khỏe Người Việt Nam 2020-2021

Hồ Ngọc Amy, giám đốc phụ tá nội vụ, Liên Minh Châu Á Thái Bình Dương 2020-2021

Khúc Nancy, đồng đạo diễn sự kiện văn hóa, Hội Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam 2020-2021

Long Lyan Nina, điều phối viên vận động chính trị, Hội Sinh Viên Việt Nam 2019-2020

Lương Hồng Vân Emily, phó chủ tịch nội vụ, Hội Đồng Sinh Viên Đại Học 2020-2021

Mai Kristi, chủ tịch phụ tá ngoại bộ của Hội Sinh Viên Việt Nam 2020-2021

Nguyễn Anh Thy, chủ tịch, Anh Chị Em 2019-2020

Nguyễn Hồng An Anne, chủ tịch phụ tá ngoại vụ, Hội Cộng Đồng Sức Khỏe Người Việt Nam 2020-2021

Nguyễn Hoàng Thanh Trúc Kelly, điều phối viên vận động cộng đồng, Hội Sinh Viên Việt Nam 2020-2021

Nguyễn Lillian, đồng giám đốc điều hành, Hội Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam 2019-2020

Nguyễn Thị Hồng Ngọc, chủ tịch, Hội Sinh Viên Việt Nam 2018-2019

Nguyễn Vivian, điều phối viên quan hệ cộng đồng, Hội Sinh Viên Việt Nam 2020-2021

Phạm Vinh Dennis, giám đốc nghệ thuật, VSU Modern 2020-2021

Vũ Tuấn Jason, chủ tịch, Hội Sinh Viên Việt Nam 2020-2021 (Đ.D.)

MỚI CẬP NHẬT