Wednesday, April 24, 2024

‘Nhưng mỗi năm một vắng…’

Viên Linh/Người Việt

“Nhưng mỗi năm một vắng
Người năm cũ nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Vũ Đình Liên)

Trước ngày Tết người ta làm câu đối, đến ngày đầu năm (nguyên đán), người ta khai bút, đó là hai việc quan trọng liên hệ đến bút mực của các văn nhân, nho sĩ, nho sinh. Bài thơ trên tả “Ông Đồ,” hơn nửa thế kỷ qua thường được nhắc đến vào dịp năm mới. Đó là sự việc người ta quen gọi, như hoài niệm êm đẹp đáng quý của một thế hệ sau đối với thế hệ trước.

Khi còn niên thiếu ở Hà Nội, có một ông đồ chính là một ông bác tôi về phía họ mẹ, bên ngoại, ở làng Ngô Xá, nhưng sống ở thủ đô. Như mọi ông đồ, bác có một cái tráp gỗ nước sơn đã mòn, nhưng gỗ và sơn bóng loáng, do bác lúc nào cũng không rời nó, lại dùng nó để gối đầu mỗi khi ngả lưng xuống cái chiếu đơn, là giang sơn của bác tại một cửa hàng “quỷ cốc tử” tại phố Hàng Bông khu Cửa Nam.

Thành phố Hà Nội có “năm cửa ô” như người ta quen gọi, mà dù lúc nhỏ biết thế, nhưng ít khi tôi đi qua những cửa ô ấy, nên không rõ sự khác biệt ra sao giữa các cửa ô, chỉ biết Ô Cửa Nam là nơi tôi trọ học. Từ Cửa Nam tới trường Chu Văn An gần sệt, thoáng một cái là tới. Nhảy lên xe đạp, vèo qua dọc Đường Thành, ngang khu công viên, nhớ chỉ khoảng 15 phút.

Ở Cửa Nam có thầy Quỷ Cốc Tử, một người làm nghề xem tử vi đoán điềm giải mộng, người nhìn thấu tương lai vận hạn của “thế nhân” hoặc qua đường chỉ bàn tay, hoặc qua lá số tử vi do các bốc sư tra cứu qua giờ sinh tháng đẻ, đôi khi qua dung mạo hay do một thẻ cầu cơ, bốc thệ sao đó.

Người đời tùy theo tin hay không tin các nhà bói toán, có thể dáng vẻ bên ngoài hay cách ăn nói sẽ khiến người ta tin hay không tin nhiều hay ít. Nếu nhà bói toán có sách vở bên mình, thẻ ngà chữ nho, niềm tin nơi người đối diện sẽ cao hơn là chuyện dễ hiểu. Tâm lý chung là như thế, bề ngoài ảnh hưởng là chuyện tự nhiên. Với bề ngoài của ông bác tôi, người ta gọi ông là Quỷ Cốc Tử. Tôi không tin lắm nhưng cũng thấy bác bình thường, nghĩa là bác có nghề của bác, có khách lui tới sinh hoạt trong sự tương giao hợp lý nào đó.

Mỗi ngày đi ngang qua khu Hồ Gươm, lâu dần tôi để ý tới nhang khói quanh hồ, không phải nhang khói thực sự, song đó là những hình thái của lễ bái, sùng tín, kể cả hình “ông hổ” vẽ nét đen trên nền vàng ngồi chồm hổm trong bức tường xây trong dạng một tấm bia xi măng đáp nổi ngoài cổng đền Ngọc Sơn.

Bờ Hồ đền Ngọc Sơn tôi chỉ đi ngang qua, ít khi dừng lại bước xuống. Riêng một nơi thờ tự khác ở Hà Nội tôi đã thực sự sống vài năm tuyệt diệu, đó là Đền Hai Bà ở khu Đồng Nhân, nơi mà khu nhà ngang cạnh đền chính đã được dùng làm trường công lập cho quận Đồng Nhân, nơi có con sông mà dư luận đồn đại là dòng sông Hai Bà Trưng đã trầm mình trong trận đánh cuối cùng với Thái Thú Tô Định.

Những dòng này nảy sinh nhân dịp cuối năm nghĩ tới đền đài hương khói và quê xa nhà vắng. Nhất là nghĩ lùi về quá khứ xa xăm thời niên thiếu, may mắn thay tôi có một thời niên thiếu đầy lịch sử các anh hùng liệt nữ, hưng khởi và huy hoàng biết bao nhiêu? Nghĩ về quá khứ với một niên thiếu tràn ngập các hình ảnh lịch sử anh hùng liệt nữ ấy, lại thêm những bài thơ những áng văn, những tranh vẽ cảm hứng của người sau với lớp danh nhân thuở xưa, đẹp không gì bằng.

Nửa đêm sông núi vắng
Lầu chắn ngắm chòm sao
Muôn dặm về không được
Trăm năm thẹn biết bao
Mây vần mờ n
ước cũ…
Yên vui biết lúc nào?”
(Nhượng Tống, Nửa Đêm)

TT Trump cho biết “Nút bấm của tôi lớn hơn của Kim Jong Un”

MỚI CẬP NHẬT