Monday, May 20, 2024

Ăn quán cóc ở Hà Nội tốn tiền gấp đôi

 


VIỆT NAM (NV)Trong mấy ngày Tết, giá giữ xe tại các địa điểm du Xuân tăng vọt gấp đôi, gấp ba đã đành, tiền coi xe tại các quán cóc, vỉa hè cũng tăng vô tội vạ.


Có những quán bún riêu, bún ốc, cà phê… đông khách còn tăng giá gấp mười lần.








Ðến bãi giữ xe, đành đưa cổ cho người ta “chém đẹp.” (Hình: Báo Người Lao Ðộng)


Một số chủ bãi giữ xe ví von rằng “giá giữ xe sau đó rồi xuống lại chứ không đứng yên như giá xăng dầu.”


Rất nhiều khách du Xuân thích ngồi hàng quán ăn ngon trong những ngày Tết đành cắn răng trả tiền giữ xe nhiều không thua tô bún, coi như “ăn một mà phải trả tiền gấp hai, gấp ba.”


Không chỉ có giá giữ xe tăng gấp đôi, gấp ba, giá tô bún riêu, tô phở… cũng đồng loạt tăng vọt. Một tô bún lèo tèo vài con ốc ở quán cóc trên phố Hàm Long, Hà Nội trong ngày tết này cũng đã lên tới 45,000 đồng, tương đương 2 đô.


Dân “ăn chơi” thuộc giới bình dân ở Hà Nội “méo mặt” vì giá cả leo thang khủng khiếp trong mấy ngày Tết qua.


Giá giữ xe gắn máy rẻ nhất là 20,000 đồng, tương đương 1 đô la mỗi chiếc tại Hà Nội. Cũng như các tệ nạn khác, chính quyền Hà Nội cũng bó tay trước tình trạng tăng giá giữ xe, giá dịch vụ các loại trong những ngày đầu Xuân.


Theo báo mạng Vietnam Plus, việc nhà nước Việt Nam cho phép nghỉ Tết dài ngày đã dẫn tới vô số tệ nạn xã hội, nhất là nạn nhậu nhẹt dẫn tới án mạng và tai nạn giao thông.


Theo báo này, chỉ trong ba ngày đầu năm đã xảy ra 9 vụ án mạng và gần 130 tai nạn giao thông xảy ra làm 106 người chết và 110 người bị thương trong phạm vi toàn quốc.


Chỉ riêng tại Sài Gòn, bệnh viện Chợ Rẫy và 115 đã cấp cứu 526 vụ tai nạn giao thông mà phần lớn nguyên nhân vì người lái xe uống bia say mèm. Trong số này, có 235 người bị thương nặng ở đầu và 18 người thiệt mạng.


Hai bệnh viện này cũng đã tiếp nhận 90 người bị thương vì ấu đả, đâm chém nhau trong những ngày Tết.


Riêng tại tỉnh Bến Tre cũng có đến 200 người nhập viện vì tai nạn giao thông chỉ trong ba ngày Tết. Nguyên nhân duy nhất cũng chỉ vì người lái xe say “xỉn.” (PL)

Nhật mở nhà máy chế biến ‘đất hiếm’ ở Hải Phòng

 


TOKYO (NV) Công ty hóa chất của Nhật Bản Shin-Etsu Chemical Co., dự tính đầu tư khoảng 2 tỉ yên (hay khoảng $25.9 triệu USD) để lập một nhà máy chế biến kim loại “đất hiếm” tại Hải Phòng, Việt Nam.








Một mẫu đá trong đó có kim loại được biết với tên “đất hiếm” sử dụng trong nhiều ngành kỹ nghệ cao. (Hình: Internet)


Hãng tin tài chính Nikkei loan tin như vậy hôm Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012 và nói rằng nhà máy dự trù chế biến 1,000 tấn đất hiếm mỗi năm.


Việt Nam có trữ lượng đất hiếm ước lượng từ 10 triệu tấn đến 20 triệu tấn ở tỉnh Lai Châu, cách biên giới với Trung Quốc khoảng 30 km.


Kim loại “đất hiếm” được dùng trong việc sản xuất bình điện xe hơi hybrid, và các loại sản phẩm kỹ nghệ cao khác. Ðây là nhà máy đầu tiên của công ty Shin-Etsu bên ngoài nước Nhật, dự trù bắt đầu hoạt động từ tháng 2, 2013.


Khi hoạt động, nhà máy sẽ nâng khả năng tuyển luyện và tinh lọc “đất hiếm của công ty lên thêm 50%, giúp họ giảm lệ thuộc vào nguồn đất hiếm từ Trung Quốc.


Công ty Shin-Etsu là công ty lớn thứ nhì trên thế giới, sản xuất các bộ phận từ tính từ “đất hiếm,” cũng sẽ cung cấp cho nhà máy ở Hải Phòng những cái nam châm cũ thu lại từ các xe hơi hybrid, các phần cứng của máy điện toán và những cụng cụ khác và cả những nguyên liệu thừa từ nhà máy chế biến “đất hiếm” của họ.


Không những nhà máy ở Hải Phòng tuyển luyện “đất hiếm” lấy từ mỏ của Việt Nam, nhà máy này còn nhập nguyên liệu từ Úc, Ấn Ðộ để sản xuất.


Hồi cuối tháng 10 năm 2010, thủ tướng Nhật và thủ tướng Việt Nam đã thỏa thuận nguyên tắc để hai nước hợp tác khai thác và sản xuất “đất hiếm” tại Việt Nam sau khi kỹ nghệ Nhật bị cắt bớt nguồn cung cấp từ Trung Quốc.


Thỏa hiệp đầu tiên được hai nước ký năm 2010 giữa Tổng Công Ty Khoáng Sản Việt Nam (Vimico) với các công ty Toyota Tsusho và Sojitz của Nhật. Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu của Vimico đã khảo sát, thu thập tài liệu, lập dự án đầu tư khai thác với vốn 141 tỉ đồng. Sản phẩm chính là tinh quặng đất hiếm có hàm lượng 43% kèm theo các phó sản khác như tinh quặng Calcium Floride và Barium Sulfate hay Barite.


Sau đó, đến tháng 10, 2011, tin tức lại nói công ty phía Việt Nam được đổi là công ty khai thác khoáng sản Lavreco trong khi hai công ty của Nhật vẫn như cũ. (TN)

Bị cấm, dân Việt Nam càng đốt pháo nhiều hơn

 


VIỆT NAM (NV) Từ đêm giao thừa cho đến nay, pháo thi nhau nổ giòn tại tỉnh Nam Ðịnh, bất chấp lệnh cấm mua bán, sử dụng từ hai chục năm nay tại Việt Nam.


Theo báo Tiền Phong, người dân nhiều làng quê ở Nam Ðịnh đi làm ăn xa trở về nhà vui Tết không quên mang theo… pháo lậu. Giá trung bình các loại pháo lậu này khoảng từ 400,000 cho đến 1 triệu đồng, tương đương 20 đến 50 đô la.








Ðốt pháo tại tỉnh Nam Ðịnh. (Hình: Báo Tiền Phong)


Cũng theo báo Tiền Phong, vào đêm giao thừa, pháo nổ giòn tại khắp các vùng quê ở tỉnh Nam Ðịnh mà chính quyền hầu như không ngăn chận được.


Một cư dân Nam Ðịnh cho rằng người dân chỉ sợ lệnh cấm trong những năm đầu và cho đến nay thì… không còn ai sợ.


Cũng có người cho rằng mức phạt tiền cao nhất là 100 đôla là quá nhẹ nên mọi người đua nhau đốt pháo mừng Xuân. Hơn nữa, việc mua pháo lậu cũng quá dễ dàng tại tỉnh Nam Ðịnh cho nên mọi người tha hồ mua đốt.


Có người còn cho rằng tục lệ đốt pháo mừng năm mới thịnh hành trong dân gian lâu nay khiến cứ Tết tới thì mọi người “thèm” nghe tiếng pháo. Người dân còn tin đốt pháo gây tiếng vang vào đêm giao thừa để xua cái xui năm cũ.


Cũng có thể vì thế mà chính quyền địa phương đành làm “lơ” để người dân đốt pháo “xả xui,” dẫn tới việc đốt pháo tràn lan tại tỉnh Nam Ðịnh chăng.


Trong khi đó tại tỉnh Quảng Bình, tai nạn vì pháo xảy ra vào trưa ngày 25 tháng 1, tức mùng 3 Tết làm một thanh niên suýt mạng vong. Nạn nhân là ông Phạm Văn V. 23 tuổi, ngụ tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.


Ông này đã đốt một quả pháo cối của Trung Quốc sản xuất không may bị dập nát hai bàn tay và mang thương tích ở mặt, ngực.


“Người mê đốt pháo” này được đưa vào bệnh viện cứu cấp và may mắn thoát khỏi tay tử thần nhưng bị cắt mất hai ngón tay ở bàn tay trái.


Theo báo Thanh Niên, tại Hà Nội có 160 người bị bắt vì đốt và mua bán pháo. Công an Hà Nội tịch thu được đủ loại pháo gồm pháo tép, pháo dây, pháo diêm, bánh pháo, pháo sáng, pháo bông… hầu hết đều nhập lậu từ Trung Quốc.


Tại Long Biên, Hà Nội, nhiều nhóm thanh niên còn tụ họp “đốt pháo tập thể,” được coi là một hình thức “giải trí” mới trong lớp trẻ Hà Nội trong những ngày đầu năm âm lịch.


Báo Thanh Niên cũng cho hay, người dân tỉnh Bắc Ninh đốt pháo công khai vào đêm lễ hội đón giao thừa của làng.


Tại hầu hết các tỉnh khác ở phía Bắc như Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Phòng trong mấy ngày Tết, pháo nổ râm ran, đều đặn, đồng loạt khiến công an bó tay và không bắt được ai.


Tại thành phố Thanh Hóa, nhiều nhóm thanh niên còn “táo tợn” hơn khi đốt pháo trước nhà của các viên chức chính quyền địa phương rồi bỏ chạy mất.


Nghe tiếng pháo nổ, công an tìm tới nhà của các cán bộ lãnh đạo này để điều tra, sau đó cũng phải xử… huề. (PL)

Ðeo nhiều nữ trang, một cô gái mất tích bí ẩn

 


HÀ TĨNH (NV) Cô gái 20 tuổi xinh đẹp sắp làm lễ hỏi đột ngột mất tích tại huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh tối 24 tháng 1, tức mùng 2 Tết. Gia đình và người thân của cô gái đã tỏa ra khắp nơi tìm kiếm nhưng vô vọng.


Nạn nhân là cô Nguyễn Thị Thùy Dung 20 tuổi vừa từ Ðài Loan trở về chưa đầy hai tháng sau một thời gian làm việc. Cha của cô là ông Nguyễn Văn Chuyên đã làm việc tại Ðài Loan suốt chín năm qua.








Cô gái mất tích đêm mùng 2 Tết tại tỉnh Hà Tĩnh. (Hình: Tài liệu gia đình gửi cho báo mạng Bee.net)


Cô hiện sống với mẹ là bà Trần Thị Linh và hai người anh em ruột.


Gia đình của cô cũng cho biết chỉ còn năm ngày nữa sẽ diễn ra lễ dạm hỏi của cô.


Theo báo mạng Bee.net.vn, vào khoảng 7 giờ rưỡi tối 24 tháng 1, cô Thùy Dung gửi chìa khóa nhà và báo cho mẹ ruột đang ở chơi nhà ông bà ngoại rằng cô đi chơi.


Gần 10 giờ đêm ngày nói trên, mẹ của cô nhận được cú điện thoại của cô gọi chỉ nói được mấy tiếng “mẹ ơi, cứu con” rồi cúp. Bà Linh gọi lại nhưng không nghe tiếng chuông reo.


Cuộc tìm kiếm cô Hương diễn ra ngày hôm sau không đạt kết quả.


Gia đình của cô cho biết trước khi bị mất tích, cô Hương đi bộ rời khỏi nhà mang trên người nhiều món nữ trang trị giá khoảng 40 triệu đồng, tương đương 2,000 đô la.


Cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp tục để tìm kiếm cô gái nạn nhân. (PL)

Xe gắn máy sụp ổ gà cũng cháy

 


VIỆT NAM (NV) Trong những ngày đầu Tháng Giêng âm lịch, liên tiếp nhiều vụ cháy xe xảy ra tại các tỉnh Quảng Ngãi, Nghệ An và Hưng Yên.


Vụ đầu tiên kể từ đầu năm âm lịch cho đến nay xảy ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An khoảng 4 giờ rưỡi chiều ngày 23 tháng 1, tức mùng 1 Tết.








Xe gắn máy phựt cháy tại tỉnh Hà Tĩnh chiều mùng 1 Tết. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)


Theo báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Cao Cường 28 tuổi, cư dân Hà Tĩnh lái chiếc xe gắn máy đang chạy trên đường. Vì tránh một chiếc xe khác, ông Cường bị lạc tay lái trượt nhào trên đường một quãng khoảng 3m và chiếc xe thình lình bốc hỏa cháy dữ dội.


Vài tiếng đồng hồ sau, khoảng 4 giờ sáng ngày 24 tháng 1, tức rạng sáng mùng 2 Tết, hai chiếc xe gắn máy dựng trong nhà của ông Phạm Tự ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cũng đột nhiên phựt cháy dữ dội.


Hai chiếc xe này bị cháy rụi hoàn toàn, suýt nữa thiêu đốt luôn căn nhà của ông Tự nếu người hàng xóm không kịp thời chạy đến dập lửa cứu nguy.


Riêng trong vụ này, các nhân chứng nghi nguyên nhân gây ra vụ cháy xe là vì xăng rỉ từ trong bình, bắt lửa cháy.


Vụ thứ ba trong mùa Tết âm lịch năm nay xảy ra chiều 25 tháng 1, tức mùng 3 Tết tại thị trấn Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Chiếc xe hơi 4 chỗ ngồi đang chạy trên đường bỗng nhiên phựt cháy ra tro.


Chủ xe kiêm tài xế là ông Nguyễn Văn Hùng 18 tuổi, cư dân tỉnh Bắc Ninh cho biết đang chở 4 người khác cùng ngồi trên xe lưu thông trên đường liên tỉnh lộ. Xe ông thình lình sụp ổ gà một cái rầm rồi bốc khói mù mịt.


Ông Hùng cùng bốn người kia vừa kịp mở cửa tông ra ngoài thì ngọn lửa đã bùng cháy dữ dội.


Theo báo Tuổi Trẻ, chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn, chỉ còn lại cái sườn sắt trong vài mươi phút sau.


Theo dư luận, mặc dù nhiều công ty và tổ chức nghiên cứu khoa học thi nhau mở các cuộc nghiên cứu, điều tra từ mấy tháng nay nhưng vẫn không xác định được nguyên nhân gây ra hàng trăm vụ cháy nổ xe từ đầu năm rồi cho đến nay.


Mặt khác, đại diện Bộ Công Thương và Giao Thông-Vận Tải Việt Nam cũng đã nhận trách nhiệm về các vụ cháy nổ xe nhưng hầu như nguy cơ này vẫn chưa dừng. (PL)


 

Việt Nam mất cơ hội xuất cảng gạo cả 200 năm

 


VIỆT NAM (NV)Cuối thập niên 1980, Việt Nam bắt đầu xuất cảng gạo sau 25 năm đình trệ và nhiều năm phải nhập cảng để giải quyết nạn đói kém kéo dài.


Lịch sử xuất cảng hạt gạo Việt Nam trong ngần ấy thời gian cũng đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm, từ 1.37 triệu tấn vào cuối thập niên 1980 cho đến năm rồi cũng chỉ mới đạt đến mức tối đa là 7.2 tấn.








Hạt gạo Việt Nam đã được Hoa Kỳ chú ý từ hơn 220 năm trước. (Hình: Báo Dân Việt)


Theo báo Dân Việt, hạt gạo Việt Nam vươn ra thế giới như một điều kỳ diệu vì phải khó nhọc lắm mới chen chân cùng các nước xuất cảng gạo hàng đầu thế giới trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.


Tuy nhiên, giở lại lịch sử 200 năm trước, nhiều người dân Việt bùi ngùi tiếc rẻ cơ hội xuất cảng “ngàn năm có một” của hạt gạo Việt Nam.


Theo một tài liệu được báo Dân Việt trích dẫn, cách nay hơn 224 năm, đại diện thương mại Hoa Kỳ tại Pháp lúc đó là ông Thomas Jefferson lần đầu tiên xác định vai trò quan trọng của hạt gạo Việt Nam đối với người Hoa Kỳ.


Cũng theo tài liệu này thì Hoa Kỳ đã chú ý đến hạt gạo Việt Nam hơn 200 năm trước. Ông Thomas Jefferson còn tìm cách liên lạc với Hoàng Tử Cảnh – con trai của vua Gia Long đang ở Pháp lúc đó để xin một số hạt lúa giống Việt Nam.








Gạo Việt Nam tìm thị trường xuất cảng hiện nay không hề dễ dàng. (Hình: Báo Dân Việt)


Ðầu thế kỷ thứ XIX, dưới thời tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ – Thomas Jefferson, một thương thuyền được phái tới để thu thập tin tức về hạt gạo Việt Nam và thảo luận về việc Việt Nam xuất cảng đường và cà phê sang thị trường Hoa Kỳ.


Ðó là chiếc thương thuyền Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam nhưng không gặt hái được thành công vì người đại diện của họ không gặp được vua Gia Long. Thương thuyền sau đó quay sang Philippines.


Cũng theo tài liệu này, chiếc tàu buôn thứ hai của Hoa Kỳ cập cảng Việt Nam khoảng 16 năm sau để tìm mua nông sản, nhưng lại thất bại lần nữa.


Tài liệu nói rằng thuyền trưởng John White của con tàu Franklin chờ mãi không được sự phúc đáp đơn xin ghé bến thương cảng Sài Gòn. Cuối cùng thì ông John White cũng lại quày quả ra đi.


Chi tiết các sự kiện nói trên được Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton công bố trong chuyến thăm đầu tiên nước Việt Nam cộng sản của vị nguyên thủ Hoa Kỳ vào năm 2000. Trong bài nói chuyện với các sinh viên Việt Nam tại trường đại học quốc gia Hà Nội, Tổng Thống Bill Clinton còn tiết lộ rằng hạt giống gạo Việt Nam được ông Thomas Jefferson mang về Hoa Kỳ từ hơn 200 năm trước đã được gieo trồng tại một trang trại ở tiểu bang Virginia.


Bài viết đăng trên báo Dân Việt bày tỏ nỗi ngậm ngùi tiếc rẻ vì Việt Nam đã đánh mất những cơ hội giao thương ngàn năm một thuở với Hoa Kỳ và cho rằng “đến nay thì hạt gạo Việt Nam vẫn chưa lọt nổi vào danh sách những hàng hóa được nhập cảng và được ưa chuộng tại Hoa Kỳ.” (PL)


 

Cụ bà Vũ Văn Đạm-Ngũ Đại Đồng Đường.

 



Cụ là vợ của nhiếp ảnh gia Vũ Văn Đạm và là em dâu của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Võ An Ninh. Suốt một đời cụ chỉ đứng đằng sau người chồng tài hoa, ông từng làm cố vấn trong văn phòng Quốc Trưởng Bảo Đại. Dù phụ nữ nhưng bản tính mạnh mẽ, cứng cõi, cụ bà có cái oai phong của một nội tướng, khiến cho con cháu cũng như gia nhân trong nhà kính trọng, nể vì.


Chị Vũ Ngọc Diệp kể về Mẹ bằng giọng kính phục: Cụ bà không những vững chãi mặc tinh thần mà thể chất bà cụ cũng là người khoẻ mạnh. Cụ bước qua tuổi 94, nhưng chưa từng bị nhổ hay đau một cái răng nào. Trời mưa gió, khí trời thay đổi, con cháu đứa ho hen, đứa sụt sùi, riêng cụ lúc nào cũng mạnh mẽ, vững vàng.



Tuy là phụ nữ nhưng cụ như cây tùng, cây bách. Chỉ có một lần trong đời cụ gục xuống là lúc cụ ông qua đời. Đó là ngày 10 tháng 4 năm 1984, khi nhận giấy bảo lãnh của các con gửi về báo cho biết hai ngày nữa cụ được xuất cảnh. Có lẽ do quá xúc động trước tin vui bất ngờ, cụ ông đã đột ngột từ trần. Bao nhiêu năm sống bên nhau, dù cụ ông có nghiêm khắc, khó tính, nhưng đó là phần đời không dứt ra được. Cụ bà đau đớn thắt ruột gan khi phải cân phân giữa người chồng vừa quá cố và 8 người con ở ngoại quốc đang cần Mẹ. Tình mẫu tử đã thắng, các con đã thuyết phục được cụ lên đường. Cụ đã đến Mỹ sau hai ngày chịu tang chồng.


Sinh trưởng trong một gia đình Nho Giáo, cụ được thấm nhuần bởi tứ đức tam tòng. Năm 1950, vì cụ ông là nhân viên trong văn phòng Quốc Trưởng, nên gia đình cụ được đức Quốc Trưởng đưa vào Đà Lạt sớm. Như bao phụ nữ khác trong giai đoạn của những năm 50. Họ ít tham gia công việc của chồng mà chỉ chuyên vào việc bếp núc, chăm sóc con cái. Cụ bà có chín người con, một tay lo liệu, từ miếng ăn đến dạy dỗ, uốn nắn những mầm non để trở thành cây quý. Và gia đình họ Vũ đã có những cây quý và với thời gian, những cây cũng nảy sinh ra những cành, nhánh tốt lành.


Thật hiếm có một gia đình Ngũ Đại Đồng Đường. Cái gốc có vững mới nuôi được cây, cành mạnh mẽ. Gia đình họ Vũ đã có một cây cổ thụ mà tàng che là những cành lá xanh tươi, những hoa, nụ tươi sắc.




Những ngày cuối đời, cụ bà sống bình an hạnh phúc bên con cháu. Tám người con thành danh. Những đứa cháu, chắt, chút, chít, thế hệ tiếp theo là những mầm non xanh tươi tốt, là đặc ân ơn trên trao cho cụ bà.


Ngày lìa đời, con cháu đông đủ bên cụ, đó là niềm an ủi, hạnh phúc mà cuối đời ai cũng mơ ước hưởng được. Cụ đã hưởng được và còn có thêm sự ra đi bình an, êm ái.


Cầu xin Phật Tổ cùng Chư Tăng gia hộ cho phật tử Quảng Diệu Đặng sớm vào cõi Niết Bàn.


tp

Một năm sau nổi dậy, dân Ai Cập vẫn phản kháng

 


CAIRO (Reuters)Hàng ngàn người dân Ai Cập tụ tập ở Quảng Trường Tahrir hôm Thứ Tư để đánh dấu một năm ngày xảy ra cuộc nổi dậy lật đổ chế độ độc tài Hosni Mubarak nhưng cùng lúc cũng có những kêu gọi tiếp tục cuộc tranh đấu chống lại chế độ quân sự hiện nay.









Dân Ai Cập tập trung tại Quảng Trường Tahrir hôm 25 Tháng Giêng để kỷ niệm một năm cuộc nổi dậy lật đổ chế độ Mubarak. (Hình: AP Photo/Amr Nabil)


Một năm trôi qua kể từ khi người dân Ai Cập được cuộc nổi dậy ở Tunisia khuyến khích đã xuống đường phản kháng và đưa đến sự sụp đổ của chế độ độc tài lâu năm, tuy nhiên, ngày kỷ niệm 25 Tháng Giêng cũng cho thấy các chia rẽ trong quốc gia đông dân nhất thế giới Ả Rập trong tiến trình chuyển đổi dân chủ.


Lo ngại rằng thành phần tướng lãnh trong chính quyền lâm thời đang tìm cách ngăn chặn cải cách để bảo vệ quyền lợi của họ, giới tranh đấu từng lãnh đạo cuộc “Cách Mạng 25 Tháng Giêng” kêu gọi dân chúng kéo về Quảng Trường Tahrir để đòi hỏi Hội Ðồng Quân Nhân lãnh đạo đất nước phải ngay lập tức trao quyền lại cho một chính phủ dân sự.


Tuy nhiên, các đảng phái Hồi Giáo, với sự tổ chức chặt chẽ, đã tạo chiến thắng trong các cuộc bầu cử vừa qua, không muốn có thêm tình trạng bất ổn.


Dân chúng ở thủ đô Cairo vội đi mua nhu yếu phẩm để phòng hờ có biến loạn trong thời gian kỷ niệm cuộc cách mạng với các cuộc biểu tình kéo dài suốt 18 ngày hồi năm ngoái trước khi ông Mubarak bị buộc phải từ chức ngày 11 Tháng Hai.


Washington, đồng minh thân cận của Ai Cập dưới thời Mubarak, cũng bày tỏ sự hoan nghênh các thành quả chuyển đổi dân chủ xảy ra tuần này, kể cả việc nhóm họp của tân Quốc Hội Ai Cập. (V.Giang)

Dân Tây Tạng tiếp tục biểu tình, thêm 2 người bị bắn chết

 


BẮC KINH (AFP)Hôm Thứ Tư có tin công an Trung Quốc bắn chết thêm người biểu tình ở khu vực sinh sống của người thiểu số Tây Tạng trong khi tình trạng bất ổn tiếp tục lan rộng, theo nguồn tin từ giới truyền thông nhà nước cũng như một tổ chức tranh đấu.








Một nhà sư Tây Tạng la lớn trong khi những người khác mang hình dân Tây Tạng
mà theo họ là bị lính Trung Quốc bắn chết. (Hình: AP Photo/Angus McDonald)


Tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc, nơi có đông đảo người Tây Tạng sinh sống, đang có nhiều bất ổn tuần này, phần lớn do sự phản đối chính sách đàn áp khắc nghiệt của chính quyền cộng sản Bắc Kinh. Nhà nước phải ứng bằng cách hoàn toàn cô lập cả vùng này.


Chính phủ Mỹ hôm Thứ Ba cho hay rất quan tâm về tình hình hiện nay, kêu gọi lực lượng an ninh Trung Quốc hãy có sự tự chế và yêu cầu giới hữu trách để cho các nhà báo và giới chức ngoại giao đến khu vực này.


Hôm Thứ Tư có các chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc đang có biện pháp ngăn cấm việc di chuyển cũng như thông tin liên lạc trong vùng, giữa khi có các báo cáo nói rằng tình trạng bất ổn nay đang lan rộng.


Các số điện thoại trước đó vẫn hoạt động nay bỗng không còn sử dụng được nữa và một cư dân địa phương cho báo chí hay thành phố nơi ông ở đã bị cô lập.


Tình trạng này đã khiến ông Lobsang Sangay, người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng, phải lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế “đừng tiếp tục có thái độ thụ động” mà hãy can thiệp để “chấm dứt tình trạng đổ máu.”


Nguồn tin mới nhất cho hay công an đã nổ súng vào một cuộc biểu tình ở quận Seda hôm Thứ Ba, làm thiệt mạng hai người và làm bị thương hàng chục người khác, theo chính phủ lưu vong Tây Tạng và tổ chức Free Tibet.


Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, cho hay công an chỉ bắn chết một người khi bị tấn công bằng dao, bom xăng và súng.


Tổ chức Free Tibet, qua lời giám đốc Stephanie Brigden, bác bỏ tường thuật của phía chính quyền Trung Quốc, nói rằng người biểu tình không có hành vi bạo động hay dùng võ khí. (V.Giang)

WESTVIEW SERVICES/MPO

 

ŨCV Phạm Kim Long tự tài trợ $100,000 vào quỹ tranh cử

 


NEWPORT BEACH (NV)Ứng cử viên Phạm Kim Long tự cho quỹ tranh cử của ông vay $100,000 để tranh chức dân biểu tiểu bang California đại diện Ðịa Hạt 72, thông cáo báo chí do ông đưa ra cho biết.








Tiến Sĩ Phạm Kim Long, ứng cử viên Ðịa Hạt 72. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)


Tiến Sĩ Phạm Kim Long (Cộng Hòa) hiện là ủy viên Hội Ðồng Giáo Dục Orange County, tuyên bố ứng cử hồi cuối Tháng Mười Hai năm ngoái, và số tiền này được công bố trong bản báo cáo hôm 31 Tháng Mười Hai, 2011.


Ông Long từng ra ứng cử nhiều chức vụ địa phương, tiểu bang và liên bang trước đây. Năm 2008, ông đắc cử chức vụ hiện thời với nhiệm kỳ bốn năm.


Ông hiện là kỹ sư nguyên tử của công ty điện lực Southern California Edison. Trước đó, ông Long làm việc cho Bechtel và Rockwell International.


Ngoài Tiến Sĩ Long, còn có hai người gốc Việt khác tuyên bố ứng cử đại diện địa hạt này. Ðó là Nghị Viên Westminster Tyler Diệp (Cộng Hòa) và ông Joe Ðỗ Vinh (Dân Chủ).


Ðịa Hạt 72 là địa hạt mới, do một ủy ban độc lập tiểu bang California vẽ lại ranh giới các địa hạt bầu cử, bao gồm một phần hoặc toàn bộ các thành phố Seal Beach, Huntington Beach, Westminster và Garden Grove. (Ð.D.)

TT Obama kêu gọi ‘cứu lấy Giấc Mơ Mỹ’ trong bài diễn văn liên bang

 


WASHINGTON (McClatchy)Tổng Thống Barack Obama trong bài diễn văn thường niên về hiện tình liên bang Mỹ tối ngày Thứ Ba đã tìm cách đưa cuộc tranh luận hiện nay về khả năng lãnh đạo quốc gia của ông thành đề tài làm thế nào để cứu “Giấc Mơ Mỹ.”









Tổng Thống Barack Obama đọc diễn văn liên bang trước lưỡng viện Quốc Hội.
(Hình: Mark Wilson/Getty Images)


Tổng Thống Obama nói về thành tích cải thiện được tình hình kinh tế, tuy vẫn còn chậm chạp, để ra khỏi cuộc suy thoái. “Tình hình của liên bang chúng ta hiện đang khá hơn,” ông nói.


Tuy nhiên, ông cảnh cáo rằng giới trung lưu đã bị tụt dốc từ mấy thập niên qua, và kêu gọi phải có một chương trình cải tổ thuế khóa cũng như chi tiêu của chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho họ cũng như giảm bớt những đặc lợi dành cho thành phần giàu có nhất để chia sẻ bớt cho đa số dân chúng.


Ông nói rằng đã có lúc người dân Mỹ tin rằng “hứa hẹn của nước Mỹ là nếu làm việc chăm chỉ, quý vị có thể đủ khả năng tài chánh để gây dựng gia đình, làm chủ căn nhà, cho con vào đại học, và dành chút tiền để nghỉ hưu. Vấn đề chính của chúng ta hiện nay là làm thế nào để giữ được lời hứa đó.”


“Không thử thách nào gấp rút hơn. Không cuộc tranh luận nào quan trọng hơn,” ông nói. “Chúng ta hoặc sẽ trở thành một quốc gia có một nhóm nhỏ người rất giàu sang, trong khi ngày càng có nhiều người khác chật vật để có thể sống còn. Hoặc chúng ta có thể có được một nền kinh tế để mọi người đều có cơ hội bình đẳng và theo cùng một luật chơi.”


Trong số những điều ông Obama đề nghị có việc đưa ra mức thuế tối thiểu là 30% cho những người có lợi tức hơn $1 triệu mỗi năm; thuế đánh vào các công ty đưa công việc ra ngoại quốc và giảm thuế cho những công ty giữ việc làm trong nước.


“Chúng ta tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp Mỹ bán sản phẩm khắp thế giới. Cách đây hai năm, tôi đưa ra mục tiêu gia tăng gấp đôi xuất cảng trong vòng năm năm. Khi tôi ký hiệp ước thương mại được lưỡng đảng chấp thuận, chúng ta đã đi đúng đường, và chúng ta đang tiếp tục đi,” ông Obama nói.


Ông cho rằng sẽ có hàng triệu khách hàng ở Panama, Colombia, và Nam Hàn mua sản phẩm của Mỹ, và sẽ có những chiếc xe hơi do Mỹ chế tạo tại Detroit, Toledo và Chicago chạy trên đường phố Seoul.


“Tôi sẽ đi mọi nơi trên thế giới để mở ra những thị trường mới cho sản phẩm của Mỹ. Tôi sẽ không chấp nhận những quốc gia làm ăn với Mỹ một cách không công bằng,” ông Obama nói.


Tổng Thống Obama cũng cho rằng Trung Quốc không công bằng trong khi làm ăn với Mỹ và “nước Mỹ sẽ không ngồi yên nhìn sự việc xảy ra” và ông sẽ có hành động.


Ông nhắc tới Trung Quốc tổng cộng năm lần trong bài diễn văn.


Về giáo dục, Tổng Thống Obama nhắc đến những ví dụ hợp tác giữa các công ty, ví dụ như Siemens, với các đại học cộng đồng ở Charlotte, Orlando, và Louisville.


“Chúng ta cần giúp các đại học cộng đồng nhiều hơn nữa để những nơi này trở thành trung tâm dạy nghề, nơi dạy những kỹ năng mà doanh nghiệp địa phương đang rất cần,” ông Obama nói. “Những cải tổ này sẽ giúp người dân có việc làm trong thị trường. Ðồng thời, nó cũng giúp cho những việc làm tương lai, và chúng ta phải bắt đầu việc này sớm hơn.”


Về di dân bất hợp pháp, ông Obama cho rằng Hoa Kỳ phải giải quyết vấn đề này.


“Ðó là lý do tại sao chúng ta phải điều thêm nhân viên công lực ra biên giới nhiều hơn bao giờ hết. Ðó là lý do tại sao có ít người vượt biên vào Mỹ hơn từ khi tôi đắc cử,” ông Obama nói thêm.


Tổng Thống Obama cũng nhắc đến vụ hạ sát Osama bin Laden và Moamer Kadhafi như là thành tích về bang giao quốc tế trong năm bầu cử, nhằm nhắc nhở các đối thủ Cộng Hòa rằng ông là một nhà lãnh đạo “cứng rắn.”


“Lần đầu tiên, không còn người Mỹ nào chiến đấu tại Iraq. Lần đầu tiên trong hai thập niên, Osama bin Laden không còn là đe dọa đối với quốc gia này,” tổng thống nói. “Hầu hết lãnh đạo cao cấp của al-Qaida bị hạ sát. Sức mạnh của Taliban yếu đi nhiều, một số lính Mỹ tại Afghanistan bắt đầu trở về.”


Ông Obama cũng nói một giải pháp êm thấm và hòa bình vẫn có thể đạt được với Iran liên quan đến vấn đề vũ khí nguyên tử.


“Chế độ này bị cô lập hơn bao giờ hết. Lãnh đạo của họ đang bị bao vây và trừng phạt, chừng nào mà họ không chịu từ bỏ chương trình nguyên tử. Sức ép vẫn đang tiếp tục,” ông Obama nói. “Chắc chắn, nước Mỹ sẽ không chùn bước trong việc ngăn chặn Iran làm vũ khí nguyên tử, và tôi sẽ không loại trừ bất kỳ khả năng nào.”


“Nhưng một giải pháp ôn hòa là có thể được, rất có thể,” vị tổng thống nói. “Và nếu Iran thay đổi, họ có thể tham gia cộng đồng quốc tế trở lại.”


Ông Obama cũng cho biết ông dứt khoát không tương nhượng trong việc bảo vệ môi trường,và cảnh báo rằng Hoa Kỳ đang tụt hậu so với Trung Quốc và Ðức.


“Quốc gia này cần một chiến lược toàn diện để phát triển năng lượng, một chiến lược rẻ hơn, sạch hơn và tạo ra nhiều việc làm,” ông Obama nói. (V.Giang, Ð.D.)

Dân chủ Ðài Loan’ là quà quý nhất cho Trung Quốc


ÐÀI BẮC (AFP)
Tổng thống Ðài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou), cho hay cuộc bầu cử tổng thống ở quốc gia này mới đây là “quà tặng quý nhất” cho Trung Quốc, nói rằng điều này có thể giúp con đường đưa đến dân chủ ở lục địa.







Tổng Thống Mã Anh Cửu bày tỏ sự chiến thắng sau cuộc bầu cử. (Hình: Patrick Lin/AFP/Getty Images)


Ông Mã Anh Cửu nói rằng hàng trăm triệu người ở lục địa Trung Quốc hồi tháng qua đã lần đầu tiên được xem cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống Ðài Loan truyền hình trực tiếp và loan tải qua Internet.


Cuộc bầu cử này có thể góp phần hỗ trợ cho những người tranh đấu cho dân chủ ở Trung Quốc, theo một bản thông cáo do Văn Phòng Tổng Thống Ðài Loan đưa ra.


“Cuộc bầu cử ôn hòa, chỉ dấu nền dân chủ đang bắt rễ và kết trái trên lãnh thổ của một cộng đồng Trung Hoa, sẽ khiến họ thấy rằng điều này cũng có thể xảy ra ở lục địa,” theo bản thông cáo.


“Tôi nghĩ rằng đây là món quà tặng lớn nhất của chúng ta cho lục địa.”


Ông nói thêm rằng cuộc bầu cử hôm 14 Tháng Giêng sẽ cho lục địa thấy rằng việc “đếm đầu người (phiếu) là cách tốt nhất để giải quyết các khác biệt giữa hai bên.”


Ông Mã Anh Cửu, thuộc Quốc Dân Ðảng với lập trường thân Trung Quốc, tái đắc cử sau bốn năm theo đuổi chính sách tạo mối liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. (V.Giang)


 

Biệt kích Mỹ giải cứu hai con tin tại Somalia

 


MOGADISHU, Somalia (NV)Một toán biệt kích Mỹ đột kích vào Somalia lúc rạng sáng ngày Thứ Tư, hạ sát chín tay súng thuộc nhóm bắt cóc và cứu hai con tin gồm một người Mỹ và một người Ðan Mạch trong cuộc hành quân mà Tổng Thống Barack Obama nói rằng được chính ông chấp thuận.









Ông Poul Hagen Thisted (trái) và bà Jessica Buchanan vừa được biệt kích Mỹ
cứu khỏi Somalia. (Hình: AP Photo/Danish Refugee Council)


Tổ chức Ðan Mạch trợ giúp dân tị nạn, có tên Danish Refugee Council, xác nhận hai nhân viên thiện nguyện, một công dân Mỹ tên Jessica Buchanan và một công dân Ðan Mạch tên Poul Hagen Thisted, đã được giải cứu và “đang trên đường về nhà để đoàn tụ với gia đình.”


Hiện chưa có các chi tiết rõ ràng về cuộc giải cứu này. Tuy nhiên, một số giới chức chính phủ Mỹ cho hay đơn vị thực hiện cuộc tấn công cũng là đơn vị hải kích từng hạ sát Osama bin Laden trước đây và họ đã nhảy dù xuống biển rồi tiến lên hòn đảo nơi hai con tin bị giam giữ.


Cuộc tấn công diễn ra rất nhanh chóng, vào lúc khoảng 2 giờ sáng, tại địa điểm cách thị trấn Adado ở Somalia chừng 20 km về phía Bắc.


Hai con tin Buchanan, 32 tuổi, và Thisted, 60 tuổi, bị bắt cóc hồi Tháng Mười năm ngoái khi đang làm việc với một toán tháo gỡ bom mìn của tổ chức Danish Refugee Council.


Bộ Chỉ Huy Phi Châu của quân đội Mỹ, đặt căn cứ ở Stuttgard, Ðức, xác nhận có chín người trong số thành phần bắt cóc bị hạ sát.


Tổng Thống Obama có vẻ như nói đến kết quả cuộc hành quân trước khi đọc bài diễn văn về hiện tình đất nước vào tối Thứ Ba ở Washington, khi đó đã là sáng ngày Thứ Tư ở Somalia. Lúc bước vào phòng họp khoáng đại Hạ Viện Mỹ, ông Obama chỉ tay về phía Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta để bày tỏ sự khen ngợi về “công việc tốt đẹp tối nay.”


Trong bản thông cáo do Tòa Bạch Ốc phổ biến tới báo chí hôm Thứ Tư, ông Obama cho hay “là tổng tư lệnh quân đội, tôi vô cùng hãnh diện về các quân nhân thi hành nhiệm vụ này, cũng như đối với những người khác làm công tác hỗ trợ họ.” Ông cho hay đã có quyết định chấp thuận cuộc hành quân giải cứu hôm Thứ Hai.


Một giới chức quân sự cho biết hai trực thăng chở con tin được giải cứu và toán biệt kích đã bay về lại căn cứ Camp Lemonnier của Mỹ ở Djibouti trong khu vực Sừng Phi Châu. (V.Giang)


 

Trung học Pacifica mở hội thảo giúp phụ huynh hướng dẫn con em

 


GARDEN GROVE (NV)Trường Trung Học Pacifica sẽ tổ chức buổi hội thảo miễn phí dành cho phụ huynh với đề tài “Hướng Dẫn Con Em Thanh Thiếu Niên Biết Lựa Chọn Những Ðiều Ðúng Ðắn Cho Cuộc Sống Của Mình” từ 6 giờ 30 chiều đến 8 giờ tối Thứ Ba, 31 Tháng Giêng, tại cafeteria của trường, 6851 Lampson Ave., Garden Grove, CA 92845, điện thoại 714-663-6515, thông cáo của Học Khu Garden Grove cho biết.









Phụ huynh gốc Việt tham dự một buổi hội thảo do Học Khu Garden Grove tổ chức. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)


Với những khó khăn nuôi dạy trẻ thanh thiếu niên ngày nay, phụ huynh cần biết những phương cách thực tiễn để giúp con em biết lựa chọn một cách khôn ngoan, lành mạnh và đúng đắn để có được một tương lai thành công, đó là chủ đề của buổi hướng dẫn.


Nhằm hỗ trợ quý phụ huynh với những nỗ lực này, trường trung học Pacifica thuộc Học Khu Garden Grove muốn mời quý phụ huynh có con em theo học tại các trường công trong học khu (kể cả trường Barker, Enders, Garden Park và trường tiểu học Patton, trường trung học Bell) đến tham dự buổi hội thảo do Nhóm Cộng Sự Viên Giáo Dục West Garden Grove thuyết trình với chủ đề “Hướng Dẫn Con Em Lựa Chọn Những Ðiều Ðúng Ðắn: Phương Pháp Giúp Con Em Thành Công.”


Buổi hội thảo này hoàn toàn miễn phí.


Phụ huynh sẽ tìm hiểu về khuynh hướng sử dụng các chất gây nghiện của giới trẻ hiện nay, nơi mua, và phương cách giúp con em mình tránh xa ma túy. Buổi hội thảo cũng sẽ trình bày về các phương cách ngăn chặn con em vào con đường ma túy.


Trưởng nhóm thuyết trình gồm có chuyên viên giáo dục sức khỏe, cô Stephan Lambert và Trung Sĩ Ed Leiva của Sở Cảnh Sát Garden Grove. Các cơ quan phòng ngừa và chữa trị của quận hạt, các đoàn thể trong cộng đồng cũng sẽ đến tham dự, cung cấp tài liệu hướng dẫn và trả lời các thắc mắc của quý vị.


Buổi hội thảo sẽ được thuyết trình bằng tiếng Anh với phần thông dịch qua tiếng Việt, Tây Ban Nha và Triều Tiên.


Trường học sẽ giữ trẻ em từ 2-12 tuổi miễn phí cho quý vị phụ huynh tham dự.


Ðể biết thêm chi tiết, vui lòng gọi trường trung học Pacifica tại số (714) 663-6515. (Ð.D.)

JP BAKERY

 


Bánh mới mỗi ngày – Ngon – Tốt cho sức khỏe – Phục vụ khách hết lòng
Ðặc biệt: Bớt 15% OFF từ nay đến 29 Tháng Hai, 2012


 


Bài và Hình: Việt Linh


Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe nói “ăn chơi ngon hơn ăn thiệt,” hay có chút “bánh trái” xin mời bạn hữu. Thật vậy, bánh đóng vai trò quan trọng bất cứ ở không gian nào, nhưng bánh ngon và hợp khẩu vị người Việt mới là khó kiếm. JP Bakery là câu trả lời cho khách hàng muốn tìm một tiệm bánh đặc biệt hợp với “gu” của người Việt.









Mặt tiền của JP Bakery trong chợ Thuận Phát Garden Grove.


Chủ nhân, ông Charles Weng, tâm sự: “Ðây là một family business, cơ sở của gia đình. Chúng tôi có hai địa điểm. JP là tên tắt của Jennifer, tên cô con gái và Pan, tên vợ của ông. JP Bakery tọa lạc tại 13861 Brookhurst, #9 tại trung tâm Little Saigon, trong chợ Thuận Phát, bên hông của chợ Target, góc đường Westminster và Brookhurst, thuộc thành phố Garden Grove. Bãi đậu xe rộng rãi. Nhân viên nói tiếng Việt.”









Ðủ loại bánh sinh nhật, bánh cưới,… cà phê nóng.


Ông Charles nói: “Châm ngôn của chúng tôi là ‘bánh mới’, ‘ngon’, ‘tốt cho sức khỏe’ và ‘Phục vụ khách hết lòng.’” 


Bánh mới mỗi ngày 


Tại JP Bakery, ông Charles nói, “Các loại bánh tại đây luôn luôn mới ra lò. Làm ngày nào, bán trong ngày nấy. Không bán lại bánh cũ.” Vì thế, bánh các loại luôn giữ được phẩm chất mà chủ nhân muốn.









Các loại bánh ngon, bổ và giá phải chăng.


Do kinh nghiệm trong nghề nhiều năm tại Ðài Loan. Ông khuyên khách hàng không nên mua quá nhiều để trữ vì tiệm luôn có bánh mới. Nếu giữ quá 48 tiếng, nên bỏ vào tủ lạnh.









Các em bé rất thích.


Ngon – Tốt cho sức khỏe


Bánh tại JP Bakery đặc biệt có hương vị ngon vì dùng ít đường, không thêm chất phụ liệu (additives hay preservative). Vì sức khỏe của khách hàng, theo ông Charles Weng, bánh các loại được sản xuất với tiêu chuẩn cao. Không hề bỏ mối bán lẻ cho các chợ vì muốn bánh luôn mới để bảo vệ sự uy tín.








Các loại bánh khi uống trà như bánh dứa, bánh lòng trứng, bánh trà xanh, khoai môn,…


Tiệm chỉ dùng trái cây thật và mua từ các nhà cung cấp địa phương để giữ “fresh” vì không phải đợi hàng chuyên chở đến từ xa. Chất tươi bảo đảm dinh dưỡng cho sức khỏe của khách hàng.


Khách thích bánh mì hành chà bông, hay bánh Ðan Mạch nho khô, chỉ có $1.35. Bánh mì dứa kiểu Pháp $1.45, bánh mì tỏi thanh dài $1.50. Bánh trà xanh hạnh nhân, bánh hạnh nhân miếng chỉ có $4.25, ngon tuyệt.









Ðặc sản Ðài Loan: Bánh dứa sang trọng.


Khách thích trứng không thể không thử bánh lòng trứng táo đỏ, bánh lòng trứng hạt sen, chỉ có $2.25. Bánh khoai môn của JP Bakery cũng được khách hàng ưa thích chiếu cố, chỉ có $1.65. Vị khoai môn và bánh dừa đặc biệt vô cùng. Bánh ngọt Chocolate Sweetheart dành cho những ai mê vị sô cô la, chỉ có $1.20… 


Phục vụ hết lòng









Ðông khách ưa chuộng ghé mua.


JP Bakery cũng có quầy phục vụ bánh nóng và cà phê nóng. Thử tưởng tượng khách bắt đầu một ngày bằng một ly cà phê nóng và bánh dứa đặc biệt của JP Bakery gói bằng lớp giấy màu vàng sang trọng. Ôi tuyệt vời!









Các loại bánh sinh nhật, đám cưới,…


JP Bakery còn chuyên làm bánh cho các dịp đặc biệt như sinh nhật, đám cưới, anniversary. Giá cả phải chăng và phẩm chất thì bảo đảm là ngon.


JP Bakery mong mỏi quý khách Việt Nam chiếu cố và ước mong được phục vụ quý vị mỗi ngày, Thứ Hai-Thứ Bảy, mở cửa từ 8:30AM-8PM. Chủ Nhật từ 8:30AM-7:30PM. Ðiện thoại: (714) 530-2288.









Nhân viên phục vụ hết lòng.


 





JP BAKERY
JP Sweet Temptation, Inc 


Ðịa điểm #1:
13861 Brookhurst Street, #9
Garden Grove, CA 92843
ÐT: (714) 530-2288
 


Ðịa điểm #2:
11446 South Street
Cerritos, CA 90703
ÐT: (562) 865-8383




Một giờ nói chuyện với dịch giả Liêu Quốc Nhĩ (Kỳ 2)

Tiếp theo kỳ trước


LNÐ: Trong khoảng thời gian 5 năm cuối cùng của 20 năm sinh hoạt văn học miền Nam, sách dịch các loại là hiện tượng nổi bật, mạnh mẽ nhất. Nó lấn lướt tất cả mọi loại sáng tác ở miền Nam. Tới mức độ, nhiều nhà xuất bản danh tiếng, vốn chỉ chú trọng tới những sáng tác mang tính văn học, nghệ thuật cao, cũng quay sang khai thác thị trường sách dịch.









Nhà văn Quỳnh Dao.
(Hình tác giả cung cấp)


Một bất ngờ, nằm ngoài mọi dự tính, tiên liệu của các nhà xuất bản là sự nổi lên cuồn cuộn như sóng trào của cái gọi là “Hiện tượng truyện Quỳnh Dao.” Vì thế, tạp chí Văn ở Saigon thời đó, đã có một bài phỏng vấn người vô tình tạo nên “cơn bão” truyện Quỳnh Dao, dịch giả Liêu Quốc Nhĩ.


Nhờ công sưu tầm của nhà thơ Thành Tôn, hiện cư ngụ tại miền Nam California, chúng tôi trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi cuộc phỏng vấn kể trên, thực hiện bởi nhà thơ Du Tử Lê, theo yêu cầu của tạp chí Văn, cách đây cũng đã trên, dưới bốn mươi năm. 


DTL: Xin ông kể cuốn truyện dịch đầu tiên mà ông tự xuất bản?


LQN: Ðó là cuốn “Hải Âu Phi Xứ.”


DTL: Muốn hay không thì việc đọc Quỳnh Dao cũng đã từng thành hiện tượng ở đây. Với tổng số sách in ra không dưới con số mấy trăm ngàn bản, và như ông đã nhận định truyện của Quỳnh Dao không có giá trị văn chương… Nên câu hỏi của tôi là, có bao giờ ông nghĩ, ông có trách nhiệm tinh thần ít hay nhiều, trong việc tạo thành hiện tượng đó? Tôi muốn nói rõ hơn, ông có thể hiểu chữ “trách nhiệm” theo nghĩa nào cũng được?


LQN: Thưa ông, thiệt tình tôi chưa hề đặt thành vấn đề “trách nhiệm” trước hiện tượng sách Quỳnh Dao… Tôi chỉ biết dịch. Và sau này tôi bị quay chạy theo món hàng mà người ta muốn. Tuy nhiên, tôi có cảm thấy thích thú trong công việc đó. Câu hỏi của ông bất ngờ quá với tôi…


DTL: Vâng, hiện ông có đang dịch dở một cuốn nào khác?


LQN: Có thưa ông. Ðó là cuốn “Băng Ðiểm,” của nhà văn Nhật, Ayako Miura. Tôi sẽ tự in lấy cuốn này.


DTL: Công việc dịch thuật ở đây, mấy lúc sau này, thường bị những “đòn” cạnh tranh không đẹp! Cá nhân ông có bị?


LQN: Có chứ ông! Tôi bị rất nhiều cuốn. Tuy nhiên, tôi có độc giả riêng của tôi. Cho nên tôi không sợ lắm, dù cho họ có ra trước hay sau cuốn đó. Tôi nghĩ hành động phi văn nghệ này, chỉ có loại nhà xuất bản con buôn mới làm mà thôi. Như tôi mới bị hai cuốn “đụng” là cuốn “Trôi Theo Giòng Ðời” của Quỳnh Dao và “Những Tháng Ngày Có Em” của Từ Tốc. Tôi đã quảng cáo trước ở trong sách in ra trước đấy của mình. Nhưng họ cứ làm…


DTL: Thay mặt độc giả Văn, chúng tôi xin gửi lời cám ơn ông. Một câu sau cùng: Ông có thấy còn điều gì cần phải nói thêm chăng?


LQN: Thưa không. Tôi nghĩ, thế cũng đủ rồi. 


Bên ngoài cuộc phỏng vấn, Liêu Quốc Nhĩ nói thêm về mình 


“Nghề dịch sách đến với tôi một cách khá bất ngờ. Năm 1965, khi vừa xong tú tài II, tôi đã hăm hở bước chân vào Khoa Học với một ý tưởng thật lớn. Làm một khoa học gia lừng danh. Lúc bấy giờ tôi đã chê Văn và Luật. Vì với tôi đấy là chỗ dành cho con gái (xin lỗi quí vị ở Văn và Luật Khoa nhé). Thời gian miệt mài ở Khoa Học thật là suôn sẻ. Môn tôi chọn ở năm thứ II là Hóa Học. Những phản ứng Walden, Soerensen, Rosenmund… vây chặt lấy tôi không một phút rảnh rỗi. Do đó chẳng có chuyện vẩn vơ văn nghệ gì cả. Ðầu năm 1968, tình cờ ban đại diện trường có ý nhờ tôi viết một truyện ngắn. Bấy giờ là lúc sắp Tết. Tháng của cái lạnh phớt nhẹ, đủ để khơi dậy những cái mà Xuân Diệu bảo là ‘Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.’ Cũng là lúc mới tựu trường, chưa phải chạy đua nước rút với phản ứng hóa học, tôi đã tập tành làm văn chương, viết một truyện ngắn và dịch một truyện ngắn khác cho tờ báo Xuân Khoa Học. Chuyện làm của tôi chỉ có tính cách vui chơi văn nghệ, chứ chẳng có một chủ đích nào. (Thú thật với quý vị độc giả là trước đó ít lâu, khi còn ở trung học tôi cũng có thời viết lách lai rai nhưng chẳng có báo nào chịu đăng cả! Và mộng văn sĩ của tôi cũng tàn lụi từ đó). Chuyện chơi chơi không ngờ lại lọt vào mắt xanh của một nhà xuất bản tài tử, đó là nhà xuất bản Hàn Thuyên do anh Lạc Hà, người chủ trương tờ Võ Thuật phụ trách, Tờ Võ Thuật lúc bấy giờ bán hơi yếu, nên anh muốn chuyển nghề bằng cách lập thêm một nhà xuất bản chuyên về văn chương dịch thuật. Quỳnh Dao là tác giả nữ đầu tiên được anh chú ý đến, và anh đã nhờ tôi dịch cho một truyện của Quỳnh Dao. Tôi chọn ‘Song Ngoại.’ Tôi cần cù làm việc trên hai tháng. (Sự thật mà nói, lúc bấy giờ vì biến cố Mậu Thân, đời sống tôi khá vất vả. Nên tôi phải vừa đi học vừa đi làm. Quốc lộ số 4 cứ bị cắt tới cắt lui, làm nguồn tiếp tế từ gia đình ở Cần Thơ lên cứ gián đoạn). Sách dịch xong trao cho nhà xuất bản cứ bị bỏ xó một chỗ! Vì họ chưa có tiền in. Và do đấy, dĩ nhiên tiền bản quyền của tôi cũng chưa có. Tôi chán nản nghĩ rằng có lẽ quyển truyện dịch rồi đã bị xếp bỏ trong đống giấy lộn! Tôi trở lại việc học, và tiếp tục kèm trẻ. Ðến lúc gần như tôi đã quên thì quyển sách được tung ra. Ðó là năm bảy mươi. Cầm quyển sách đầu tiên mà mình đã có công dịch ra trên tay, tôi hạnh phúc muốn khóc!”


“Nhưng có lẽ vì bất phùng thời, dù Quỳnh Dao bấy giờ đã là một tên khá quen thuộc với độc giả trẻ, nhất là những người đọc báo ‘Văn.’ Vì ‘Văn’ đã giới thiệu một lần trong tuyển tập Quỳnh Dao (trước tuyển tập về Quách Lương Huệ). Sách in ra chỉ có ba ngàn cuốn. Kỹ thuật khá mà bán không chạy. Anh Lạc Hà phải xách xe hai bánh chạy tới chạy lui mấy quán sách… Nhưng họ vẫn không chịu mua. Rốt cuộc anh đành phải đem bán ‘sôn’ để gỡ vốn, và dĩ nhiên tôi chẳng có một đồng bản quyền nào. Chuyện dịch sách của tôi tưởng đã vào quá khứ. Tôi ra trường và bắt đầu công việc dạy học. Mỗi tuần dạy có hai ngày, quanh quẩn mãi trong phòng thí nghiệm và những giờ giảng bài tập, đôi lúc tôi cũng thấy chán. Tôi định kiếm thêm vài giờ ở các trung học tư thì tình cờ quen với anh Ðỗ Quí Toàn. Lúc bấy giờ anh Toàn đang thay chân cho anh Uyên Thao trong chức Thư Ký Tòa Soạn tuần báo ‘Ðời’. Anh bảo tôi, thử dịch một truyện Tàu xem sao. Nếu được, anh ấy sẽ cho đăng trên báo Ðời. Tôi thấy công việc mình hiện có khá nhàn, nên nhận lời ngay, và về nhà hì hục dịch ‘Thố Ty Hoa’ tức ‘Cánh Hoa Chùm Gửi.’ Ông Chu Tử thấy hay nên cho đăng ngay trên Ðời lúc đó. Ðồng thời, tôi cũng bắt đầu bước chân vào làng báo với những bài ký sự, phóng sự ngắn… Việc làm chỉ có tính cách tài tử. Mỗi tháng tôi kiếm thêm được mươi ngàn dư dả.”


“Cuốn ‘Song Ngoại’ tuy tung bán ‘sole’ nhưng lại được nhà Hiện Ðại để ý. Chủ nhân, anh Thành, thấy quyển sách hay mà sao lại bán ‘sole,’ nên thu mua tất cả những quyển còn lại, và cho người liên lạc với tôi ở tòa soạn Ðời nhờ dịch tiếp Quỳnh Dao. Người đến nhà tiếp xúc với tôi là Vũ Dzũng. Chủ nhà Khai Hóa lúc bấy giờ. Anh Vũ Dzũng khi đó mới tách khỏi nhóm Quảng Hóa (*), và cuốn đầu tiên tôi làm với nhà xuất bản mới này là ‘Tiển Tiển Phong’ tức là ‘Cơn Gió Thoảng.’ Lúc đầu theo tôi biết nhà xuất bản hình như chẳng có ý làm nguyên lô sách về Quỳnh Dao đâu. Nhưng có lẽ vì nhờ báo Ðời (phải thành nhìn thật nhận như vậy. Vì lúc đó chẳng có nhà xuất bản cũng như phát hành nào chịu bỏ tiền quảng cáo lăng xê Quỳnh Dao tí nào cả). Cũng có thể vì lúc bấy giờ mọi người đều mệt mỏi vì chiến tranh, thích một cái gì nhẹ nhàng dễ đọc, nên Quỳnh Dao đột ngột trở thành hiện tượng. Và tôi, tôi trở thành một bánh xe lăn theo nhu cầu độc giả. Nói như vậy không có nghĩa là tôi đã nhắm mắt dịch, mà tôi rất chọn lựa. Bằng chứng là mười ba cuốn sách thật của Quỳnh Dao tôi chỉ chọn có mười cuốn (những cuốn còn lại có cuốn là sách phóng tác nên tôi không dịch). Trong lúc dịch, có lẽ tôi bị ảnh hưởng giọng văn nhẹ nhàng của Quỳnh Dao… nên tôi đâm ra mê luôn sách của nhà văn đầy nữ tính này. Tôi dịch rất say mê. Tôi thích nhất là cuốn ‘Bên Bờ Hiu Quạnh.’ Nhưng cuốn này lại bán không chạy lắm. Có lẽ vì độc giả của Quỳnh Dao không thích lối văn tự truyện này! Nhờ sách bán chạy nên tôi cũng có chút tiếng tăm, và cũng vì thế chung quanh tôi mọc lên rất nhiều kẻ thù. Nói kẻ thù không đúng lắm, mà phải nói là những kẻ ganh ghét mình. Có một điều mà tôi rất buồn, đấy là có người đã hiểu lầm tôi, tưởng tôi là một cột trụ trong chiến dịch gây nên hiện tượng Quỳnh Dao để giết chết một số nhà xuất bản và anh em văn nghệ trẻ. Xin thưa thật, tôi chẳng bao giờ có tham vọng, tôi cũng không nghĩ đến nó, cho đến khi có người đưa ra nhận xét như vậy.”


“Chuyện Quỳnh Dao trở thành một hiện tượng theo tôi là một chuyện tự nhiên xảy ra theo chu kỳ nhu cầu của độc giả. Nhiều lúc đọc loại sách bắt trí óc làm việc nhiều quá như loại tư tưởng hay triết học cũng mệt mỏi. Do đó cũng cần có sách nhẹ nhàng để đọc. Hầu hết truyện của Quỳnh Dao là chuyện tình bối cảnh xã hội là bối cảnh của phương Ðông. Trong đó tư tưởng Ðông và Tây đang xung đột, rất gần gụi với cái không khí của xã hội ta. Ðọc một cuốn sách, người ta khó đứng ở vị trí khách quan của người đọc để xét đoán, nhất là loại tiểu thuyết, mà độc giả thường hòa mình vào đời sống của nhân vật. Họ vui với cái vui, cũng như buồn với cái buồn của nhân vật. Bối cảnh của sách Quỳnh Dao là bối cảnh phương Ðông thì làm sao chẳng được độc giả đón nhận nồng nhiệt.”


“Sách Quỳnh Dao được đón nhận nồng nhiệt đến độ trở thành hiện tượng, đó hoàn toàn là do độc giả và tác giả, người dịch là tôi, chỉ giữ vai trò chuyển ngữ thế thôi. Còn vấn đề những nhà xuất bản hay tác phẩm của nhà văn trong nước bị ảnh hưởng thì đó hoàn toàn là ngoài ý muốn của tôi. Mong quí vị có thiên ý như vậy cũng nên xét lại.”


Liêu Quốc Nhĩ


(Nguồn: Giai Phẩm Văn, Saigon, chủ đề “Hiện Tượng Sách Dịch,” số ra ngày 8 tháng 6 năm 1973. Hiệu đính tại Cali, tháng 1, 2012)


 


Chú thích:


(*) Nhà xuất bản Quảng Hóa thời đó, do nhà báo Ðỗ Việt Anh chủ trương. (DTL)

AAA Tax Services

 

Làm báo Tết con rồng đầu tiên trên xứ người

VIÊN LINH










Hình bìa màu giai phẩm Lửa Việt Xuân Bính Thìn, tháng 1 năm 1976, Nguyễn Ngọc Bích chủ trương, Viên Linh thực hiện, tờ báo Xuân đầu tiên của người Việt tị nạn cộng sản trên đất Mỹ. (Hình: Lê Văn Khoa)


Lúc 1 giờ 55 phút ngày 3 tháng 8, 1975, chuyến xe buýt Capitol Trailways rời bỏ Building số 3-109 trong căn cứ quân sự dùng làm trại tạm cư người tị nạn Việt Nam ở Indiantown Gap, thuộc Harrisburg, tiểu bang Pennsylvania, và đúng 3 giờ 20 phút sau, đổ gia đình chúng tôi xuống bến xe công cộng thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Những phút đầu tiên sau khi xe chuyển bánh, còn nhớ cặp mắt thất thần của Thanh Nam đứng dưới đất ngó theo. Ngay từ lúc rời Phú Quốc, anh đã dặn dò: nhớ đừng rời nhau nhé. Và hai gia đình chúng tôi đã không rời nhau từ tháng 4, 1975, cho tới lúc đó. Suốt trong ba tháng, ngày ngày từ lều riêng lên trụ sở phỏng vấn của các cơ quan thiện nguyện, tôi đã dặn anh: tụi mình nhất định chỉ rời trại để đi một trong hai nơi mà thôi: hoặc New York, hoặc Washington, D.C. Tôi đã từ chối sự bảo trợ của một giáo sư đại học ở ngay Harrisburg, đến nỗi cơ quan thiện nguyện khó chịu, vặn hỏi tại sao. Lý do viện dẫn thật dễ hiểu và được chấp thuận: chúng tôi là người viết văn làm báo chuyên nghiệp, chúng tôi chỉ xin đi hai nơi đó, vì chỉ hai nơi đó trên nước Mỹ là có hai thư viện lớn nhất có đầy đủ sách báo Việt Nam, chúng tôi phải làm việc quanh các thư viện đó, mới dễ sống, và mới có thể giữ được nghề cũ. Quả như thế, ai cũng biết: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ở thủ đô nước Mỹ, và Thư viện Ðại học Cornell ở New York là hai thư viện có nhiều sách báo nhất thế giới, và đặc biệt có nhiều ấn phẩm Việt ngữ nhất thế giới. Và gia đình tôi được bảo trợ sớm từ nhà thờ Mt Vernon Place Church trên đường số 9, Washington, D.C. Chỉ ba tháng sau, tôi vào làm việc trong một nhà in trên đường Lee Highway, và đem tờ Văn Nghệ Tiền Phong của anh Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng vào in tại đây. Tới tháng 11, tôi đã điều khiển chiếc máy gấp báo dài thoòng, khoanh tay ngắm những tờ Văn Nghệ Tiền Phong số 1 tại hải ngoại chạy ra từ chiếc máy ấy. Tôi trở lại nghề báo kể như không gián đoạn. Tháng 12, 1975, bạn Nguyễn Ngọc Bích nhờ tôi thực hiện tờ báo Xuân Bính Thìn Lửa Việt cho tổ chức có tên là The National Center for Vietnamese Resettlement, Trung tâm Phối hợp Ðịnh cư Việt kiều. Cứ theo cuốn Mục lục Báo chí Việt Nam Ðầu tiên (1975-1985) của IRAC do anh Lê Xuân Khoa chủ trương, thì đây phải là tờ báo Xuân Việt Nam đầu tiên trên đất Mỹ, nếu không là trên thế giới. (1)


Tết Bính Thìn nhằm ngày 31 tháng 1, 1976. Bài này được viết vào ngày mùng 2 Tết Nhâm Thìn, vừa đúng 36 cái Tết tị nạn, và là cái Tết năm Rồng thứ 3, tròn ba con giáp. Trong tháng 1, 1976, có một số báo xuất bản, nhưng mức độ chuyên nghiệp (đặc biệt về báo Xuân) và bề dày như thế nào, chúng tôi không được rõ, có thể kể Văn Nghệ Tiền Phong (Arlington, Virginia), Ánh Ðạo Vàng (Washington, D.C.), Khuông Việt (Tokyo), Hồn Việt (Glendale, Calif.) Có thể có một số báo khác do sinh viên Việt Nam du học tại Âu Châu (Pháp, Bỉ, Ðức) thực hiện, song chắc cũng không qui tụ nhiều các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp và tên tuổi như trên tờ Lửa Việt: Mặc Ðỗ, Phạm Duy, Nghiêm Xuân Hồng, Ngọc Dũng, Lê Văn Khoa, Võ Phiến, ký giả thể thao Huyền Vũ, nhà biên khảo sử địa Hà Mai Phương, diễn viên Lê Tuấn, cụ Trương Cam Khải, Kim Y, Vi Khuê, Trương Anh Thụy, Nguyễn Ðức Nam, Phạm Trần, Trần Phong Vũ, Ngô Vương Toại, nhạc sĩ Hùng Lân với bài Tuyết Rơi, các họa sĩ Long Ân, Thái Bá, và sau cùng là Nguyễn Ngọc Bích và Viên Linh.


Anh Nguyễn Ngọc Bích là người chủ trương, lúc ấy làm việc trong Trung tâm Phối hợp Ðịnh cư Việt kiều, và tờ báo ghi rõ do trung tâm này xuất bản. Thu góp bài vở do Nguyễn Ngọc Bích và Viên Linh. Viên Linh trình bày, kể cả đánh máy một số thơ văn và bỏ dấu Việt ngữ. Lúc ấy chưa có computer tiếng Việt, phải đánh máy vừa bằng máy chữ văn phòng, vừa bằng máy varityper (?)không có dấu, và cũng không thể dàn cột chữ. Thế mà tờ báo vẫn dàn 3 cột, 2 cột như thường, và cột chữ, phía tay phải, vẫn thẳng băng, dù dàn bằng mắt, ước tính bằng mắt, ước chừng cứ 9 chữ là một dòng cho trang chia 3 cột, hay 12 chữ một dòng cho trang chia 2 cột. Việc bỏ dấu kỳ khu đến nỗi ít người nhận ra là chữ bỏ dấu bằng tay: chúng tôi đã mua những ngòi bút nhỏ nét nhất, nhúng vào mực đen, chứ không đánh dấu bằng bút bi nguyên-tử. Tờ Lửa Việt còn hơn nhiều báo bây giờ ở chỗ bài viết có minh họa bởi họa sĩ chuyên nghiệp Ngọc Dũng (minh họa: đọc bài báo xem tác giả viết cái gì, tả cái gì, rồi theo đó vẽ ra), khác với lối trình bày bằng computer hiện nay (nếu có tranh vẽ, là tranh trình bày, không phải tranh minh họa). Mức truyền thống của một “Giai phẩm Xuân” của Lửa Việt khá cao: ông giám đốc Thông tin Quốc ngoại của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Hoa Thịnh Ðốn Nguyễn Ngọc Bính vừa viết Lời Phi Lộ (Xuân Tha Hương), vừa viết “Năm Rồng kể chuyện Rồng,” vừa tính sổ cuối năm (Mấy bông hoa đầu văn hóa Việt Nam tại Mỹ,” và vừa làm Sớ Táo Quân, cẩn thận ký là “Táo Quân lưu vong.”


Giai phẩm Xuân chắc chắn là một nét đặc thù của văn học Việt Nam. Ðó là một tập báo phải đẹp, cần thể hiện tính truyền thống của tử vi lịch sách, cần có bài vở về con vật cầm tinh trong 12 tháng tới, nên ôn lại chuyện cũ trong năm, và đó là tờ báo ít thông tin mà nhiều sáng tác, biên khảo. Văn hóa của báo Xuân là cần nêu lên nét truyền thống còn và mất, và văn học cần kiểm điểm sự thành tựu trong năm qua. Nếu báo Xuân hàng năm không có cái cá tính của năm đó, thì nó là báo bốn mùa, hay thiếu bản sắc của sự thay đổi, của lễ lạc dân tộc. Với Lửa Việt, nếu chỉ dùng một hai dòng thôi, để nói về các tác giả trong số báo, và điều họ viết trong tờ báo, người viết bài này xin tóm tắt như sau về giai phẩm Xuân đầu tiên của người Việt tị nạn cộng sản tại hải ngoại, Lửa Việt Xuân Bính Thìn, tháng 1, 1976:


-Nghiêm Xuân Hồng: “Riêng tôi thầm nghĩ không thấy cao hứng gì về việc thay đổi quốc tịch. Có lẽ sống làm một người vô cố hương thì vui hơn.” (Xuân thực, xuân mộng, tr.7)


-Mặc Ðỗ: “Trong thời gian ở trại tạm trú (Fort Chaffee), thấy ngày dài là một nỗi khổ tâm lớn…” (Chiếc áo len màu rêu, tr.22)


-Viên Linh: “Tỉnh ra ta ở quê người / Hiên nay vắng bạn, lòng thời thiếu ai / Cửu Long ôi! Chín sông dài / Lao xao Ðất gọi, hoài hoài Nước kêu…” (Cố hương, tr.14)


-Võ Phiến: “Tuyết là cả một mối bận tâm của đám người lưu vong từ xứ nóng sang xứ lạnh.” (Mưa giăng tuyết đổ, tr. 24)


Nguyễn Ðức Nam: “Sau đó, hơn một trăm ngàn người Việt Nam đã di tản bằng mọi cách bằng mọi giá đến đất Mỹ hoặc các nước tự do khác.” (Mùa xuân không trở lại, tr. 30)


-Kim Y Phạm Lệ Oanh: “Dời đất Thục lòng quê man mác / Hận sầu này dằng dặc khôn quên / Ngày xuân đằng đẵng như niên / Dặm trường thui thủi như quyên gọi hồn!” (Hồn Vong Quốc, dịch lại để kỷ niệm ngày dời xứ, và để mở đầu cho một nếp sống mới nơi quê hương thứ hai, tr 31)


-Huyền Vũ: “Tự do hay là chết! Bao nhiêu người yêu nước đã gục ngã vì lý tưởng thiêng liêng ấy thì vì tự do mà phải buồn day dứt, xa gia đình, xa quê hương, cũng chưa phải là quá đáng.” (Hướng nhớ người đi, tr. 34)


-Trần Phong Vũ: “Một đồng nghiệp cũ [dạy học] ở Sài Gòn hiện làm cu li cho một nhà máy ở Ohio biên thư cho tôi than thở đủ điều về những đảo lộn trong đời sống hiện tại. Cuối thư anh viết: ‘Vì qua đây không có chỗ chạy rông nên mình có dịp gần gũi vợ con hơn hồi ở Sài Gòn… Âu cũng là một cái may, phải không anh?’” (Trả lời phỏng vấn của V.L., tr. 40)


-Phạm Duy: “Cái khác biệt nhất là ở Việt Nam ngày nào cũng là ngày Tết đối với tôi còn ở Hoa Kỳ thì chắc Tết năm nay không phải là cái Tết.” (Trả lời phỏng vấn, tr. 41)


-Lê Văn Khoa: “Hiện tại ở đất Mỹ này chưa có việc làm ở không buồn muốn điên. Tôi sẽ cố làm cho người Mỹ biết đến văn hóa và những khía cạnh đẹp của Việt Nam.” (nt, tr. 40)


-Nguyễn Ngọc Bích: “Tập báo này đến trong tay quí bạn có thể với một cái nhói trong tim. Tết tha hương đầu của số lớn chúng ta, làm sao khỏi chút ngậm ngùi, nhung nhớ? Ðây là một tựu điểm mà chúng tôi mường tượng và mong đạt thành khi đặt chân lên đất Mỹ. Một ao ước thành sự thật, chứng tỏ chúng ta không chỉ có biết nhìn xuống… Một bông hồng phải được đem tặng cho anh Viên Linh đã thức khuya dậy sớm, mặc dầu ốm o gầy gò, đã quyết thực hiện cho xong số báo này. Làm việc như anh, không trách anh được lòng mọi người.” (Xuân tha hương, tr. 1).


-A Bibliography of Overseas Vietnamese Periodicals and Newspapers, Nguyễn Hùng Cường, Indochina Resource Action Center, Washington, D.C., 1985.


Ghi thêm: Trong năm 1975, từ tháng 5 đến tháng 12, chỉ có khoảng 6, 7 tờ báo mỏng. Năm 1976 có nhiều hơn, song báo Tết, ra vào tháng 1, 1976, chỉ có vài tờ, như đã kể ở trên. Sau Tết và nội trong năm 1976, còn những tờ sau đây được xuất bản: Dòng Lửa Việt, Ðất Việt, Ðuốc Tuệ (Calif.), Ðuốc Tuệ (Washington, D.C. – là tiền thân của Nguồn Ðạo hiện nay, vẫn đặt trụ sở tại Chùa Giác Hoàng, đường 16), Lạc Hồng, Mê Linh, Người Việt Tự Do (Nhật), Phục Quốc, Quê Mẹ (Pháp), Trắng Ðen (Calif.), Việt Báo (Virginia).

Châu Long (Kỳ 52)

 





LGT:
Lưu Bình – Dương Lễ là một truyện cổ tích quen thuộc của người Việt Nam, đã được dựng thành những vở chèo, tuồng, và kể lại qua 788 câu thơ lục bát. Nhà văn Mai Khanh đã tiểu thuyết hóa thành truyện Châu Long, mà Người Việt hân hạnh giới thiệu cùng quý vị độc giả trên trang báo và mạng Người Việt Online.




 


Kỳ 52


 


Anh chàng Dương Lễ đã tu từ kiếp nào? Mà kiếp xưa ta đã làm điều gì lầm lỗi? Mà ngày nay ta phải trả lại Châu Long… Ta sẽ mất đứa con nuôi yêu quý, Mạnh Ðức sẽ mất một người anh cả, mà vợ chồng sẽ mất… Châu Long!!


Nghĩ đến đây… Hai dòng lệ đã từ từ rơi trên gò má của quan Ngự Sử… Ông đã thương mến Châu Long đến bực nào?


Chu Mạnh Tử! Một vị trọng thần… Có bao giờ ngài để lộ vẻ vui buồn ra ngoài mặt đâu! Thế mà hôm nay ngài đã khóc. Trái tim già của ngài đau nhói.


Ôi, vận mệnh éo le. Ông vẫn biết câu Nhất ẩm, nhất trác, giai do tiền định, mà ông đã làm gì mang tội với trời, đã cho ông gặp Châu Lương. Thêm đứa con nuôi Chu Mạnh Lương, lại bắt ông nắm giữ vận mệnh, hạnh phúc của Châu Long ở trong tay.


Phải! Chỉ có một lời ông ban ra… Ông có thể kết tội Châu Long: Khi quân, mạn chúa! Ðảo lộn cương thường!


Mà cũng chỉ một lời ông ban ra, nàng sẽ được êm ấm, kết duyên cùng Dương Lễ… Sẽ đường đường một ngôi mệnh phụ như ai…


Hai ý nghĩ đang đối chọi trong đầu ông, trong hai con mắt ông điểm một mối buồn vô hạn… Nửa tỉnh, nửa say, ông cầm tay Dương Lễ nói:


– Ta không ngờ đời ta đến tuổi này mà ta phải đứng trước một hoàn cảnh éo le, ta gạt lệ, mà trả lại Châu Long cho con, ta biết là ta bị thiệt thòi nhiều lắm, xong ta không muốn rằng các con bị buồn tủi về ta. Ta không mất hẳn Châu Long… Mà ta lại được thêm con làm rể nữa. Phải không con?


Lễ chưa kịp trả lời thì ông đã tiếp ngay. Ta sẽ nhận Châu Long làm con gái ta, có gì là thay đổi? Nàng sẽ giữ mãi tên họ Chu, ta sẽ đứng lên làm chủ hôn.


Ông tự tay rót nước cho Dương Lễ và Hoàng Thế Phiệt.


Dương Lễ vì cảm động quá không thốt ra được một lời… Thế Phiệt lại nói:


– Xin nhạc phụ cho gọi Vân Lan ra… Có lẽ Vân Lan sẽ là người sung sướng nhất hôm nay, vì từ trước tới nay Vân Lan vẫn lo sợ là nếu Châu Long thú thật, thì nhạc phụ đau lòng, mà nếu không nói ra thì nàng phải dối trá suốt đời, và phụ lời thề với Dương Lễ.


Ông gật đầu.


Vân Lan bước vào thư phòng. Nàng chưa kịp lạy cha để xin lỗi, xin cha tha tội cho vì đã giấu chuyện Châu Long trong mấy tháng trời. Thì ông đã cố gượng cười nói:


-Con gái yêu của ta! Con đã khôn ngoan, tinh tường hơn cha… Con đã thay ta làm êm dịu bớt những vết thương lòng của Châu Long! Con đã vì ta mà xếp đặt an toàn ngày Dương Lễ hội kiến cùng Châu Long. Con đã thông minh tính toán cho trong ấm, ngoài êm… Ta rất cảm ơn Trời Phật đã ban cho ta một người con gái như con…


Vân Lan thẹn đỏ mặt, nàng biết cha nàng nửa vì say rượu, nửa vì người đau đớn đến tận tim can, nên người muốn nói nhiều để giảm bớt nổi lòng…


Nàng nói:


-Xin thân phụ ngồi lên sập cho chị Châu Long vào rập đầu tạ tội và xin cha chấp nhận chị làm nghĩa nữ… Con chắc là lần này cha sẽ là nghĩa phụ của Châu Long cả kiếp người…


Nói xong nàng ra ngoài cửa… Dắt tay một người thiếu nữ yêu kiều.


Cũng mặt mũi Châu Lương, mà ông quen hàng ngày… Cũng vẫn thân hình Chu công tử mà ông yêu dấu. Mà sao hôm nay, Châu Long… Châu Long trong bộ quần áo đàn bà… Lại dịu dàng như bóng mây chiều. Ðôi mắt nàng đượm vẻ buồn… Vì hối hận, mà nàng đẹp như ngọc nữ giáng trần.


Cả bốn người trong thư phòng cùng ngẩn ngơ ngắm Châu Long!


Quan Ngự Sử như tỉnh giấc mơ đứng lên… Ngài đi từ từ tới Châu Long, dắt tay nàng đến bên Dương Lễ nói:


– Hôm nay là một ngày ta đau khổ nhất đời! Mà hôm nay lại là một ngày mà ta sung sướng nhất đời… Trong khoảnh khắc… Tạo hóa đã cướp của ta Chu công tử! Ðứa con nuôi mà ta đặt bao nhiêu tình phụ tử và hy vọng trên đầu… Nhưng từ phút mà con là nhi nữ… Ta vui mừng vô hạn. Vì từ nay trong vườn của ta lại thêm một đóa hoa quý mới nở…


Ông hỏi Vân Lan:


-Có phải không con?


Vân Lan âu yếm nhìn cha gật đầu.


Ông lại nói:


-Ta thay ông Tơ Hồng… Cho con kết duyên cùng Dương Lễ! Khi ta say rượu ở ngoài vườn… Ta đã ước mong có thêm một cô con gái nữa… Ðể giữ Dương Lễ làm rể… Trời đã không phụ lòng ta…


Cả gia đình cùng cười vang trong đêm dạ hội, họ ngồi uống rượu vui mừng.


Tiệc rượu đã tàn canh… Mặt trời vừa mọc ánh sáng buổi bình minh đầy hứa hẹn…


Ông cho mời bà Chu Mạnh Tử và Mạnh Ðức tới thư phòng, để giới thiệu cô con gái và chàng rể Dương Lễ… mới, và kể chuyện cho vợ con nghe.


Trên bàn ăn, đồ điểm tâm bầy la liệt, bà mệnh phụ lững thững đi vào… Mạnh Ðức theo đằng sau.


Cả năm người cùng đứng dậy ra đón…


Bà Mạnh Tử còn đang bỡ ngỡ… Nhìn hết cả mọi người. Nhất là Châu Long và Dương Lễ. Bà giương to mắt nhìn Châu Long… Ai thế nhỉ? Khuôn mặt cô này bà quen quá! Cô ta giống ai nhỉ? À… À… Giống Châu Lương! Giống Chu Mạnh Lương!


Ông không để cho bà nát óc nghĩ lâu… Mời bà ngồi xuống ghế. Ông cầm tay Dương Lễ và Châu Long lại gần bà… Cả hai cùng quỳ xuống đất…


– Ðêm qua trời đã cho hai ta một đứa con gái và một chàng con rể…


Bà chẳng hiểu gì cả… Lấy tay dụi lên mắt xem mình tỉnh hay chỉ là một giấc mơ…


Ông đã đoán ra trước, đêm qua… Tôi cũng như bà… Mà tôi lại mơ một cơn ác mộng trước, bà tốt số hơn tôi, được trông thấy đôi trai tài gái sắc. Rồi ông thong thả kể cho bà nghe hết đầu đuôi câu chuyện (Thiên ai sử) của đôi trẻ đang quỳ dưới chân bà… Tuy bà không khóc, xong cũng mủi lòng. Lấy khăn thấm lệ luôn.


Bà đỡ hai người đứng dậy, vuốt ve Châu Long. Khen Dương Lễ… Lại rất mừng vì ông chồng đã không giận mà còn thương thêm Châu Long nữa.


Mạnh Ðức ngẩn ngơ hỏi cha:


– Thế anh Mạnh Lương đâu?


Châu Long bế Mạnh Ðức lên lòng nói:


– Châu Lương… Hay Mạnh Lương cũng là chị cả. Chị xin lỗi em… Chị đã dối em từ buổi ban đầu… Cho tới đêm nay.


Mạnh Ðức trụt xuống đất nũng nịu…


– Bây giờ con lại có một mình. Không có ai chơi với con, không ai dạy con làm bài vở nữa!!!


Ông nói:


– Con tuy mất Mạnh Lương… Xong ta cho con một người chị gái nữa… Lại thêm anh Dương Lễ… Con còn muốn gì hơn nữa?


Dương Lễ cũng cầm tay Mạnh Ðức như đứa em trai yêu vậy.


Thật là cả một cái gia đình đầm ấm… Hạnh phúc. Quan Ngự Sử rất hả hê… Vì ông đã rộng lượng mà tha tội cho đàn trẻ.


Cả gia đình ăn điểm tâm… Tuy là từ tối hôm qua không ai được ngủ… Mà không có ai mỏi mệt, mọi người như sống quãng đời vui đẹp sáng sủa như buổi bình minh này…


Ông lại nói:


– Lát nữa, ta cho phép Dương Lễ về nhà. Sắm sửa lễ nghi đến hỏi con gái ta… Nghe không?

Tin mới cập nhật