Thursday, April 25, 2024

Cúm gia cầm bắt đầu lan rộng tại Việt Nam

SÀI GÒN (NV) – Chỉ trong vòng vài ngày, số tỉnh, thành phố tại Việt Nam có sự hiện diện của các loại virus gây ra dịch cúm gia cầm đã tăng từ 2 thành 6.

Hôm 22 Tháng Hai, giới hữu trách tại Việt Nam cho biết, tính đến ngày 20 Tháng Hai, họ đã tìm thấy sự hiện diện của virus gây ra dịch cúm gia cầm tại Bạc Liêu và Quảng Ngãi. Ðến 27 Tháng Hai, giới hữu trách tại Việt Nam cấp báo, chỉ hai ngày sau khi tìm thấy hai ổ dịch cúm hai ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên trong năm 2017, đã có thêm một số ổ dịch cúm gia cầm khác ở: Nam Ðịnh, Ðồng Nai, Sóc Trăng và An Giang.

Ðáng chú ý là kết quả khảo sát các chợ chuyên kinh doanh gia cầm sống tại 32/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, cho thấy, tỉ lệ lưu hành virus cúm H5N1 trên gà là 1%, trên vịt là 1.6%. Còn tỉ lệ lưu hành virus cúm H5N6 trên gà là 2%, trên vịt đến 6.5%.

Trước thực tế vừa kể, chính quyền thành phố Sài Gòn – nơi tiếp nhận gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ ngoài Bắc chuyển vào và từ trong Nam chuyển đến đã gửi điện khẩn, yêu cầu giới hữu trách của các ngành có liên quan và chính quyền các quận, huyện phải dẹp bỏ ngay lập tức 160 điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép. Ðồng thời phải lấy mẫu xét nghiệm gia cầm, chim đang được nuôi tại các gia đình, các khu giải trí,…

Giữa tuần trước, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam từng yêu cầu chính quyền các tỉnh, thành phố tổ chức khử trùng tại tất cả các trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, cơ sở ấp trứng gia cầm, chợ, đường giao thông cho đến ngày 21 Tháng Ba. Chính quyền các địa phương khu vực biên giới, đặc biệt là khu vực biên giới phía Bắc phải tổ chức các hố sát trùng ở những đường mòn, lối mở.

Cũng vào thời điểm đó, Bộ Y Tế Việt Nam đã yêu cầu chủ tịch 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để phòng ngừa khả năng virus H7N9 xâm nhập và gây ra đại dịch tại Việt Nam.

H7N9 là một trong những loại virus gây ra cúm gia cầm và có khả năng lây sang người. Năm 2013, người ta mới nhận biết sự hiện diện của H7N9 sau khi H7N9 bùng phát thành dịch ở Trung Quốc và gây lo ngại trên toàn thế giới vì độc lực của H7N9 rất mạnh. Từ đó đến nay, virus H7N9 đã gây ra năm đợt dịch ở Trung Quốc.

Chỉ trong hai tháng vừa qua đã có 1,179 người ở Trung Quốc nhiễm H7N9 và 417 người thiệt mạng. Trước tình trạng dịch cúm gia cầm do H7N9 gây ra đang lan rộng, giới hữu trách Trung Quốc đã ra lệnh cấm bán gia cầm sống tại những khu vực có khả năng hiện hữu virus H7N9 có thể lan rộng.

Trong bối cảnh như thế, chính quyền tất cả các tỉnh, thành phố tại Việt Nam được yêu cầu tổ chức kiểm tra, tịch thu ngay lập tức gia cầm nhập cảng lậu, phạt thẳng tay những cá nhân, cơ sở thương mại mua bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch và không rõ nguồn gốc. Dân chúng cũng được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với gia cầm chưa được nấu chín.

Cho đến nay, dẫu chưa tìm thấy sự hiện diện của H7N9 trên gia cầm cũng như con người tại Việt Nam nhưng các viên chức hữu trách của ngành y tế Việt Nam tỏ ra hết sức lo ngại về sự xâm nhập của H7N9. Họ bảo rằng rất khó có thể ngăn chặn H7N9 khi không thể chặn đứng buôn lậu gia cầm qua biên giới cũng như không thể tổ chức kiểm soát-ngăn ngừa mầm bệnh đối với những người qua lại khu vực biên giới Trung Quốc và Việt Nam.

Bất kể dịch cúm gia cầm do nhiều chủng virus khác nhau liên tục bùng phát ở Trung Quốc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc vẫn ồ ạt tràn vào Việt Nam và gây ra hết đợt dịch này tới đợt dịch khác.

Bỏ mặc dân nghèo, Quảng Ngãi quyết xây học viện golf

Những yêu cầu ngăn chặn việc vận chuyển, mua bán gia cầm, tịch thu, tiêu hủy tất cả gia cầm và sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, chưa được kiểm dịch, những lời kêu gọi dân chúng “chỉ sử dụng những sản phẩm gia cầm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng” để bảo vệ chính họ và tiếp sức hạn chế hoạt động buôn lậu gia cầm,… đều không hiệu quả. Ngoài chuyện tái xuất hiện của vius H5N1, H5N6 tại các ổ dịch, người ta tin rằng, không sớm thì muộn, một số chủng virus gây ra dịch cúm gia cầm có độc lực cao như H5N2, H5N8, H7N9 cũng sẽ bùng phát tại Việt Nam.

Hoạt động buôn lậu cả gia cầm, gia súc qua biên giới Trung Quốc-Việt Nam vẫn, dẫu cho theo sau đó là những đợt dịch, không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế Việt Nam, khiến nông dân khánh kiệt mà còn làm tổn thất nhân mạng. (G.Ð)

MỚI CẬP NHẬT