Friday, April 26, 2024

Công an Khánh Hòa đánh chết thiếu niên, 6 lần xử vẫn chưa xong

KHÁNH HÒA (NV) – Ở phiên xử phúc thẩm lần thứ ba vụ công an đánh chết em Tu Ngọc Thạch, tòa án tỉnh Khánh Hòa lại tuyên hủy bản án sơ thẩm lần thứ ba của tòa án huyện Vạn Ninh.

Sáng 30 Tháng Mười Hai năm 2013, em Tu Ngọc Thạch – một học sinh lớp 9 và anh trai vào quán nước mía đối diện trụ sở xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh uống nước mía. Khi cả hai rời khỏi quán thì bị một nhóm thanh niên chặn lại gây sự. Tuy hai bên có lời qua, tiếng lại nhưng không xảy ra xô xát. Sau đó hai bên giảng hòa. Nhóm thanh niên bỏ đi. Còn anh trai của Thạch lấy xe đi đổ xăng. Thạch đứng chờ anh trai và đột nhiên bị công an xã Vạn Long mời về trụ sở xã “làm việc.

Trưa cùng ngày, gia đình của Thạch được công an xã nhắn đến làm thủ tục bảo lãnh Thạch. Lúc này, họ thấy Thạch nằm gục trên bàn. Sau khi hoàn tất thủ tục bảo lãnh, thân nhân chở Thạch vào bệnh viện và tối cùng ngày thì Thạch qua đời do “chấn thương sọ não, máu tụ dưới màng cứng bán cầu phải, nứt-lún sọ thái dương phải.”

Cái chết của Tu Ngọc Thạch đã khiến dân chúng địa phương nổi giận. Ngày 31 Tháng Mười Hai năm 2013, hàng ngàn người đã đổ ra quốc lộ 1 tuần hành, đòi làm rõ nguyên nhân khiến Thạch thiệt mạng, khiến con đường xuyên Việt, bị nghẽn gần như suốt ngày ở đoạn chạy qua huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ðó cũng là lý do cả lãnh đạo chính quyền tỉnh Khánh Hòa lẫn công an tỉnh Khánh Hòa cùng cam kết với dân chúng sẽ “điều tra, xử lý nghiêm khắc.”

Những cá nhân đầu tiên bị “điều tra, xử lý nghiêm khắc” trong vụ Tu Ngọc Thạch là ông Mai Ðình Tâm, 47 tuổi, bác ruột của Thạch và ông Nguyễn Văn Ly, 43 tuổi, cậu ruột của Thạch. Cả hai bị công an bắt giữ và Tháng Sáu năm 2015 bị tòa án huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa phạt 15 tháng tù vì “gây rối trật tự công cộng.” Hệ thống tư pháp xác định ông Tâm và ông Ly đã la hét, kích động khiến dân chúng trong vùng đổ ra đường biểu tình vào ngày 31 Tháng Mười Hai năm 2013. Ông Tâm và ông Ly phản đối cáo buộc này, cả hai cho biết, họ cùng là ngư dân, vừa đi đánh cá về thì nghe tin cháu bị công an đánh chết nên chạy đến xem. Lúc họ tới nơi thì những người biểu tình đã đứng chật quốc lộ 1.

Tuy công tố viên thừa nhận, khi ông Tâm và ông Ly ra đến đến quốc lộ 1 thì đường đã bị tắc do dân chúng trong vùng kéo ra biểu tình và chỉ đề nghị tòa phạt mỗi người từ 15 đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo bởi họ đã “la lối khiến công an không giải tán được đám đông,” song với lý do cần phải “răn đe,” tòa án huyện Vạn Ninh dứt khoát không cho cả hai hưởng án treo.

Do bản án vừa kể của tòa án huyện Vạn Ninh bị dân chúng và báo chí chỉ trích kịch liệt, Tháng Tám năm 2015, khi xử phúc thẩm, tòa án tỉnh Khánh Hòa sửa một phần bản án sơ thẩm – vẫn phạt ông Tâm và ông Ly mỗi người 15 tháng tù nhưng cho cả hai hưởng án treo.

Ðối với cái chết của Tu Ngọc Thạch, hệ thống tư pháp xác định có hai công an xã và một thiếu niên 15 tuổi tên là Lê Tấn Khỏe (con một công an xã gây gổ với Thạch) phải chịu trách nhiệm vì đã tham gia “Bắt người trái pháp luật” và “Cố ý gây thương tích,” không có viên công an nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội “giết người.”

Tháng Mười Một năm 2014, tòa án huyện Vạn Ninh đưa cả ba ra xử sơ thẩm lần đầu. Lê Minh Phát – viên công an xã trực tiếp bắt và đánh vào đầu Thạch bị phạt 6 năm 9 tháng tù. Lê Ngọc Tâm – một viên công an xã khác chỉ bị phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Lê Tấn Khỏe thì bị phạt ba năm tù vì từng ném một chai thủy tinh vào đầu Thạch.


Video Phóng Sự


Mời độc giả xem video phóng sự “Sài Gòn ngổn ngang vì dự án metro”

Do hệ thống tư pháp tiếp tục bị chỉ trích, Tháng Ba năm 2015, khi xử phúc thẩm lần đầu, tòa án tỉnh Khánh Hòa tuyên bố hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại. Kể từ đó, vụ Tu Ngọc Thạch liên tục được tòa án huyện Vạn Ninh đưa ra xử rồi hoãn, sau đó tổ chức xử lại và tuyên án còn tòa án tỉnh Khánh Hòa thì liên tục hủy án sơ thẩm.

Theo tờ Người Lao Ðộng thì ngày 30 Tháng Tám, khi tổ chức xử phúc thẩm lần thứ ba, tòa án tỉnh Khánh Hòa lại tuyên hủy bản án sơ thẩm lần thứ ba của tòa án tỉnh Vạn Ninh thêm một lần nữa vì cho rằng chưa đủ căn cứ để kết tội Lê Tấn Khỏe gây ra cái chết của Tu Ngọc Thạch.

Vào lúc này, chỉ còn Lê Tấn Khỏe kháng cáo kêu oan. Hai công an xã đã chấp nhận các bản án sơ thẩm (một bị phạt 9 tháng tù nhưng mãn nguyện ngay từ phiên xử sơ thẩm đầu tiên vì được hưởng án treo nên không kháng cáo, một bị tăng hình phạt từ 6 năm 7 tháng tù thành 8 năm 3 tháng tù sau phiên xử sơ thẩm lần thứ ba). (G.Ð)

MỚI CẬP NHẬT