Tuesday, April 16, 2024

Sách mới: ‘Trước khi bão lụt tràn tới, Bảo Ðại-Trần Trọng Kim và Ðế Quốc Việt Nam 9/3/1945-30/8/1945’

Tác giả: Phạm Cao Dương
Truyền Thống Việt xuất bản 2017
785 trang, Giá $24:59.

Bìa sau cuốn sách, tác giả viết:

Ðế Quốc Việt Nam là quốc hiệu chính thức của nước Việt Nam trong những ngày đầu tiên độc lập sau một thời gian dài thuộc Pháp. Quốc hiệu này không mang ý nghĩa thông thường có liên hệ tới bá quyền, tới chiến tranh, bạo lực, đô hộ và áp bức mà là một sự bao gồm tất cả các cộng đồng người do chính họ lựa chọn, sống hòa hợp với nhau trên một lãnh thổ chung dưới sự lãnh đạo của một vị hoàng đế, người Việt hay người Kinh chỉ là chiếm đa số.

“Ðây cũng là thời của Hoàng Ðế Bảo Ðại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và cũng là cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là thời của nội các của nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, một trí thức được rất đông người trong nước từ Bắc chí Nam biết tiếng và yêu mến qua các bộ sách Giáo Khoa Thư, gồm có Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư,… dùng cho bậc tiểu học và tác phẩm Việt Nam Sử Lược, cuốn sử gối đầu giường của nhiều thế hệ người Việt rất lâu về sau này, đồng thời cũng là nội các của những người có học nổi tiếng trong nước đương thời. Cuốn sách nhỏ này là để tưởng nhớ những người thuộc thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của nước Việt Nam mới, còn giữ được tinh thần sĩ phu truyền thống, cùng với tuổi trẻ đương thời đã đứng ra làm việc nước và đã ra đi trong nhiều oan khuất.

Ðây là một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam, với những người đẹp, việc đẹp, ước nguyện đẹp, tác giả xin được trang trọng gửi tới các Bạn Trẻ Việt Nam bây giờ, sau này và mãi mãi.”

Phạm Cao Dương, tiến sĩ sử học, đại học Paris-Pháp, trước năm 1975 giảng dạy tại các phân khoa Sư Phạm và Vãn Khoa thuộc viện Ðại Học Sài Gòn, đồng thời thỉnh giảng tại các viện Ðai Học Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Ðà Lạt, Cao Ðài,… Tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục giảng dạy về Lịch Sử và Vãn Hóa Việt Nam tại các đại học miền Nam California như UCLA, UCI, CSU Fullerton, CSU Long Beach… liên tục trước khi về hưu. Giáo sư còn là hội viên Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Ðồng Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học, Ủy Ban Ðiển Chế Văn Tự của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Ở hải ngoại, ông từng là cộng tác viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Nam và Ðông Nam Á, Ðại Học Berkeley, California, Hoa Kỳ và Trung Tâm Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học, Pháp.

Giáo Sư Phạm Cao Dương là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu và sách giáo khoa về sử học ấn hành trước và sau năm 1975 ở trong nước lẫn hải ngoại, điển hình gồm những tác phẩm chính như: Thuc Trang cua Gioi Nong Dan Viet Nam duoi Thoi Phap Thuoc. Saigon, Khai Tri, 1967. Thuong Co Su Tay Phuong, Tap I, Tay A va Ai Cap. Saigon, Trinh Bay, 1967. Phi Chau Da Ðen. Saigon, Trinh Bay, 1968; tai ban lan thu nhat, 1969. Ban Dao An Do tu Khoi Thuy den Ðau The Ky XVI. Saigon, Lua Thieng, 1970. Ban Dao An Do Tu Dau The Ky XVI den Nam 1857. Saigon, Lua Thieng, 1971. Nhap Mon Lich Su Cac Nen Van Minh The Gioi, Tap I: Van Minh Tay Phuong; Tap II: Van Minh Phi Chau Da Den va The Gioi Hoi Giao;Tap III: Co An Do. Saigon, Nhom Nghien Cuu Su Dia, Tu Sach Pho Thong Su Hoc, 1971-1974. Lich Su Hoa Ky Gian Yeu, Tap I, viet chung voi Tran Thi Khanh Van. Berkeley, California, Bay Area Bilingual Studies, 1978. Vietnamese Peasants under French Domination , 1861-1945. Lanham, MD and London, University Press of America and Center for South and Southeast Asia Studies, University of California, Berkeley, 1985. Lich Su Dan Toc Viet Nam, QuyenI: Thoi Ky Lap Quoc. Fountain Valley, CA, Truyen Thong Viet, 1987. Muốn biết thêm chi tiết xin vào http://www.nhatbaovanhoa.com/p139a5283/tien-si-su-gia-pha m-cao-duong-va-sach-moi-bao-da i-tran-trong-kim-va-de-quoc-vi et-nam;

Và mua sách, xin vào: https://www.amazon.com/Bao-Dai-Trong-Truoc-Vietnamese/dp/069 2848568/ref=cm_sw_em_r_dp_w_da _VonSyb9CVNQYY_lm;

Hai ý kiến tiêu biểu khi đọc cuốn sách mới này:

“Xin chúc mừng Giáo Sư Phạm Cao Dương vừa hoàn thành một tác phẩm mới, “Bảo Ðại-Trần trọng Kim và Ðế quốc Việt Nam.” Ở tuổi 80, GS Phạm Cao Dương vẫn làm việc nghiên cứu… viết lách không ngừng nghỉ. Thật là một gương sáng cho những học trò cũ. Viết gần 800 trang cho một giai đoạn lịch sử khá ngắn, chỉ từ 9/3 đến 30/8/1945, ắt hẳn tác phẩm đã được soạn thảo rất công phu và sẽ bao gồm rất nhiều sự kiện chưa từng được phổ biến. Tác giả đã giới thiệu với các bạn trẻ giai đoạn lịch sử này như “một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam.” Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm nghiên cứu mới của GS Phạm Cao Dương, vị thầy cũ của tôi tại ÐHSP Sài Gòn, tới các thân hữu.” Vũ Công Hiển: [email protected]

“…Thật kính phục Thầy: Thầy đã vượt qua mọi trở ngại về sức khỏe, tuổi tác để hoàn thành một công cuộc nghiên cứu sử thật quan trọng trong lịch sử hiện đại của nước ta. Công trình nghiên cứu này trả lời cho những người cộng sản, những kẻ bóp méo và bôi nhọ lịch sử nước nhà. Mọi người có đủ chứng cớ để tin tưởng vào những sự thực lịch sử của đất nước mình.

Học trò của Thầy kính cẩn trước tấm lòng của sử gia chân chính, của người Việt yêu nước, của nhà giáo tận tụy vì học sinh thân yêu. Thầy là tấm gương để học trò noi theo, dù học trò cũng đang trong tuổi về chiều… Học trò của Thầy cũng như mọi người dân Việt rất hân hoan đón chờ công trình của Thầy cho đất nước, cho văn hóa dân tộc, để cho người Việt cũng như thế giới biết lịch sử đích thực của người Việt Nam, không phải thứ hổ lốn xào xáo theo quan điểm ngoại lai, đầy thù hằn và sắt máu. Kính.” Trần Thế Ðức: [email protected]

Mời độc giả xem Điểm tin buổi sáng Thứ Ba, ngày 14 tháng 3 năm 2017

MỚI CẬP NHẬT