Thursday, March 28, 2024

Tìm thấy hồ nước phía dưới băng hà Nam Cực

 


MOSCOW (AFP)Một toán khoa học gia Nga vừa khoan thành công xuyên qua lớp băng dầy 4 cây số, xuống đến bề mặt của hồ nước thời cổ đại, nơi có thể đang còn lưu giữ những hình thức của sự sống mà hiện nay chúng ta chưa được biết đến bao giờ, theo một báo cáo công bố hôm Thứ Hai.








Hồ Vostok là hồ ngầm lớn nhất ở Nam Cực, nơi bị cô lập suốt hàng trăm ngàn năm, khiến các khoa học gia mong được nghiên cứu hệ sinh thái của nó, với hy vọng tìm được hình thức sự sống vi sinh chưa từng được biết đến trước đây.


Phát ngôn viên của Arctic and Antarctic Scientific Research Institute, ông Sergei Lesenkov nói, phân tích thành phần hóa học trong bọt khí ở bề mặt của hồ có thể giúp ích cho sự nghiên cứu về thay đổi khí hậu. Từ điểm này người ta có thể nhận định và tiên liệu một vài sự thay đổi khí hậu trong tương lai. Ðiều được cho là hết sức quan trọng.


Giáo Sư Martin Siegert, trưởng Khoa Ðịa Cầu Học ở trường Ðại Học Edinburg nhận xét, việc khảo sát môi trường như ở Hồ Vostok, cho phép khoa học gia khám phá hình thức sự sống nào có thể tồn tại được trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, và liệu sự sống có hiện hữu ở một số thiên thể trong thái dương hệ của chúng ta hay không.


Valerie Massson-Delmotte, thuộc phòng thí nghiệm khí hậu và môi trường của Ủy Ban Năng Lượng Nguyên Tử Pháp nói, hồ Vostok đặc biệt đáng quan tâm vì nó được hình thành trong quá trình 400,000 năm. Hơn nữa các nhà sinh vật học rất muốn nghiên cứu về hình thức sự sống có thể hiện hữu trong điều kiện khắc nghiệt như thế này, vốn bị cô lập với thế giới bên ngoài trong suốt hằng triệu năm. (TP)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT