Little Saigon

Little Saigon sắp diễn ‘Đêm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân’

WESTMINSTER, California (NV) – Vào lúc 8 giờ tối Thứ Bảy, 20 Tháng Bảy, 2019, sẽ diễn ra “Đêm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân” tại hội trường nhật báo Việt Báo, 14841 Moran St., Westminster, CA 92683.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc, đại diện ban tổ chức, cho hay: “Đúng 40 năm về trước, vào ngày 20 Tháng Bảy, 1979, cộng đồng quốc tế gồm 65 nước đã tổ chức một hội nghị tại Geneva, Thụy Sĩ, về việc cứu thuyền nhân vượt biển (boat people). Lý do là vì vào năm 1978-1979, số lượng thuyền nhân vượt biển sang các đảo hoặc bờ biển ở Thái Lan, Malaysia lên tới đỉnh điểm, khiến các nước này bị quá sức chứa và không muốn tiếp nhận thêm. Các ghe của thuyền nhân sau nhiều ngày lênh đênh vượt biển, đã gặp bao sóng gió, nay tới được bờ nhưng đã bị giới chức địa phương ngăn cản không cho lên bờ. Thậm chí họ còn kéo ghe thuyền nhân ra biển khơi và bỏ lại ở đó, khiến biết bao thuyền nhân tiếp tục bỏ mạng vì đói khát, cướp biển và bị lật thuyền.”

Từng là thuyền nhân vượt biển tị nạn cùng thời với nhà văn-người dẫn chương trình nổi tiếng Nguyễn Ngọc Ngạn tại trại tị nạn Kotabaru, Malaysia, vào cuối năm 1978, nhạc sĩ Trần Chí Phúc cho biết thêm: “Tôi vượt biên vào Tháng Mười Hai, 1978, sau gia đình anh Nguyễn Ngọc Ngạn chỉ vài tuần. Chúng tôi đã gặp nhau tại trại tị nạn ở thị trấn Kotabaru, Malaysia, giáp với biên giới Thái Lan. Tôi được anh Ngạn kể lại rằng, chiếc ghe chở gia đình anh và nhiều thuyền nhân khác, mặc dù đã tới được bờ biển Kotabaru nhưng đã bị chính quyền từ chối không cho lên bờ. Ghe của họ phải neo đậu ngoài biển để chờ đợi. Ngay đêm đó, chiếc ghe của họ không may bị một cơn sóng lớn lật đổ, khiến vợ và con trai của anh Ngạn, cùng hàng chục thuyền nhân vô tội khác, đã thiệt mạng một cách oan uổng trên Biển Đông.”

“Chính hàng ngàn thuyền nhân vượt biển đã chết thương tâm như vậy, khiến thế giới xúc động và khơi dậy lương tri của nhân loại. Sau hai ngày nhóm họp tại Hội Nghị Quốc Tế ở Geneva, quốc tế đã quyết định hỗ trợ để các nước Thái Lan, Malaysia mở cửa, lập thêm trại tị nạn cứu vớt thuyền nhân. Đồng thời, các quốc gia khác đã mở cửa để đón các thuyền nhân được định cư theo diện tị nạn trên lãnh thổ của họ,” ông Phúc nói.

“Trong bối cảnh hiện tại mà thế giới đang quay lưng lại với người tị nạn, kể cả những người ‘boat people’ từ Syria, thì chúng ta càng biết ơn quốc tế đã mở rộng vòng tay cứu vớt hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam chúng ta. Đó là lý do mà chúng tôi đứng ra tổ chức kỷ niệm này, đặc biệt là tròn 40 năm trôi qua,” ông nói tiếp.

Các thuyền nhân năm xưa. (Hình: Trần Chí Phúc cung cấp)

Nói về mục đích của đêm nhạc, ông Phúc cho hay: “Chúng tôi đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm tại San Jose vào năm 2009. Chúng tôi muốn nói với cả thế giới rằng dù 40 năm đã trôi qua nhưng những thuyền nhân năm xưa vẫn không bao giờ quên về ký ức đó với lòng biết ơn sâu sắc tới nhân dân các nước. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn các thế hệ con cháu biết về cha ông của chúng đã trải qua một thời đau thương khốn khó như thế nào để có ngày hôm nay.”

Đêm nhạc sẽ diễn ra trong không khí ấm cúng, thân tình với các ca khúc về thuyền nhân vượt biển do chính các nhạc sĩ từng là thuyền nhân sáng tác với sự tham dự của các ca sĩ Phượng Mai, Ngọc Trọng, Hương Thơ, Đồng Thảo…

Đặc biệt, có hai khách mời, từng là thuyền nhân, sẽ kể hai câu chuyện xúc động về hành trình thoát chết một cách hi hữu của chính họ, trong cuộc vượt biên 1978-1979. Câu chuyện này chưa từng được kể ra trên các phương tiện truyền thông, vô cùng ly kỳ, tưởng như chỉ có trong phim ảnh hoặc trong truyện cổ tích.

Với con số ước tính khoảng 800,000 thuyền nhân đã được định cư trên khắp thế giới, cùng với hàng trăm ngàn người anh em, cha mẹ được bảo lãnh từ Việt Nam qua sau đó, đã tạo nên một cộng đồng người Việt hải ngoại rộng khắp. Từ sau Hội Nghị Quốc Tế ngày 20 Tháng Bảy, 1979, dường như thế giới có thêm một từ mới “Boat People.” Nhân dân khắp nơi đã cảm thông, trợ giúp, bao bọc cho các “boat people’ gây dựng lại cuộc sống trên những đất nước của họ.

“Đây là một sự kiện lớn đối với cộng đồng người Việt tị nạn của chúng ta. Chính vì vậy, chúng tôi có mời các vị dân cử, các nghị viên gốc Việt ở Little Saigon tới dự để cùng chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn của cộng đồng ‘boat people’ đối với thế giới,” ông Phúc cho hay.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc từng định cư theo diện tị nạn ở Canada vào Tháng Tư, 1979, sau đó ông sang Mỹ định cư tại San Jose, California, hiện nay ông chuyển về sinh sống tại Little Saigon.

Là một trong những người tị nạn, ông sáng tác nhiều ca khúc về thuyền nhân, trong đó có nhiều ca khúc gây xúc động cho khán giả như bài “Xác Em Nay Ở Nơi Nào.” Các sáng tác mới của ông là “Cám Ơn Hải Âu,” “Vượt Biển Tình Người” sẽ được trình diễn vào đêm nhạc tới đây.

Muốn biết thêm chi tiết, mời quý vị liên lạc nhạc sĩ Trần Chí Phúc qua email: chiphuctran@yahoo.com, điện thoại (408) 646-1954. (Tâm An)

—-
Liên lạc tác giả: pham.taman@nguoi-viet.com

Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật

Copyright © 2018, Người Việt Daily News

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút phía góc phải bên dưới của khung video.
Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Thương Mại Đó Đây

Sanh con bằng phương pháp thụ thai nhân tạo tại Life IVF Center, tỷ lệ thành công cao, chi phí phải chăng

Life IVF Center điều trị cho bệnh nhân với giá cả phải chăng, để ước…

1 hour ago
  • Phụ Nữ

3 lầm tưởng về mãn kinh liên quan đến việc tăng cân

Phụ nữ trong độ tuổi trung niên sẽ dần đối diện với thời kỳ mãn…

2 hours ago
  • Giải Trí

4 bộ phim Netflix làm rung động trái tim người xem

Bốn bộ phim dưới đây do chính Netflix sản xuất chắc chắn sẽ khiến cảm…

4 hours ago
  • Xe Hơi

Thị trường xe điện thế giới vẫn tăng trưởng mạnh trong năm 2024

Bất chấp những khó khăn ngắn hạn ở một số thị trường, mức tăng trưởng…

6 hours ago
  • NHÀ ĐẤT

Mua nhà mới xây có thể đối mặt bất ngờ với thuế địa ốc

Thuế địa ốc là vấn đề phổ biến nhất, gây ngạc nhiên cho 33% chủ…

7 hours ago
  • Hoa Kỳ

Thay vì tìm cách trục xuất tình nhân cũ về nước, luật sư thuê FBI chìm thủ tiêu luôn

Một luật sư giàu có bị kết án tại phòng xử án ở San Francisco…

7 hours ago

This website uses cookies.