Thursday, April 25, 2024

Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc

Ông Lê Hải Bình cho biết thêm: “Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Ngay lập tức, Trung Quốc tuyên bố không công nhận quyết định của PCA.

Theo Reuters, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, khi được một phóng viên hỏi về phán quyết này, ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, trả lời: “Cái gọi là PCA dựa trên các hoạt động và tuyên bố bất hợp pháp của Philippines ngay từ đầu…Vì thế, phán quyết này là vô giá trị. Nếu ai đó hỏi nó có ảnh hưởng gì không, tôi xin nói rằng mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp trong khu vực sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng thêm…Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi an ninh của mình, và chính sách này sẽ không bao giờ thay đổi.”

Theo BBC, Nhật tuyên bố phán quyết của PCA là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp l‎ý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.

Ngoại Trưởng Fumio Kishida của Nhật được trích lời nói trong thông cáo rằng Tokyo luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.

Năm thành viên của Tòa Trọng Tài Thường Trực. (Hình: PCA)
Năm thành viên của Tòa Trọng Tài Thường Trực. (Hình: PCA)

Theo AP, trong khi phán quyết của PCA sẽ không thay đổi hành động của Trung Quốc, vì không có tính bắt buộc, quyết định này của tòa ở The Hague chắc chắn là một sự lên án chính sách bá quyền của Bắc Kinh, làm cho cộng đồng thế giới nghĩ không tốt về quốc gia này, ỷ có sức mạnh đi ăn hiếp các quốc gia nhỏ hơn trong vùng.

Giáo Sư Johnathan London của đại học Leiden University, một chuyên gia về Đông Nam Á, người đang có mặt ở The Hague, được Reuters trích lời nói: “Bắc Kinh sẽ không tuân thủ phán quyết của PCA, nhưng điều này không có nghĩa là không quan trọng, bởi vì nó sẽ đưa vấn đề lên tầm quốc tế, cho thấy Trung Quốc có phải là một quốc gia có trách nhiệm hay không, và trong trường hợp này là không. Mặc dù PCA không áp đặt được điều gì với Bắc Kinh, nhưng nó sẽ làm Trung Quốc mất mặt, nếu không, họ đâu có phản ứng dữ dội như vậy trong thời gian qua.”

Bắc Kinh lâu nay vẫn tuyên bố “chủ quyền không thể chối cãi” đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông.

“Đường chín đoạn” có những điểm cách xa Trung Quốc tới 2,000 km và sát càc bờ biển của Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số. (Đ.D.)

MỚI CẬP NHẬT