Thursday, April 25, 2024

Ông Bùi Hiền hoàn thiện tiếng Việt ‘hoàn chỉnh nhất’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau khi công bố cải tiến chữ viết tiếng Việt phần phụ âm đã bị dư luận phản ứng dữ dội, mới đây, Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ Bùi Hiền lại công bố công trình cải tiến chữ quốc ngữ của mình từ “Tiếq Việt” hoàn thiện thành “Tiếw Việt.”

Ban đầu, ông Bùi Hiền, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, cho biết sẽ chính thức công bố với giới ngôn ngữ học tại hội nghị khoa học vào Tháng Ba, 2018. Thế nhưng ngày 26 Tháng Mười Hai, ông Hiền đã công bố toàn văn nghiên cứu này, với những phần cải tiến phụ âm mà trước đó bị dư luận “ném đá” dữ dội.

Nói với báo Thanh Niên, ông Hiền cho biết: “Sau khi báo chí đăng phần cải tiến phụ âm, tôi nhận được rất nhiều phản ứng gay gắt, thậm chí xúc phạm, thóa mạ. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người gửi mail, tin nhắn động viên tôi. Tôi vẫn kiên định với công trình của mình, vì những gì tôi nghiên cứu sẽ giúp cho tiếng Việt trở nên hoàn chỉnh nhất. Theo đó, mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt, không còn tình trạng nhầm lẫn khi viết, khó khi học.”

Theo ông Hiền, cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm cho tiếng Hà Nội, chứ không tác động vào hệ thống âm vị làm tiếng nói khác đi, dẫn đến ý nghĩa khác đi.

Cụ thể, ở công trình hoàn thiện này, những phần cải tiến phụ âm mà trước đó công bố được thay đổi. Ví dụ, lúc trước thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái gồm: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R=R; S = S, X; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r (vì âm “nhờ” (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt) thì lần này, chỉ có sáu chữ cái được thay đổi: C (chờ) = ch, tr; K(cờ) = k, c, q; Q (thờ) = th; W(ngờ) = ng, ngh; X (khờ) = kh; Z (dờ) = d, gi, r. Chẳng hạn, viết là “cính tả” thì vẫn đọc như trước là “chính tả,” “xô xan” thì đọc là “khô khan”…

Về phần nguyên âm, để tuân thủ triệt để nguyên tắc “1 âm – 1 chữ, 1 chữ – 1 âm,” ông Hiền trả lại cho các âm ô, ơ, ê về đúng vị trí và chữ a được trở về đảm nhiệm biểu đạt một âm vị /a/ của mình như các chữ cái khác trong tiếng Việt.

Về chữ viết, ông Hiền cũng giữ nguyên dạng hệ thống chữ cái La Tinh, và chỉ tạo thêm một chữ cái mới để chỉ âm vị phụ âm “nhờ” mà trong bảng chữ La Tinh không có.

Ông Hiền cho rằng, nếu quan sát kỹ bảng nguyên âm hiện thời và phân tích tỉ mỉ, sẽ thấy có mấy hiện tượng như tất cả các nguyên âm đều tạo thành những cặp đôi dài >< ngắn, nên trong chính tả hiện nay cách viết các nguyên âm ngắn không giống nhau và không thống nhất.

Do vậy “nạn mù chữ” sẽ được giải quyết triệt để chỉ trong vòng 1-2 ngày đối với những người đã biết chữ quốc ngữ hiện hành. Với học sinh lớp 1 và người dân tộc sẽ rút ngắn được thời gian “vỡ lòng” (biết đọc, biết viết) xuống ít nhất một nửa so với học chữ cũ.

“Chắc chắn không cần phải phát động phong trào ‘diệt dốt’ như xưa, mà chỉ cần hướng dẫn từ từ trên báo chí bảng chuyển đổi chữ cái, rồi tổ chức trò chơi, đố vui trong nhà trường, câu lạc bộ… cũng đủ để mọi người nhận biết và quen dần với cách đọc viết cải tiến một cách nhẹ nhàng, thoải mái,” ông Hiền tự tin nhận định.

Tuy nhiên, ông Hiền cho rằng đây là nghiên cứu, đề nghị khoa học cá nhân mà ông đã mất 40 năm nghiên cứu. “Ở một thời điểm nào đó, nếu thấy đây là đề nghị hợp lý, nhà nước có thể xem xét sử dụng hay không,” ông nói.

Một ví dụ về cải tiến tiếng Việt của ông Bùi Hiền: “Tổw Bí qư dánh zá, năm 2017, Dảw bộ Kuân dội dã ciển xai Wị kuyết kuổ Kuân ủy và hoàn qành kák mục tiêu, nhiệm vụ dề za.” Nghĩa là: “Tổng Bí thư đánh giá, năm 2017, Đảng bộ Quân đội đã triển khai Nghị quyết của Quân ủy và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.” (Tr.N)

Hơn 200,000 cử nhân và có trình độ cao hơn thất nghiệp ở Việt Nam

MỚI CẬP NHẬT