Friday, March 29, 2024

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 10.1.2020

Tình hình

Tin trên các báo (lấy lại từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an) cho biết có một đơn vị quân đội đến “xây tường rào” từ 31/12/2019; sáng 9/1/2020 gặp phải “một số đối tượng có hành vi chống đối”, và hậu quả, “có 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối tử vong, 1 đối tượng bị thương”.

Nhưng đến nay, công luận đã thấy rất rõ qua các bằng chứng lan truyền: Vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm bị các lực lượng lên đến hàng ngàn người bao vây, xông vào làng, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui… Đặc biệt họ cô lập, ném lựu đạn cao su, xả hơi cay vào khu nhà cụ Lê Đình Kình, ông Lê Đình Công. Vài chục người, trong đó có toàn bộ gia đình cụ Kình đã bị bắt đưa đi đâu không rõ. Đến cuối ngày 10 tháng 1, đã có thông báo chính thức là Cụ Lê Đình Kình (84 tuổi, cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận thay mặt bà con khiếu nại về quyền sử dụng khu đất Đồng Sênh) đã tử vong. Số thương vong của cả hai phía dân và lực lượng vũ trang được cho là có thể còn nhiều hơn nữa.

Được biết, trước đó, từ 25/12/2019 lực lượng chức năng đã cho chuẩn bị quân cán, diễn tập, uy hiếp nhân dân Đồng Tâm. Đến tối ngày 6/1/2020 nhà cầm quyền đã cắt Wifi ở Đồng Tâm và canh giữ, cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm. Và cho đến cuối ngày 10/1/2020, toàn bộ đường vào Đồng Tâm vẫn bị phong toả, Đồng Tâm thực sự bị đặt trong tình trạng giới nghiêm.

Công luận có quyền đặt ra những câu hỏi:

1. Nhà cầm quyền đã dùng một lực lượng vũ trang đông đảo hàng nghìn người trang bị tận răng tiến vào Xã Đồng Tâm trong đêm tối nổ súng, bắt người, gây thương vong. Hành động ấy có minh bạch không? Có hợp pháp không?

2. Tường rào sân bay Miếu Môn nằm xa khu dân cư, sự phá rối không thể xảy ra trong khu dân cư, như vậy qui tội cho một số phần tử gây rối có phải là vô căn cứ, là lý do bịa đặt để che đậy hành vi bất minh?

3. Việc tranh chấp đất Đồng Sênh đã kéo dài nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết rốt ráo cả về mặt hành chính lẫn tư pháp. Nôn nóng sử dụng vũ lực để trấn áp phản ứng của người dân có phải là biện pháp chính đáng của “Chính quyền Nhân dân”?

Hậu quả của vụ Đồng Tâm đã vượt khỏi dự liệu của tất cả mọi người. Đau đớn thay! Máu đã đổ, máu của chiến sĩ, máu của dân, đều là máu của người Việt Nam. Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào! Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là “của dân”, người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu: “Quyết đổ máu để giữ đất!”

Lực lượng vũ trang đông đảo hàng nghìn người trang bị tận răng tiến vào Xã Đồng Tâm trong đêm tối nổ súng, bắt người, gây thương vong. (Hình: Chụp từ màn hình Youtube)

Tuyên bố

Trước tình hình trên, các Tổ chức Xã hội Dân sự và các cá nhân ký tên dưới đây yêu cầu Nhà Cầm quyền Việt Nam:

1. Chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm cũng như với nhân dân tất cả các địa phương ở Việt Nam.

2. Chữa trị chu đáo cho những người bị thương ở Đồng Tâm, bồi thường mọi tổn thất về vật chất và tinh thần của người dân Đồng Tâm do hậu quả của các hành động bạo lực của cảnh sát, đồng thời không được ngăn cản người dân và các Tổ chức Xã hội Dân sự đến cứu hộ, giúp đỡ người dân Đồng Tâm.

3. Lập tức điều tra một cách khách quan trung thực về sự thật xung quanh vụ đổ máu ngày 9/1 ở Đồng Tâm, có sự tham dự của báo chí, giới luật gia, các nhân sĩ và tổ chức dân sự độc lập. Khởi tố vụ án không chỉ đối với những người dân bị coi là chống đối, mà cả với những người ra mệnh lệnh, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang xông vào khu dân cư trong đêm tối một cách bất minh vì đó là nguyên nhân buộc người dân chống đối.

4. Giải quyết công khai minh bạch toàn bộ vụ việc đất đai Đồng Tâm, thông qua trình tự pháp luật dân sự, và phải có các tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập, người dân và báo chí trong nước, quốc tế tự do tìm hiểu, chứng kiến mọi ngóc ngách của vấn đề và quá trình giải quyết. Không hình sự hóa trong việc giải quyết dân sự về đất đai.

5. Khởi tố ngay những kẻ chủ mưu, kẻ thừa hành trong việc biến đất của người dân Đồng Tâm thành đất của một nhóm lợi ích giả danh nhà nước, che đậy bằng ngôn từ lừa dân “đất quốc phòng”.

6. Vấn đề đất đai gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp nước Việt Nam phải được thay đổi từ gốc rễ, ở Hiến pháp và Luật Đất đai, phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam.

Tuyên bố làm ngày 10 tháng 1 năm 2020

TỔ CHỨC

1. Nhóm Lập Quyền Dân. Đại diện: Nguyễn Khắc Mai
2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
3. CLB Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân
4. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
5. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo, Sài Gòn
6. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo về hưu, Hà Nội
7. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm, Pháp
8. Câu Lạc Bộ Phối Hợp Công Tác Paris/Pháp; Collectif Transparance (Paris, Pháp)
9. Văn Phòng Liên Lạc các Hội đoàn tại Pháp (Paris, Pháp)
10. Phong trào Thăng Tiến VN. Đại diện: Tường An, Nhà báo tự do (Paris, Pháp)
11. Tập thể Giáo xứ Mỹ Khánh, Giáo phận Vinh: Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam
12. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Đại diện Nguyễn Tường Thụy
13. Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện Nguyễn Lê Hùng
14. Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam. Đại diện: Tôn Phi, Tổng thư ký, Sài Gòn.

CÁ NHÂN

1. Nguyễn Khắc Mai, Trung tâm Minh Triết, Hà Nội
2. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
3. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, TP HCM
4. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
5. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, TV CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
6. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội
7. Mạc Văn Trang, Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội
8. Phùng Ân Hưng, Thạc sĩ vật lý, giáo viên, TPHCM
9. Nguyễn Thị Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội
10. Hoàng Hưng, Nhà thơ, Dịch giả, TP Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí TP HCM
12. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn ở HN
13. Đặng Bích Phượng, Cán bộ hưu trí, Hà Nội
14. Tịnh Huệ, TP HCM
15. Nguyễn Lệ Uyên, Nhà văn
16. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu
17. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu
18. Lê Thăng Long, Doanh nhân, Sài Gòn
19. Nguyễn Hồng Liêu, Hưu trí, TPHCM
20. Dương Sanh, Cựu giáo chức, Khánh Hoà
21. Huỳnh Thị Út, Giáo viên, Sài Gòn
22. Mai Thanh Sơn, PhD
23. Phùng Hoài Ngọc, Nhà nghiên cứu, cựu giảng viên Đại học, An Giang
24. Đỗ Trọng Khởi, Nhà thơ, Thái Bình.
25. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhà văn, Hải Phòng
26. Võ Xuân Tòng, Nhà văn, Hội viên HNV Hà Nội
27. Trần Thanh Tuấn, Giảng viên, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
28. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn
29. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn
30. Lê Phước Sinh, Dạy học, Sài Gón
31. Vũ Trọng Khải, PGS, TS, Chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp
32. Uông Đình Đức, Kỹ sư cơ khí, Nguyễn Cư Trinh Q.1, TP.HCM
33. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, SG
34. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang
35. Trần Lương, Nghệ sĩ thị giác/curator, Hà Nội
36. Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư, TP HCM
37. Phùng Thế Anh, Kỹ sư, đã nghỉ hưu, sống tại Sài Gòn.
38. Trần Thị Thảo, Giáo viên nghỉ hưu tại Hà Nội
39. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM
40. Lê Đình Thắng, cựu Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, hiện sinh sống rại Sài Gòn
41. Bùi Nghệ, Kỹ sư XD, Sài Gòn
42. Võ Hồng Ly, Nhân viên VP, Q2, Sài Gòn
43. Nguyễn Mạnh Sơn, cựu TNLT, Hải Phòng
44. Lê Trần Cảnh, Giảng viên, TP Bà Rịa
45. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
46. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
47. Lê Minh Hiền, Người thích làm thơ, Stanton, California, USA
48. Nguyễn Tuệ Hải, Hưu trí, Canberra, Australia
49. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
50. Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận
51. Phạm Viêm Phương, Người hưu trí, Sài Gòn
52. Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức
53. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
54. Đào Văn Bính, Hưu trí ở Hà Nội
55. Lê Quốc Thăng, Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn
56. Nguyễn Thị Hồng Loan, Q. Gò Vấp Sài Gòn
57. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn
58. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt
59. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada
60. Nguyễn Phú Yên, Hưu trí, Sài Gòn
61. Trương Mình Hưởng, Dân oan, Hà Nam
62. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt
63. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn- Nhà báo, Sài Gòn
64. Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn
65. Phan Bá Phi, Chuyên viên cấp cao Tin học, Hưu trí, Seattle USA
66. Trần Minh Khôi, Kỹ sư điện toán, Berlin, CHLB Đức
67. Tống Mạnh Hà, Giám đốc cty TNHH thương mại và dịch vu đa ngành Thanh Hà
68. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, Sài Gòn.
69. Nguyễn Đình Thục, Linh mục giáo phận Vinh, Nghệ An
70. Phạm Thành, Nhà báo, Nhà văn ở Hà Nội
71. Bùi Đình Sệnh, Công dân Hà Nội
72. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, TV CLB LHĐ.
73. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
74. Tô Lê Sơn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
75. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn
76. Trần Huy Quang, Nhà văn, Hà Nội
77. Nguyễn Thế Hùng, GS.TS, Giảng viên Đại học Đà Nẵng, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
78. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
79. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
80. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
81. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn
82. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn
83. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội
84. Bùi Thị Diệu Huyền, Hưu trí, Sài Gòn
85. Lã Minh Luận, Nhà giáo, Hà Nội
86. Bùi Văn Thuận, Lao động Tự do, Yên Thuỷ, Hoà Bình
87. Hồ thị Ngọc Yến, Hưu trí, Tp HCM
88. Đàm Ngọc Tuyên, Nhà báo tự do, Quảng Ngãi
89. Vũ Thị Hằng, Sài Gòn
90. Đào Công Tiến, Đại học Kinh tế, Sài Gòn
91. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo.
92. Nguyễn Ngọc Thiện, Học sinh, Bình Dương
93. Nghiêm Xuân Thịnh, Kinh doanh tự do, Phương liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
94. Bùi Phi Hùng (FB Bùi Phi Hùng) cựu Cán bộ Nhà nước, Hà Nội
95. Nguyễn Cường, Tư vấn Bất động sản, Praha, CH Séc
96. Phạm văn Thạo, Mục sư Tin Lành, Hà Nội
97. Hà Dương Tường, Giáo viên về hưu, Pháp
98. Lê Doãn Cường, Kỹ sư (Software Engineer), Gothenburg, Thụy Điển
99. Hà Dương Tuấn, nguyên Chuyên gia CNTT, Pháp
100. Harry Ngo, Kinh doanh, Georgia – Hoa Kỳ
101. Đỗ Quang Nghĩa, Kỹ sư, Berlin, CHLB Đức
102. Larry Dang, Vancouver, Canada
103. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn , Hoa Kỳ
104. Nguyễn Xuân Hoài, Hưu trí, cựu quân nhân, Tân Phú, SG
105. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Chiba/Nhật
106. Quảng Tánh Trần Cầm, Nhà thơ, Hoa Kỳ
107. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris – Pháp
108. Nguyễn Đào Trường, Hưu trí Hải Dương.
109. Nguyễn Văn Chương, Công nhân ở Đồng Nai
110. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội.
111. Vũ Linh Huy, Bác sĩ y khoa, Sarasota, Florida, Hoa Kỳ
112. Lê Công Định, Sài Gòn
113. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt
114. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
115. Chu Hảo, TS, Hà Nội
116. Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS ở Hà Nội
117. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
118. Phan Tấn Hải, Nhà văn, USA
119. Phạm Tiền Phong, Cán bộ hưu trí thành phố HCM
120. Huỳnh Ngọc Chênh, Hội viên Hội Nhà Báo Độc Lập
121. Nguyễn Thuý Hạnh, Công dân Hà Nội
122. Trương Dũng, Thành viên NoU Hà Nội
123. Cấn Thị Thêu, Nông dân Dương Nội
124. Trịnh Bá Phương, Nông dân Dương Nội
125. Trịnh Bá Tư, Nông dân Dương Nội
126. Huỳnh Sơn Phước, Nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ
127. Đoàn Công Nghị, Nha Trang
128. An Nam, Berlin BRD
129. Trần Văn Lưu, Công chức hồi hưu, San Diego, California, Hoa Kỳ.
130. Nguyễn Bá Dũng, Hưu trí, Hà Nội
131. Trần Công Tâm, Hưu trí, Sài Gòn
132. Nguyễn Xuân Lâm, Kents, Uk.
133. Nguyễn Quang Nhàn, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt.
134. Phạm Hoàng Phiệt, Giáo sư Y học, Tp HCM
135. Tống Hồng Phương, Công dân Thái Bình.
136. Nguyễn Văn Tiến, Hưu trí, TP HCM
137. Hofa Vũ, Giáo sư đại học, Pháp
138. Bộ Nguyễn, Kỹ sư đường bộ, Canada.
139. Tôn Quang Trí, Cán bộ hưu trí TP Hồ Chí Minh
140. Lê Thị Chiêm, Nhân viên văn phòng, Cổ Nhuế – Hà Nội
141. Antôn Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo Phận Vinh, Nghệ An
142. Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan QĐ nghỉ hưu, Đội Cấn, Hà Nội.
143. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
144. Nghiêm Việt Anh, Hưu trí, Đống Đa, Hà Nội
145. Trần Vũ Việt Trung, Kỹ sư cơ khí, TP HCM
146. Nguyễn Công Thanh, phường 13, quận 10, TP HCM
147. Phạm Đình Trọng, Nhà văn. Sài Gòn
148. Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội.
149. Vũ Duy Thắng, Nông dân, Vĩnh Lộc – Thành Hoá
150. Diệp Chí Huy, Công dân Việt Nam, Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng
151. Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt.
152. Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt
153. Phạm Minh Hoàng, Hưu trí, Paris (Pháp)
154. Bến Văn Nguyễn, Nhà văn (bút danh khác: Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Thẩm Văn) làng Khương, Thanh Xuân – Hà Nội.
155. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thành viên CLB LHD
156. Huỳnh Văn Thắng, TP.HCM
157. Nguyễn Kim Khánh, Giáo viên, Sài Gòn.
158. Nguyễn Hồng Hiệp, Công dân, Sài Gòn
159. Huỳnh Hải Bỉnh, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội
160. Lý Việt Hùng, Đội Cấn Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
161. Hồ Vân Hằng, Hưu trí, Sài Gòn
162. Nguyễn Mê Linh, TS, TP HCM.
163. Tô Oanh, Giáo viên đã nghỉ hưu, TP Bắc Giang
164. Tô Linh Giang, Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
165. Đỗ Trọng Khơi, Nhà thơ, Thái Bình
166. Võ Văn Dũng, Luật sư
167. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà nội
168. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4, Hà Nội
169. Vũ Anh Tuấn, Luật gia
170. Nguyễn Thanh Trúc, Nội trợ, Sài Gòn
171. Lưu Thị Xuân Lan, Vợ liệt sĩ, Bác sỹ, hưu trí ở Thành phố Phan Thiết Bình Thuận
172. Nguyễn Đức, Nhà báo độc lập ở Sài Gòn
173. Nguyễn Hữu Thao, Bulgaria
174. Nguyễn Nam, Cựu binh chống giặc Trung Quốc
175. Minh Nguyễn
176. Vũ Thị Nho, TS Tâm lý học, Hà Nội
177. Nguyễn Long, Lao động tự do, TâyHồ HN
178. Nguyễn Thanh Hà, Thanh Trì – Hà Nội
179. Bắc Phong, Hưu trí, Canada
180. Trần Nguyên Phong, Cựu chiến binh
181. Phạm Quang Hoa, Bác sĩ Đà Lạt Lâm Đồng
182. Võ Quang Luân, cựu Giáo chức, Hà Nội
183. Vũ Thu Hương, Hưu trí, Hà Nội
184. Nguyễn Phú Bình, Bắc Ninh
185. Lê Hồng Hạnh, Hưu trí tại HN
186. Nguyễn Ngọc Như, TP Hồ Chí Minh
187. Nguyễn Tiến Trung, Kỹ sư máy tính, làm tự do ở Sài Gòn
188. Trần Văn Phúc, Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng
189. Dương Thị Tân, Sài Gòn, quận 3
190. Phạm Hồng Hà, Kỹ sư hưu trí tại Nghệ An
191. Huong Dinh, Bác sĩ y khoa, Hoa Kỳ
192. Lê Văn Hoa
193. Hà Quang Vinh, Hưu trí ở Sài Gòn
194. Đình Hanh Nguyễn
195. Trần Quốc Việt, Sinh viên, Hà Nội
196. Đặng Trần Liên, Hà Nội
197. Đỗ Văn Huy, Nghề nghiệp làm tự do. Dương Kinh, TP Hải Phòng.
198. Hồ Thị Cầm Trang, Công dân Sài Gòn
199. Hoàng Tùng Thiện, Học viện Tài chính, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
200. Lê Hồ Sinh Nguyên, Kỹ sư cơ khí, Đồng Nai
201. Lê Thị Cẩm, Giáo viên hưu trí, Saigon
202. Cao Kỳ Xương, Giáo viên hưu trí, Saigon
203. Trần Công Thắng, Bác sĩ, Na Uy
204. Thái Văn Đường, Hà Nội
205. Dương Trọng Chiến, Kinh doanh, Hà Nội
206. Nguyễn Tuấn Anh, Cựu sỹ quan chống Trung Quốc, Việt Trì -Tỉnh Phú Thọ
207. Nguyễn Tiến Dũng, Họa sỹ ở Hà Nội
208. Nguyễn Thế Kiệt, Hoa kỳ
209. Nguyễn Hữu Hùng, Thị trấn Hoàn Lão- Bố Trạch- Quảng bình
210. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Virginia USA
211. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, P Hiệp Bình chánh, Thủ Đức
212. Helen Nguyen, Công dân Việt Nam, cư trú New zealand
213. Đào Lê Tiến Sỹ, Hà Nội
214. Nguyễn Thanh Trúc, Tân Phú-Đồng Nai
215. Nguyễn Ngọc Xuân, Nông dân, Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu.
216. Trần Ngọc Bình, Hưu trí, Sài Gòn
217. Lê Xuân Ban, Lao động tự do, Việt Nam
218. Lâm Thị Ái (vợ Nhạc sĩ Tô Hải), Nội trợ, Sài Gòn
219. Trịnh Thị Uyên, Nội trợ, Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12
220. Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Australia
221. Trịnh Kim Thuấn, Nông dân, ấp An Thịnh, Hội An, Chợ Mới, An Giang
222. Phạm Ngọc Trường, Tours – France
223. Đinh Huyền Hương, Giáo viên, hưu trí
224. Đặng Doan, Kinh doanh ở TP Gia Nghĩa, Đak Nông
225. Trần Nguyệt Minh, Giáo Viên tại Tây Ninh
226. Nguyễn Quý Thắng, Bác sĩ, P. Thống Nhất, TP Nam Định, Nam Định
227. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội
228. Nguyễn Hương Giang, Nội trợ, Phú Xuyên, Hà Nội
229. Nguyễn Văn Lịch, Cựu binh, hưu trí, Đống Đa, Hà nội.
230. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng
231. Tương Lai, GS, nguyên Viện trưởng Viện XHHVN, Sài Gòn
232. Lê Xuân Thành, Kỹ sư, Nha Trang Khánh Hòa
233. Ngô Đức Tráng, Hà Nội
234. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội
235. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
236. Nguyễn Quốc Thịnh, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
237. Phạm Thị Ngân Hà, Kế toán, TP. Đà Nẵng
238. Phan Đức Quỳnh, TP Matsudo tỉnh Chiba, Nhật Bản.
239. Đào Đình Nguyên, Kỹ sư Cơ khí, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương.
240. Vinh Anh, CCB, Trung Liệt, Hà Nội
241. Hoàng Châu, Cử nhân kinh tế, Tây Hồ Hà Nội.
242. Thích Ngộ Chánh, Tu sĩ, thế danh Nguyễn Đức Lão, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
243. Yenbinh Tran, Công nhân viên, Sydney – Australia
244. Trần Văn Toàn, Nghề nghiệp tự do, phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
245. Chu Sơn, Làm thơ tự do, Thủ Đức – Sài Gòn.
246. Nguyễn Thị Kim Thoa, Bác sĩ, Thủ Đức – Sài Gòn.
247. Võ Thị Mình Thư, TP Qui Nhơn, Bình Định
248. Hoàng Thị Như Hoa, Bộ đội xuất ngũ, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.
249. Trần Quốc Thắng, Sydney Úc
250. Lý Thành Đạt, Hưu trí, TP HCM
251. Nguyễn Lê Thu Mỹ, Hưu trí, TP HCM
252. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ sở Tư pháp TP HCM, TV CLB LHĐ.
253. Nguyễn Thu Hằng, Bác sĩ tại Pháp
254. Nguyễn Văn Linh, Phát triển cộng đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng
255. Mạc Hiền, Làm tự do, Tân Hiệp, Đồng Nai
256. Nguyễn Hồng Chuyên, Kỹ Sư, TP Biên Hoà, Đồng Nai
257. Vũ Ngọc Yên, Nhà báo, Stuttgart, CHLB Đức
258. Trương Anh Nhân, cựu Công an, Long Bình Tân, Biên Hoà, Đồng Nai
259. Doãn Mạnh Dũng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa , P 8, Q.3, Tp HCM
260. Phạm Quốc Trung, Giảng viên, Sài Gòn
261. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Đăk Lăk
262. Nguyễn Ngọc Sơn, kỹ sư, Alabama, Hoa Kỳ
263. Phạm Mai Hiền, Hà Nội
264. Nguyễn Hồng Kiên, Nghiên cứu viên, Hà Nội
265. Trần Thái Hùng, Hà Nội
266. Nguyễn Trọng Cương, Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
267. Nghiêm Sỹ Cường, Cử nhân kinh tế, Hà Nội
268. Hồ Vĩnh Trực, KTV vi tính, Sàigòn
269. Ý Nhi, Nhà thơ, Sài Gòn

MỚI CẬP NHẬT