Việt Nam-Nhật Bản đối thoại quốc phòng lần đầu tiên

 


Tìm giải pháp đối phó với tranh chấp biển Ðông


 


HÀ NỘI (NV)Việt Nam và Nhật Bản vừa mở cuộc đối thoại quốc phòng lần đầu tiên tại Hà Nội ở cấp thứ trưởng vào hôm Thứ Hai 26 tháng 11 năm 2012.







Thủy thủ Nhật Bản diễn hành đi bên cạnh chiến hạm của họ trong một cuộc thăm viếng ở nước ngoài. (Hình: AP)


Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) cho hay, thứ trưởng quốc phòng Nhật Bản, ông Hironori Kanazawa dẫn đầu một phái đoàn đến Việt Nam họp với thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.


Nội dung cuộc họp được TTXVN tường thuật là để “cùng trao đổi tình hình thế giới và khu vực” và nhằm “tăng cường thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương trên các lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, rà phá bom, mìn, y học hải quân, hợp tác giữa các viện nghiên cứu và đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống…”


Bản tin nói rằng hai bên “Ðạt được nhận thức chung trong việc hai bên tích cực tham gia, tham vấn, ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương ADMM+, ARF, giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng con đường hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; tích cực xây dựng lộ trình, cơ chế đối thoại, phương thức triển khai các sáng kiến, lĩnh vực hợp tác, trao đổi quốc phòng song phương mà bộ trưởng Bộ Quốc Phòng hai nước đã ký vào tháng 10 năm 2011, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản”.


Hơi khác với TTXVN, bản tin của tờ Quân Ðội Nhân Dân cho biết “Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Hironori Kanazawa cũng đã trao đổi các vấn đề khu vực Ðông Nam Á và Ðông Bắc Á, trong đó đề cập đến việc các nước lớn đang can dự mạnh mẽ vào khu vực Ðông Nam Á. Hai bên đều cho rằng sự can dự tích cực sẽ tạo điều kiện tốt hơn để Ðông Nam Á phát triển. Tuy nhiên, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh việc can dự trước hết phải đem lại ổn định cho khu vực và muốn duy trì được hòa bình, ổn định để phát triển thì mỗi quốc gia nói chung phải giữ cho được độc lập tự chủ và ASEAN nói riêng phải đoàn kết, hạn chế các tác động tiêu cực từ bên ngoài làm chia rẽ nội bộ và cần giữ vững vai trò trung tâm trong các cơ chế hợp tác khu vực.”







Tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) và ông Hironori Kanazawa. (Hình: QÐND)


Ðoạn tin vừa kể có vẻ ngụ ý đả kích chủ trương của Bắc Kinh dùng ảnh hưởng kinh tế và áp lực chính trị để chen vào gây chia rẽ khối ASEAN trong việc tìm giải pháp đối phó với tranh chấp biển Ðông.


Ðoạn tin cũng hàm ngụ Việt Nam và Nhật Bản đồng tình với chủ trương quốc tế hóa các cuộc đàm phán nhưng không dám nói thẳng.


Hồi đầu tháng 9 vừa qua, Tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu quân đội Trung Quốc đến Hà Nội đối thoại quốc phòng Việt-Trung lần thứ ba. TTXVN tường thuật cuộc họp nói hai bên “lấy đại cuộc làm trọng” để “trao đổi thẳng thắn” các vấn đề gồm cả những vấn đề “còn tồn đọng” giữa hai nước.


TTXVN cho hay, dịp này Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với Tướng Mã Hiểu Thiên rằng giải quyết các bất đồng trên biển là vấn đề “đại sự” trong mốt quan hệ hai nước. Còn Tướng Thiên nói “Trung Quốc muốn giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình mà không sử dụng võ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực”.


Những lời nói của ông tướng này tương phản hoàn toàn với những lời đe dọa sắt máu của tướng lãnh và các nhà bình luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, con đẻ của Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh.


Tuần qua kéo dài tới nay, dư luận ở Việt Nam và nhiều nước trong khu vực đang phẫn nộ về việc Trung Quốc phổ biến Hộ Chiếu có in hình “Lưỡi bò” liếm gần hết vùng biển Ðông, bao gồm các vùng biển đảo mà Việt Nam và Philippines xác nhận chủ quyền. Ðiều này chứng minh những gì Bắc Kinh nói và làm liên quan tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng, thường không đi đôi với nhau.


Hồi tuần trước, Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cầm đầu một phái đoàn sang Singapore dự cuộc đối thoại quốc phòng giữa hai nước.


Tháng trước, ngày 22 tháng 10 năm 2012, ông Kanazawa đã đối thoại quốc phòng với thứ trưởng quốc phòng Ấn Ðộ ở Tokyo, Nhật Bản.


Những năm gần đây, Việt Nam đã mở nhiều cuộc đối thoại quốc phòng song phương với một số nước bên ngoài ASEAN.


Nhật Bản là quốc gia cấp tín dụng phát triển nhiều nhất cho Việt Nam những năm gần đây. Mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2011 là 20.3 tỉ USD trong đó Việt Nam xuất cảng một số lượng hàng hóa khoảng 10.3 tỉ USD. (T.N.)

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Thương Mại Đó Đây

Sanh con bằng phương pháp thụ thai nhân tạo tại Life IVF Center, tỷ lệ thành công cao, chi phí phải chăng

Life IVF Center điều trị cho bệnh nhân với giá cả phải chăng, để ước…

1 hour ago
  • Phụ Nữ

3 lầm tưởng về mãn kinh liên quan đến việc tăng cân

Phụ nữ trong độ tuổi trung niên sẽ dần đối diện với thời kỳ mãn…

2 hours ago
  • Giải Trí

4 bộ phim Netflix làm rung động trái tim người xem

Bốn bộ phim dưới đây do chính Netflix sản xuất chắc chắn sẽ khiến cảm…

4 hours ago
  • Xe Hơi

Thị trường xe điện thế giới vẫn tăng trưởng mạnh trong năm 2024

Bất chấp những khó khăn ngắn hạn ở một số thị trường, mức tăng trưởng…

5 hours ago
  • NHÀ ĐẤT

Mua nhà mới xây có thể đối mặt bất ngờ với thuế địa ốc

Thuế địa ốc là vấn đề phổ biến nhất, gây ngạc nhiên cho 33% chủ…

7 hours ago
  • Hoa Kỳ

Thay vì tìm cách trục xuất tình nhân cũ về nước, luật sư thuê FBI chìm thủ tiêu luôn

Một luật sư giàu có bị kết án tại phòng xử án ở San Francisco…

7 hours ago

This website uses cookies.